Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây là sự phát triển về số lá lúc cây đạt độ cao lớn nhất cũng là lúc đạt số lá tối đa. Lá là cơ quan tiến hành quang hợp và là nơi tích luỹ chất hữu cơ cho cây. Dựa vào số lá có thể phân biệt được giống ngắn ngày, trung bình hay dài ngày.
Tốc độ ra lá có ý nghĩa lớn trong việc tích lũy chất khô của các giống. Vì vậy nghiên cứu chỉ tiêu này có tác dụng lớn trong việc đánh giá sự sinh trưởng của các giống qua các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra nghiên cứu số là cơ sở sử dụng phân bón thích hợp.
Qua theo dõi số lá và tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm thu được số liệu ở bảng sau.
Bảng 4.3. Số lá và tốc độ ra lá qua các thời kỳ theo dõi.
Chỉ Tiêu Công thức Sau mọc ... ngày 20 30 40 50 Số lá trên cây Số lá trên cây Tăng (lá/10 ngày) Số lá trên cây Tăng (lá/10 ngày) Số lá trên cây Tăng (lá/10 ngày) I 7.17 10.53 3.37 13.93 3.40 16.83 2.90 II 7.33 11.33 4.00 14.17 2.83 16.97 2.80 III 7.40 12.23 4.83 14.63 2.40 17.30 2.67 IV 7.63 12.40 4.77 14.87 2.47 17.50 2.63 Từ kết quả ở bảng 4.3 tôi thấy:
• Thời kỳ theo dõi 20 ngày sau mọc: Thời kỳ này bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh, lúc này số lá trên cây biến động từ 7.17 lá đến 7.63 lá cao nhất là công thức IV và thấp nhất là công thức I.
Trong thời kỳ này ở các công thức đã bón thúc lần 1 nên tốc độ ra lá ở các công thức cũng khác nhau. Ở các công thức I, II, III, IV được bón với hàm lượng N cố định 100 Kg/ha và sự biến đổi của Kali 0 kg/ha (công thức I), 40 kg/ha (công thức II), 60 kg/ha (công thức III), 80 kg/ha (công thức IV) thì số lá
trên cây cũng tăng lên theo chiều tăng của hàm lượng kali bón cho mỗi công thức.
Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy các công thức có hàm lượng đạm như nhau mà tăng hàm lượng kali (từ 0 - 80 kg/ha) thì số lá trên cây cũng tăng lên.
Vậy số lá trung bình cao nhất trong giai đoạn này là ở công thức IV (7,64 lá).
• Thời kỳ sau mọc 30 ngày: Thời kỳ này cây đã được bón thúc lần 2 nên có sự phát triển mạnh của các bộ phận trên mặt đất. Ở thời kỳ này số lá trên cây cũng giao động trong khoảng từ 10.53 lá đến 12.4 lá. Cao nhất là ở công thức IV và thấp nhất là công thức I.
Ở thời kỳ này số lá trên cây đã tăng lên nó cũng tăng theo quy luật như ở thời kỳ sau mọc 20 ngày là nếu hàm lượng Kali tăng thì số lá trên cây cũng tăng lên.
Qua số liệu nhận ra rằng tốc độ ra lá trên 10 ngày giữa hai giai đoạn sau mọc 20 ngày và sau mọc 30 ngày giao động từ 3.37 lá đến 4.83 lá thấp nhất là ở công thức I và cao nhất là ở công thức III. Nhìn chung thì tốc độ ra lá ở công thức III, IV có sự chênh lệch không đáng kể mặc dù chúng được bón với lượng Kali khác nhau. Riêng ở công thức I tốc độ ra lá trong 10 ngày thấp hơn hẳn so với các công thức còn lại điều đó có thể nói nếu không được bón Kali thì ảnh hưởng đến tốc độ ra lá, làm tốc độ ra lá không đạt tối ưu.
Tóm lại ở thời kỳ này với mức bón 60 Kg K2O (công thức III) thì ngô có thể đạt tốc độ ra lá lớn nhất.
• Thời kỳ sau mọc 40 ngày: Đây là thời kỳ cây ngô bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Và cũng là thời kỳ cây ngô xoắn ngọn chuẩn bị cho qua trình trổ cờ cho nên số lá trên cây biến động từ 13.93 lá đến 14.87 lá. Nhiều nhất là công thức IV và ít nhất là công thức I.
Qua bảng 4.3 ta thấy số lá giữa các công thức đều gần như nhau, chênh lệch nhau rất ít. Nhưng số lá vẫn tăng dần lên khi hàm lượng kali tăng lên: công thức I (0 kg K2O) là 13.93 lá, công thức II (40 kg K2O) là 14.17 lá, công thức III (60 kg K O) là 14.63 lá và công thức IV (80 kg K O) là 14.87 lá.
Còn tốc độ ra lá lại giảm đi giao động từ 3.4 lá xuống 2.4 lá khi hàm lượng kali tăng lên. Tốc độ ra lá lớn nhất là ở công thức I (3.4 lá) và thấp nhất là ở công thức III (2.4 lá).
Tóm lại, ở thời kỳ này với liều lượng bón 80 kg K2O/ha (ở công thức IV) thì đạt số lá nhiều nhất 14.87 lá. Còn tốc độ ra lá cao nhất (3.4lá) là công thức I với liều lượng 0 kg K2O.
• Thời kỳ sau mọc 50 ngày: Thời này quá trình quang hợp diễn ra mạnh để tích luỹ cho qua trình thụ phấn, thụ tinh. Lúc này số lá trên cây đã đi vào ổn định, có ý nghĩa rất lớn đến năng suất về sau. Số lá giao động từ 16.83 lá - 17.5 lá. Nhiều nhất là công thức IV và ít nhất là công thức I.
Về tốc độ ra lá thì thời kỳ này giao động trong khoảng 2.63 lá đến 2.9 lá, Thấp nhất là công thức IV (2.63 lá) và cao nhất là công thức I với 2.9 lá. Ở thời kỳ này tốc độ ra lá giảm dần khi hàm lượng kali tăng.