Ngô là loại cây có các bộ phận rất thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Mức độ gây hại phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết, kỹ thuật canh tác, phân bón, chế độ chăm sóc.
Sâu bệnh là một trong những yếu tố hạn chế năng suất ngô. Vì vậy, đây là một trong những chỉ tiêu giúp đánh giá được tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng từ đó có những biện pháp thích hợp để phòng trừ.
Có rất nhiều sâu bệnh hại ngô, nhưng trong khi tiến hành thí nghiệm tôi chỉ theo dõi một số sâu, bệnh hại ngô chính: xâu xám, xâu đục thân, sâu đục bắp, bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm lá nhỏ.
Bảng 4.6. Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm.
Chỉ tiêu
CT
Sâu hại Bệnh hại
Sâu xám (%) Sâu đục thân (%) Sâu đục bắp (%) Bệnh đốm lá lớn (%) Bệnh đốm lá nhỏ (%) I 11.67 20.83 20.83 3 3 II 11.67 19.17 18.33 3 2 III 13.33 20.00 18.33 2 2 IV 12.50 19.17 18.33 2 1
Về tình hình sâu hại: Theo dỏi 3 loại sâu phổ biến:
• Sâu xám (Agrotis upsilon. Rott): Là loại sâu ăn tạp phân bố rộng ở tất cả các vùng trồng ngô. Thường xuất hiện khi cây còn nhỏ, ở giai đọan 3 - 4 lá. Ở ngô sâu xám thường cắn phá các lá non, hoặc cắn đứt ngang gốc khi ngô còn nhỏ. Sâu phá hại mạnh vào ban đêm, vào ban ngày sống dưới đất. Nếu sâu phá hại nhiều có thể làm khuyết cây ảnh hưởng đến năng suất.
Do khi trồng, ruộng thí nghiệm đã được vệ sinh sạch sẽ, bón vôi, cày bừa kỹ nên ít bị sâu xám phá hại. Đồng thời khi biết được thời điểm phá hại nên trong quá trình chăm sóc tôi đã tiến hành rải Basudin đồng thời bắt sâu bằng tay vào buổi chiều tối và trồng dặm những cây bị sâu cắn ngang để đảm bảo mật độ, nên mức độ gây hại của sâu xám là không lớn.
Qua theo dõi thấy tỷ lệ hại dao động trong khoảng 11.67% đến 13.33%. Công thức bị hại nặng nhất là công thức III (13.33%) và tỷ lệ gây hại ít nhất là công thức I, II.
• Sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guene): Sâu phá hại mạnh nhất vào thời kỳ từ bắt đầu trổ cờ đến trổ cờ. Sâu nằm trong thường nằm trong bẹ lá, ở đốt lá, làm cho cây không lớn được. Lúc ngô trổ cờ sâu thường đục vào cờ, làm cho cờ bị rỗng, dễ bị gãy khi có gió to, ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh thụ phấn, quá trình vận chuyển chất khô vào bắp làm giảm năng suất .
Vào giai đoạn bắt đầu trổ cờ tôi đã tiến hành phun thuốc Basudin để hạn chế sâu đục thân. Nên tình trạng phá hại của sâu đục thân cũng không nghiêm trọng. Dao động từ 19.17% đến 20.83%. Năng nhất là công thức I (20.83%) và nhẹ nhất là công thức II, IV (19.17%).
• Sâu đục bắp: Đây chính là đối tượng sâu hại chính hại trên bắp ngô trong thời kỳ chín sữa sáp làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất ngô. Đối với bắp, sâu thường cắn đứt râu ngô làm giảm hiệu quả của quá trình thụ phấn thụ tinh, cắn lá bi rồi đục vào hạt, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Ở các công thức thì tỷ lệ sâu phá hại dao động từ 18.33% - 20.83%. Nặng nhất là công thức I (20.83%) và ít bị hại là các công thức còn lại (18.33%).
- Về tình hình bệnh hại theo dõi 2 loại bệnh chính và xuất hiện nhiều ở ngô: Bệnh đốm lá lớn và bệnh đốm lá nhỏ. Sử dụng hình thức chấm điểm để biết được tình trạng phá hại của bệnh. Bị hại ít nhất được chấm 1 điểm, bị hại mạnh nhất chấm 5 điểm
• Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcium Pass): Xuất hiện cùng lúc với bệnh Đốm lá nhỏ và song song cùng tồn tại, làm giảm hiệu suất quang hợp. Là bệnh phát sinh ngay từ khi cây còn nhỏ nhưng bệnh đốm lá lớn xuất hiện lúc cây có 2 - 5 lá và chủ yếu tập trung xuất hiện nhiều từ lúc cây có 7 - 8 lá đến các giai đoạn về sau.
Hầu như các công thức đều xuất hiện bệnh đốm lá lớn, công thức III (14.81%), IV (12.32%) với tỷ lệ đó thì hai công thức này được chấm 2 điểm, là hai công thức xuất hiện đốm lá lớn ít nhất. Hai công thức còn lại đều được chấm 3 điểm nhưng tỷ lệ bị hại nhiều hơn là công thức IV với tỷ lệ 24.66% công thức III có tỷ lệ 20.97%.
• Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis Nisik ed Miyake): Bệnh hại chủ yếu ở phần phiến lá. Bệnh đốm lá nhỏ có thể xuất hiện sớm và phá hại từ khi cây còn nhỏ 3-4 lá đến chín. Đặc biệt khi cây có cờ trở đi. Bệnh xuất hiện từ các là già trước sau đó phát triển dần lên phía trên, làm cho cây sinh trưởng kém dần lá khô nhanh.
Qua theo dõi trên ruông thí nghiệm thì bệnh đốm lá nhỏ xuất hiện ít hơn bệnh đốm lá lớn. Công thức IV với lượng bón 80 kg K2O thì đốm lá nhỏ xuất hiện rất ít chỉ 5% (1 điểm) là công thức xuất hiện bệnh ít nhất. Còn với công thức I không bón kali thì tình hình bệnh đốm lá nhỏ xuất hiện nhiều nhất là 16.84%.
• Qua theo dõi chỉ tiêu bệnh hai ta thấy được thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh phát triển. Công thức I không bón kali thì hai bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ xuất hiện nhiều nhất. Như vậy yếu tố dinh dưỡng là rất cần thiết để hạn chế tình trạng bệnh phá hại.