Ngô là loại cây trồng cho năng suất sinh khối lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sự tăng trưởng của chiều cao cây phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, mật độ trồng, phân bón và một số biện pháp kỹ thuật khác.
Thân ngô có những đặc điểm có ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô, ngoài nhiệm vụ giúp cây đứng vững nó còn là chổ đóng bắp, dự trữ và vận chuyển dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó thân ngô còn có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là một đặc tính quan trọng để đánh giá tình trạng tốt xấu của giống. Thông qua đó để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp.
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá tốt hay xấu, khả năng cho năng suất cao hay thấp. Nghiên cứu tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ, cho phép xác định mức độ tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ. Trong các giai đoạn khác nhau thì mức độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.
Với cùng một giống như nhau nhưng nếu bón với liều lượng phân khác nhau thì ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau chiều cao cây cũng khác nhau. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của các mức kali khác nhau nhằm tìm ra và lựa chọn được liều lượng phân bón hợp lý, thích hợp cho từng thời kỳ xung yếu của cây ngô.
Qua nghiên cứu về ảnh hưởng của kali đối với tăng trưởng chiều cao cây thu được số liệu ở bảng sau.
Bảng 4.2. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi. (Đơn vị tính: cm) Chỉ Tiêu Công thức Sau mọc ... ngày 20 30 40 50 Chiều Cao cây (cm) Chiều Cao cây (cm) Tăng (cm/1 0 ngày) Chiều Cao cây (cm) Tăng (cm/10 ngày) Chiều Cao cây (cm) Tăng (cm/10 ngày) I 83.08 152.23 69.15 211.30 59.07 234.18 22.88 II 87.03 156.32 69.30 211.90 55.58 236.30 24.4 III 87.32 156.67 69.34 212.17 55.50 237.05 24.88 IV 88.59 158.04 69.45 212.25 54.20 238.60 26.35
• Thời kỳ theo dỏi 20 ngày sau mọc (tương ứng với ngô 6 - 9 lá): giai đoạn này bộ rể phát triển mạnh, các bộ phận trên mặt đất như thân, lá cũng phát triển mạnh, quang hợp của lá diễn ra tốt.
Thời kỳ này ngô mới trải qua thời kỳ khủng hoảng và đã được xới xáo vun gốc và bón thúc lần 1, nên cây sinh trưởng, phát triển khá thuận lợi. Chiều cao cây biến động từ 83.08 cm đến 88.59 cm.
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy được thời kỳ này với hàm lượng bón là 80 kg K2O/ha ở công thức IV thì chiều cao cây lớn nhất (88.59cm), còn thấp nhất (83.08 cm) là công thưc I 0 kg K2O/ha.
Do có quá trình bón thúc lần 1 nên chiều cao cây ở các công thức có sự biến động khác nhau. Ở các công thức với lượng N cố định 100 kg còn kali biến đổi ở mỗi công thức là không bón K2O (công thức I) 40 kg K2O/ha (công thức II) 60 kg K2O/ha (công thức III) 80 kg K2O/ha (công thức IV) thì chiều cao cây cũng tăng lên khi hàm lượng kali tăng.
• Thời kỳ sau mọc 30 ngày (tương ứng với cây ngô 10-12lá): Giai đoạn này bộ rễ phát triển hoàn chỉnh, bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh các lóng đốt tiếp tục vươn dài ra, bộ lá quang hợp mạnh. Trong thời kỳ này nhu cầu về phân bón của ngô tăng lên rất nhanh. Ở giai đoạn này chiều cao cây biến động từ 152.23 cm đến 158.04 cm. Giai đoạn này cây ngô đã được bón thúc lần 2 nên có sự biến đổi về chiều cao cây ở các công thức.
Nhìn vào bảng ta thấy tăng hàm lượng kali nhưng giữ nguyên hàm lượng đạm thì chiều cao cây vẫn tăng lên, cao nhất (158.04 cm) là công thức IV với lượng bón là 80 kg K2O/ha, còn thấp nhất (152.23 cm) là công thức I 0 kg K2O/ha. Công thức II và III có sự chênh lệch chiều cao cây không đáng kể (156.32cm công thức II và 156.67cm công thức III) điều này có thể nói với lượng bón 40, 60 kg K2O thì sự chênh lệch về chiều cao cây không đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng tăng dần khi ta tăng liều lượng kali thấp nhất là 69.15 cm/10 ngày (công thức I) và cao nhất 69.45 cm/10 ngày (công thức IV).
Qua 30 ngày sau mọc ta thấy được rõ bón với liều lượng 80 kg K2O/ha thì chiều cao cây cao nhất và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng lớn nhất.
• Thời kỳ sau mọc 40 ngày (tương ứng với thời kỳ cây ngô xoắn ngọn): Lúc này các lóng vươn dài ra nhanh chiều cao cây gần đạt đến cực đại và dần đi vào ổn định, quá trình quang hợp tăng nhanh.
Giai đoạn này chiều cao cây biến động từ 211.30 cm (công thức I) đến 212.25cm (công thức IV) chiều cao cây ở giai đoạn này tiếp tục tăng khi lượng kali tăng lên. Sự chênh lệch chiều cao cây giữa các công thức không lớn lắm xấp xỉ nhau công thức I là 211.30cm, công thức II là 211.90cm, công thức III là 212.17cm và công thức IV 212.25cm, điều này chứng tỏ sự thay đổi của liều lượng kali không ảnh hưởng rõ đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở thời kỳ này so với thời kỳ 30 ngày sau mọc.
Tuy vậy sau 10 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn hơn nhiều so với các thời kỳ theo dõi trước đó. Liều lượng kali tăng thì tốc độ tăng trưởng chiều cao lại giảm. Ở đây công thức I có tốc độ tăng trưởng lớn nhất (59.07cm/10 ngày) và thấp nhất là công thức IV (54.2cm/10 ngày). Vậy ở giai đoạn này đã chứng tỏ với lượng bón ít kali hơn thì cây sinh trưởng nhanh hơn để kết thúc sớm thời kỳ phát triển thân, lá và bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực sớm hơn.
Qua 40 ngày sau mọc ta thấy được rõ bón với lượng 80 kg K2O/ha thì chiều cao cây cao nhất và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng lớn nhất.
• Thời kỳ sau mọc 50 ngày: Ở giai đoạn này chiều cao cây đã đạt cực đại, chất dinh dưỡng của cây được tập trung nuôi bông cờ và bắp. Bộ rễ lúc này đã phát triển hoàn thiện, rễ chân kiềng đã ăn sâu giúp cây đứng vững và tăng khả năng chống đổ, chiều cao cây đã hoàn thiện, còn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm so với 40 ngày sau khi mọc. Chiều cao trong giai đoạn này dao động từ 234.18 cm (công thức I) đến 238.6cm (công thức IV).
Điều đó chứng tỏ cũng giống như thời kỳ 30 ngày và 40 ngày sau mọc sự biến động của kiều lượng Kali ở các công thức không ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng chiều cao cây so với thời kỳ 30 - 40 ngày sau mọc. Hàm lượng kali tăng thì chiều cao cây tăng.
Nhưng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giai đoạn này giảm hơn so với 40 ngày sau mọc biến động từ 22.88 cm (công thức I) đến 26.35 cm (công thức IV). Với kết quả này ta thấy được rằng nếu tăng lượng kali thì tốc độ tăng trưởng về chiều cao trong 10 ngày của các công thức đều tăng dần lên.
Qua 40 ngày sau mọc với lượng 80 kg K2O/ha thì chiều cao cây cao nhất và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng lớn nhất.
Biểu đồ 1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
Từ biểu đồ trên ta thấy: Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở giai đoạn 20 - 30 ngày sau mọc tăng nhanh, giai đoạn 30 - 40 ngày tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm hơn giai đoạn 20 - 30 ngày, sau đó giảm dần và chiều cao đạt cực đạt ở 50 ngày sau mọc (sau trổ cờ, tung phấn). Nhìn chung, các công thức có lượng kali ở mức độ cao thì có chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao mạnh hơn các công thức còn lại bón ít kali hơn. Điều đó chứng tỏ kali có ảnh hưởng đáng kể đến chiều cao cây.