Vietinbank chưa thành lập Ban Quản lý rủi ro (RMC) và Ban Quản trị tài sản nợ và tài sản có (ALCO), nên trước mắt nghiệp vụ quản lý rủi ro vẫn do bộ phận khác đảm trách. Tuy nhiên những tồn tại trong khâu quản lý rủi ro của Vietinbank vẫn chưa được khắc phục chủ yếu ở hai mảng quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp.
Đối với quản lý rủi ro tín dụng, mặc dù hiện nay Vietinbank VN đã triển khai nhiều
quy trình, quy chế về quản trị rủi ro tín dụng như Sổ tay tín dụng, quy chế cho vay tiêu dùng, cho vay các thành phần kinh tế khác v.v. nhưng hiện Vietinbank chưa có một khn khổ chung cho quản lý rủi ro tín dụng. Mặt khác nhân sự chuyên sâu về quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống thơng tin khách hàng, ứng dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc lượng hóa các chỉ tiêu rủi ro cũng là thách thức lớn đối với
Vietinbank VN. Do đó Vietinbank hiểu được tầm quan trọng và đang nỗ lực thực hiện các chương trình đào tạo nhằm nâng cao sự nhận biết rủi ro tín dụng tồn hệ thống.
Đối với việc quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Vietinbank chưa có mơ hình
quản lý rủi ro được áp dụng để xác định mức độ rủi ro và mức độ rủi ro có thể chấp
nhận được đối với ngân hàng, chưa có kế hoạch chính thức về dự phịng rủi ro thanh
khoản cũng như đánh giá rủi ro trong phạm vi toàn ngân hàng hoặc ở cấp các đơn vị kinh doanh.
Do vậy, việc quản lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý cịn thiếu tính
đồng bộ, chặt chẽ và chưa tuân thủ đúng chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro, có thể
gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của Vietinbank. Hạn chế này cũng là hạn chế phổ biến tại các ngân hàng thương mại. Hạn chế này vừa là khó khăn vừa là điểm yếu mà Vietinbank cần khắc phục trong tương lai để đảm bảo hoạt động của Vietinbank được
an toàn hơn và nâng cao khả năng sinh lời. Khó khăn về cơ chế hoạt động
Bên cạnh những tồn tại liên quan đến quản lý rủi ro, Vietinbank cịn gặp những khó khăn trong cơ chế hoạt động. Là một doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa trong đó Nhà nước chiếm trên 80% vốn điều lệ nên trong suốt quá trình hoạt động Vietinbank phải luôn tuân thủ các quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước
đã cổ phần hóa như chính sách lương thưởng, phúc lợi, định mức lao động, quản lý
nhân sự, kế hoạch lợi nhuận, công tác tiếp thị, phát triển khách hàng v.v. Điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh phần nào kém linh hoạt và không phát huy hết yếu tố nguồn lực con người trong quá trình hoạt động.
Hoạt động trong cơ chế này, Vietinbank đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp
nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống và thu nhập của người lao động trong thời gian qua (theo BCTC kiểm toán năm 2007 của Vietinbank, thu nhập bình quân năm 2007 là 6,979 triệu/người/ tháng – mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của khối ngân hàng, tài chính).
Khó khăn do sự chuyển dịch nguồn lao động
Thời gian qua, việc dịch chuyển các nguồn lực lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán diễn ra rất phổ biến. Nguồn nhân lực của Vietinbank cũng khơng nằm ngồi sự chuyển dịch này. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, thị trường dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khốn đang phát triển với tốc độ cao, yêu cầu về việc mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển mạng lưới là yêu cầu cấp bách trong xu thế mở cửa và hội nhập dẫn đến nhu cầu về lao động đối với những lĩnh vực này tăng cao. Việc tuyển mới nhân sự
sẽ không hiệu quả bằng việc thu hút các nhân sự có chất lượng cao tại các đơn vị khác trong cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực. Thứ hai, bản thân người lao động có chất lượng cao luôn nhận được sự quan tâm và thu hút của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngồi, tổ chức tài chính khác với các chính sách, chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Điều này đã dẫn đến việc một bộ phận nhân sự có trình độ, kinh nghiệm chuyển
sang làm việc ở nơi khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
Vietinbank.
Khó khăn do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trên thị trường tài chính – ngân hàng hiện nay có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 42 chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, 54 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, 13 cơng ty cho th tài chính và 17 cơng ty tài chính.
Trước đây với lợi thế về vốn, tài sản và mạng lưới hoạt động, các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) đóng vai trị tạo lập sân chơi. Trong vài năm trở lại đây các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đã đạt được mức tăng trưởng vượt trội về
vốn, quy mô hoạt động. Các ngân hàng này liên tục mở rộng mạng lưới các chi nhánh và các văn phòng đại diện. Hiện nay, thị phần đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa khối NHTMNN và khối NHTMCP. Thị phần cho vay năm 2000 của khối NHTMNN chiếm 77% nhưng năm 2006 con số này đã giảm xuống còn 55%. Thị phần cho vay năm 2000 của khối NHTMCP là 9% thì năm 2006 con số này đã tăng lên 29%. Thị phần huy
động năm 2000 của khối NHTMNN đạt 77% nhưng năm 2006 thì chỉ còn 59%. Con số
này đối với NHTMCP tăng từ 11% năm 2000 lên 30% năm 2006.
