Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp vn2 trong vụ xuân 2009 tại htx vỹ dạ - thành phố huế (Trang 25 - 29)

Sinh trưởng và phát triển là quá trình biến đổi sinh lý, sinh hoá hình thành của ngô, nó liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng.

Đó là quá trình tăng nhanh về lượng và tích luỹ về chất khô, tăng về chiều cao cây, số lá, hình thành bông cờ và bắp.

Cũng giống như các cây trồng khác sự phát triển cây ngô cũng được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, giai đoạn này bắt đầu từ khi mọc cho đến khi cây bắt đầu trổ cờ. Giai đoạn thứ 2 là giai đoạn sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ thời kỳ trổ cờ đến khi chín hoàn toàn.

Qua theo dõi chỉ tiêu này tôi đã thu được kết quả sau:

Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô. (Đơn vị: ngày) Chỉ tiêu Công thức Mọc 3-4 Lá 7-9 lá Xoắn Ngọn Trổ Cờ Tung phấn Phun Râu Chín sữa Chín sáp I 6 11 25 38 46 49 52 60 69 II 6 11 25 39 47 50 53 61 70 III 6 11 25 39 47 51 54 62 71 IV 6 11 25 40 48 52 55 63 72 Qua bảng 4.1 chúng ta thấy.

• Thời gian mọc mầm: Được tính từ khi gieo đến khi cây mọc mũi chông (có trên 50% số cây trên ô mọc mũi chông).

Thời gian này cây ngô chưa hút chất dinh dưỡng trong đất mà chủ yếu sử dụng nguồn dinh dưỡng trong phôi hạt. Nhiệt độ thích hợp của thời kỳ này là 25-350C, độ ẩm 70-80%. Sức nảy mầm cũng như tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc vào chất lượng hạt giống , điều kiện ngoại cảnh, độ thông thoáng đất, độ sâu lấp hạt....

Thí nghiệm được gieo vào ngày 21/2/2009, nhiệt độ trung bình cuối tháng 2 là 23.10C, ẩm độ trung bình 90%. Nên thuận lợi cho quá trình nảy mầm. Bên cạnh đó chất lượng hạt giống đạt yêu cầu nên sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm tốt. Thời kỳ này các yếu tố như phân bón, mật độ, kