VỀ KHẢ NĂNG CHỐNG ĐỔ CỦA CÂY

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp vn2 trong vụ xuân 2009 tại htx vỹ dạ - thành phố huế (Trang 46 - 47)

Khả năng chống đổ của cây trồng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, mật độ, phân bón, thời vụ… và các yếu tố nội tại như: đặc điểm của từng giống, chiều cao cây, vị trí đóng bắp, tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây, bộ rễ, đường kính lóng gốc…

Ở điều kiện thời tiết bình thường, khả năng chống đổ của cây ở các công thức rất cao, hầu như không có hiện tượng đổ rễ, đổ gãy. Nhưng trong giai đoạn thực hiện đề tài khi cây đang trong giai đoạn chín sữa trời mưa to, gió lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chống đổ của cây.

Qua quan sát tôi đã thu được kết quả về khả năng chống đổ của cây ở bảng sau:

Bảng 4.5. Khả năng chống đổ của cây ngô ở các công thức thí nghiệm.

Chỉ tiêu

Công thức Tỷ lệ đổ rễ (%) Tỷ lệ gãy thân (%)

I 50.83 7.50

II 46.67 3.33

III 50.00 3.33

IV 49.17 2.50

• Tỷ lệ đỗ rễ: Ở giai đoạn ngô đang chín sữa khi thân, lá phát triển mạnh, số lá và chiều cao cây đã đạt tối đa, khối lượng nặng nhưng rễ chân kiềng mới bắt đầu phát triển nên khả năng giữ cho cây đứng vững chưa cao, thì gặp thời

tiết mưa to, gió lớn. Mặt khác trước đó do trời năng to liên tục nhiều ngày nên chân đất khô, khi mưa lớn xuống đất trở nên mềm nhão. Vì vậy, tỷ lệ đổ rễ lúc này khá cao dao động từ 46.67 - 50.83%, trong đó cao nhất là công thức I và thấp nhất là công thức II.

Hiện tưởng đổ rể nhiều là ở các lần nhắc lại Ib, IIIa, IVc sở dĩ có điều này là vì các lần nhắc lại này nằm ở các ô phía sau của ruộng thí nghiệm, đây lại là vị trí hứng gió của ruộng, bên ngoài ruộng lại chỉ là ruộng ngô nông dân đang trong thời kỳ 3-4 lá nên khả năng chắn gió là không tốt nên khả năng đổ rễ là rất lớn. Vì thế làm tăng tỷ lệ đổ cho cả 3 công thức IV, III, I.

• Tỷ lệ gãy thân: Các công thức thí nghiệm nhận thấy hầu hết các công thức đều có dạng cây tương đối tốt, chiều cao cây vừa phải, tỷ lệ đóng bắp trên cây vào khoảng giữa thân cây nên tỷ lệ đỗ gãy là rất ít.

Tỷ lệ gãy thân này do khối lượng các bộ phận trên mặt đất rất nặng trong khi hệ thống rễ chân kiềng mới bắt đầu phát triển khả năng giữ vững chưa cao, lại gặp mưa to gió lớn.

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ gãy thân thường tập trung ở những cây phát triển dài, vóng, đường kính thân cây nhỏ, cây đã bị sâu đục thân…còn những cây to khoẻ, đường kính thân lớn thì ít bị gãy thân thường chỉ bị đổ rễ. Tỷ lệ gãy thân dao động từ 2.50 - 7.50%, tỷ lệ gãy cao nhất là công thức I (7.50%) và thấp nhất là công thức IV (2.5%). Chứng tỏ bón nhiều kali thì tỷ lệ đổ gãy đã hạn chế được rất nhiều.

• Trên ruộng cũng xuất hiện hiện tượng gãy ngang thân, phần gãy là những phần phía trên bắp nên ít ảnh hưởng đến số lượng bắp trên ruộng, nhiều nhất xuất hiện ở IIb.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp vn2 trong vụ xuân 2009 tại htx vỹ dạ - thành phố huế (Trang 46 - 47)