Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển thị trường thẻ quốc tế eximbank từ nay đến 2015 (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ QUỐC TẾ

3.4. Các giải pháp

3.4.5.2. Phát triển nguồn nhân lực

Hoạt động lĩnh vực kinh doanh thẻ mặc dù cũng là một trong các hoạt động lĩnh vực Ngân hàng nhưng do lĩnh vực này chỉ vừa mới du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây, do đó nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh thẻ là

điều kiện rất quan trọng mà các Ngân hàng khi tham gia thị trường thẻ phải phát

triển ưu tiên nhất. Thực trạng hiện nay của lực l ượng lao động tại Eximbank tuy là có kinh nghiệm về lĩnh vực thẻ nhưng tỷ trọng còn thấp và thường xuyên thay đổi, số lượng các nhân viên mới ngày càng nhiều nên vẫn còn hạn chế về trình độ kỹ

thuật và chuyên mơn nghiệp vụ. Vì vậy, để có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của công việc, Eximbank cần thực hiện các biện pháp sau:

 Trước hết, nguồn nhân sự cần phải đ ược đào tạo bài bản trong nước cũng như phải được tập huấn thường xuyênở nước ngoài tại các tổ chức phát hành

thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, American Express… Hiện nay các tổ chức phát hành thẻ quốc tế cũng thường xuyên mở các khóa đào tạo nguồn nhân lực cho các thành viên phát hành thẻ của mình như Visa có thành lập trường

Visa School tại Thái Lan dành cho các thành viên thuộc khu vực Châu Á -

Thái Bình Dương và hầu hết các tổ chức phát hành thẻ trên thế giới đều có những chương trình đào tạo liên tục trên mạng Internet của mình để qua đó,

các thành viên có thể truy cập, tải về những ch ương trình, sách vở để nghiên cứu và học tập. Mạnh dạn đào tạo, bổ sung, cập nhật đầy đủ kiến thức về hoạt động thẻ cho các nhân viên sẽ tạo cho Eximbank vị thế cạnh tranh trên

thị trường thẻ quốc tế và với nguồn nhân lực có trình độ cao cũng sẽ cống

hiến cho sự phát triển chung của thị tr ường thẻ quốc tế tại Việt Nam. Nâng cao trìnhđộ quản lý, trìnhđộ chun mơn, trìnhđộ tay nghề của tồn thể cán bộ công nhân viên nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ thẻ.

 Thứ hai, đào tạo một đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực thẻ quốc tế. Lĩnh vực thẻ quốc tế còn khá mới mẻ đối với một số ngân hàng, vì vậy việc đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực thẻ quốc tế là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay và trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Do đó, Eximbank phải có chiến lược về con người một cách cụ thể, cần phải chọn lọc các nhân viên có trình độ ngoại ngữ, nghiệp

vụ về công nghệ thông tin đi tu nghiệp tại n ước ngồi. Đây có thể là giải pháp khá tốn kém về chi phí đầu t ư ban đầu nhưng là giải pháp tối ưu nhất giúp cho Eximbank có thể phát triển thị trường thẻ một cách bài bản, khoa học tránh tình trạng phát triển tự phát, manh mún nh ư hiện nay.

 Ngoài ra, Eximbank nên tổ chức các cuộc hội thảo về thẻ cho các CN/SGD hiểu rõ về lợi ích kinh doanh thẻ. Tổ chức đào tạo chi nhánh về nghiệp vụ thẻ, khi chi nhánh hiểu rõ về sản phẩm thẻ thì việc phát hành thẻ tại chi nhánh cũng thuận lợi hơn.

3.4.5.3. Xây dựng hệ thống tính điểm để mở rộng cấp tín dụng tín chấp thơngqua thẻquốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển thị trường thẻ quốc tế eximbank từ nay đến 2015 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)