Phân tích hoạt động huy động vốn thời kỳ 2006-2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 37)

Phân loại nguồn (2008) Tổng nguồn vốn huy động (nghìn tỷ đồng)

“Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán 2006, 2007, 2008”

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của Vietinbank

a) Vay Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi có kỳ hạn và tiền vay từ các TCTD khác:

Chi tiết các khoản vay NHNNVN như sau:

Bảng 2.2: Vay NHNNVN

Vay từ NHNN để hỗ trợ các khoản nợ khoanh do tình trạng “treo” của các khoản nợ trước đây cấp cho các DNNN theo chỉ định của Chính Phủ. Các khoản vay

này khơng chịu lãi suất và có thời hạn 5 năm, có thể được gia hạn khi đáo hạn tùy thuộc vào tình hình thu nợ thực tế. Từ năm 2006 Vietinbank đã giải quyết xong các khoản nợ này.

Các khoản vay đặc biệt là các khoản vay từ NHNN nhằm hỗ trợ người dân bị thiên tai trong năm 1997 và 1999 theo hướng dẫn của Chính phủ. Các khoản vay này chịu lãi suất 0% đến 2,4%/năm.

Vay để cho vay lại nhằm giải quyết các khoản nợ của các DNNN là số tiền nhận

được từ NHNN, cho doanh nghiệp vay lại nhằm giải quyết các khoản nợ giữa các

DNNN theo chương trình thanh tốn nợ giữa các DNNN của Chính phủ. Các khoản vay này chịu lãi suất 0%/năm.

Vay bằng ngoại tệ để thực hiện Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống

Thanh toán là các khoản vay lại NHNN từ vốn vay World Bank để thanh toán cho nhà cung cấp Hệ thống CNTT của VIETINBANK. Các khoản vay này có thời hạn 20 năm

và chịu lãi suất từ 2,86% đến 3,89%/năm (lãi suất LIBOR 6 tháng + chênh lệch 1,5% + phí dịch vụ 0,2%).

Trong các khoản vay khác năm 2008 gồm: (i) tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước 665.686 triệu đồng và (ii) các khoản vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ như: vay thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng và vay hỗ trợ các DNNN.

Tiền gửi có kỳ hạn và tiền vay từ các TCTD khác: qua các năm 2006, 2007,

2008 lần lượt là 4.686.950 triệu VND, 4.165.622 triệu VND, 6.856.032 triệu VND chiếm 91%, 85%, 90% trong tổng nguồn từ vay Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi có kỳ hạn và tiền vay từ các TCTD khác.

b) Tiền gửi của khách hàng

Tính đến thời điểm 31/12/2008, tiền gửi của khách hàng là 121.634 tỷ đồng tăng 7,93% so với 112.693 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2007, trong đó có sự đóng góp lớn của tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn bằng cả VND và ngoại tệ.

Bảng 2.3: Tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất 55,6% tổng lượng tiền gửi. Đứng thứ 2 là tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 38,5% . Tỷ lệ tiền gửi bằng VND ngày càng tăng lên (đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn) do Vietinbank có chiến lược huy động tiền gửi bằng đồng nội tệ. Vietinbank là ngân hàng trong nhóm dẫn đầu về nguồn tiền gửi nội

tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển ngân hàng công thương việt nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng công thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)