Trên thế giới, mơ hình tập đồn TC - NH đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, ở nước ta vì nhiều hạn chế, chủ yếu là từ nguồn vốn và hệ thống pháp lý, việc đưa các ngân hàng trở thành tập đồn đầu tư tài chính vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập. Chỉ đến khi Thủ
tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo Incombank (bây giờ là Vietinbank) xây dựng đề án thí điểm để hình thành tập đoàn TC - NH, dường như người ta mới nhìn nhận vấn đề này rõ ràng hơn. Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng quốc doanh lớn như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) hay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) khi trình Chính phủ đề án thực hiện cổ phần hóa, họ cũng đều đưa ra mục tiêu cụ thể về hướng trở thành tập đồn TC - NH. Xét về khía cạnh phát triển đầu tư tài chính, đây là bước đi tất yếu của các ngân hàng sau cổ phần hoá, nhất là ở giai đoạn hội nhập chung của đất nước.
Theo cơng văn thơng báo của Văn phịng Chính phủ ra ngày 17/9/2007, Thủ tướng chỉ đạo Vietinbank xây dựng đề án thí điểm hình thành Tập đồn tài chính ngân hàng Cơng thương Việt Nam, trình Thủ tướng trong tháng 10 tới để xem xét, quyết định.
Theo quyết định 1354/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa ngân hàng Cơng thương Việt Nam trong
đó yêu cầu Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chủ
trì, triển khai xây dựng và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thành Tập đồn tài chính Ngân hàng Cơng thương Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.
Như vậy, về chủ trương chính sách của Nhà Nước đối với việc hình thành và phát triển các tập đoàn TC – NH đã xuất hiện từ năm 2007 đến nay. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể hình thành các tập đoàn TC – NH trong thời gian tới.
2.1.2. Quá trình xây dựng, phát triển và hoạt động của tập đồn tài chính - ngân hàng tại Việt Nam
Trước khi Vietinbank được phép thí điểm mơ hình tập đồn TC - NH, Thủ
tướng Chính phủ cũng đã cho phép Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam trở thành tập đồn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt sau cổ phần hoá. Đáng chú ý, thời gian này, Chính
phủ cũng đã có những văn bản liên quan cho phép việc hình thành các tập đồn TC - NH. Nó khơng chỉ khuyến khích giới ngân hàng tự thân vận động để phát triển theo
hướng chuyên nghiệp, mà cịn là động lực giúp thị trường có thêm sức mạnh để hội
nhập.
Những năm gần đây, ngành ngân hàng cũng đã có những động thái chuẩn bị ấn tượng cho cái vỏ lớn hơn qua các hoạt động phi ngân hàng rất hiệu quả. Với sự nhanh nhạy và khả năng thích ứng cao, giới ngân hàng đã làm rất tốt việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác, qua đó thu về những khoản lợi nhuận ấn tượng. Có thể kể đến lần nhập cuộc đáng chú ý của Vietcombank và BIDV, với vai trò là chủ đầu tư xây dựng tuyến đường siêu cao tốc từ cầu Thanh Trì (Hà Nội) đến cầu Đình Vũ (Hải Phịng) vào tháng 6/2007. Rồi mới đây là cú bắt tay ngoạn mục của BIDV cùng 4 đại gia Vietnam Airlines, Vinashin, Vietnam Petro và Tổng công ty Phong Phú, để đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh mua và cho thuê máy bay, đầu tư bất động sản, hợp tác mở rộng thị trường, đầu tư tài chính quốc tế... có thể thấy các hạng mục phi ngân hàng đang ngày được mở rộng bởi giới nhà băng Việt. Điều này có thể xem là bước chuẩn bị đáng kể để ngành ngân hàng sẵn sàng bước vào một mơ hình mới, ấn tượng và quy mơ
hơn.
Trở thành Tập đồn TC – NH là một xu hướng hấp dẫn, nhưng khơng có nghĩa là bất cứ ngân hàng nào cũng dễ dàng đạt được nó. Bên cạnh tiềm lực tài chính khổng
lồ, các ngân hàng cũng phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về tổ chức, cơ cấu
hoạt động, nhân sự theo tiêu chuẩn quốc tế. Cổ phần hố chính là phương thức hiệu quả nhất để tăng tiềm lực tài chính cho các ngân hàng. Nhưng để xây dựng được một nền tảng tài chính vững chắc cho mơ hình tập đồn mới, các ngân hàng còn cần sự trợ giúp của hệ thống pháp luật, những tác động từ Nhà nước...
Trong quá trình tiến tới cổ phần hoá, các ngân hàng thương mại sẽ phải cố gắng hồn thiện mình, đầu tư hiện đại hố cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Ở khía cạnh này, việc cho phép tăng lượng đầu tư từ các tổ chức tín dụng có tiềm lực tài chính
mạnh nước ngồi cũng là hình thức hiệu quả. Ngoài ra, việc thiết lập cơ chế giám sát, quản lý hữu hiệu cũng sẽ rất quan trọng, nhằm tránh việc thành lập tập đoàn trở thành phong trào. Đây sẽ là xu thế rất khó lường, trong bối cảnh đa số các tập đoàn kinh tế
lớn, các ngân hàng lớn của ta hiện nay đều thuộc Nhà nước.