Bên cạnh sự lớn mạnh của hệ thống các NHTMCP, hoạt động của các ngân
hàng nước ngoài đang ngày càng được mở rộng. Theo cam kết hội nhập, từ 01/04/2007 Việt Nam cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hoạt động và thực hiện hầu hết các nghiệp vụ như một ngân hàng nội địa – hiện đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi được cấp phép thành lập là Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải và Ngân hàng Standard Chartered Bank và ngân hàng ANZ, Ngân hàng Hông Leong Việt Nam, Ngân hàng Shinhan Việt Nam.
Diễn biến bất lợi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới
Những diễn biễn trái chiều của nền kinh tế Việt Nam và thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng.
Sau một năm 2007 tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô lẫn lợi nhuận, trong năm 2008 các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng liên tiếp. Đầu tiên là
nguy cơ lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt tiền tệ vào quý 2 và 3. Tiếp theo là
ảnh hưởng của đà suy thoái kinh tế toàn ccầu và sự nới lỏng tiền tệ quá nhanh trong
quý 4. Hai đợt khủng hoảng này đều có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, tăng trưởng và
rủi ro hệ thống của các ngân hàng.
Cùng với sự biến động mạnh của thị trường tiền tệ là sự thay đổi lớn của cơ cấu nguồn vốn theo hướng kỳ hạn ngắn dần, luồng tiền vào ngân hàng bị tác động bởi nhiều yếu tố như lạm phát, suy giảm kinh tế, tỷ giá ngoại tệ, tâm lý... mang lại rủi ro thị trướng cho các tổ chức tín dụng Sự suy giảm liên tục của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong nước, ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều sức ép và khó khăn cho doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng.
Hạn chế về nguồn thu nhập
Tuy hoạt động đa năng, phát triển nhiều dịch vụ, sản phẩm mới nhưng nguồn thu
nhập chính của Vietinbank vẫn từ hoạt động tín dụng truyền thống. So với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, các sản phẩm bán lẻ của Vietinbank chưa thực sự phong phú, đa dạng, vì vậy chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cá nhân, thiếu tính liên kết với các sản phẩm dịch vụ khác để tạo ra các gói sản phẩm hàm chứa nhiều giá trị gia tăng. Đặc biệt, giá vàng và ngoại tệ cũng biến động không ngừng cùng với lãi suất là diễn biến tất yếu của kinh tế thị trường trong thời gian qua sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh. Tuy nhiên, hiện nay Vietinbank chưa chuẩn bị được nhiều cho việc cung ứng các sản phẩm này đến khách hàng (như các sản phẩm kỳ hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi và quyền chọn, v.v.).
Công tác tiếp thị, marketing bán hàng, tuyên truyền quảng cáo về nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung cịn nhiều tồn tại, chưa có sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Mặc dù công nghệ ngân hàng đã được đổi mới và hiện đại hóa nhưng vẫn chưa theo kịp các ngân hàng trong khu vực. Tính năng “Hệ thống ngân hàng lõi” cịn hạn chế (chương trình hiện đại hóa INCAS cần bổ sung nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu phân tích quản trị và điều hành), việc tổ chức triển khai đầu tư công nghệ đang trong quá trình hồn thiện để đáp ứng yêu cầu cấp bách của hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập.
Hệ thống kế tốn của Vietinbank cịn thiếu tính đồng bộ, hệ thống thanh tốn giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước chưa thống nhất, cần phải tiếp tục
đổi mới và hiện đại hóa.
Các hạn chế khác
Bên cạnh những khó khăn trên, Vietinbank còn gặp phải một số những hạn chế trong quá trình hoạt động như hạn chế liên quan đến việc tính giá vốn nội bộ, thiếu
cơng cụ để xác định chính xác mức độ sinh lời từng danh mục tài sản cũng như sản phẩm cụ thể để định hướng phát triển.
Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực còn một số bất cập như: chưa có sự trao đổi hợp lý giữa các phịng quản lý nguồn nhân lực tại Trụ sở chính với cán bộ nguồn nhân lực tại các chi nhánh; sự phối hợp chưa triệt để trong xử lý công việc giữa một số phịng ban, giữa Trụ sở chính và chi nhánh đôi lúc gây chậm trễ, ách tắc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; thiếu cán bộ, chuyên gia giỏi đảm nhiệm các nghiệp vụ mới và lĩnh vực
công nghệ cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Sau khi nêu lên thực trạng, các tiêu chí phát triển ngân hàng Cơng thương Việt Nam thành tập đồn tài chính – ngân hàng, đồng thời cũng đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong q trình phát triển thành tập đồn. Vì vậy, định hướng chiến lược và một
số giải pháp trong chương 3 sẽ góp phần hỗ trợ phát triển ngân hàng Công thương Việt Nam thành tập đồn tài chính – ngân hàng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐỒN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM.
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển tập đồn tài chính ngân hàng Cơng thương Việt Nam đến năm 2015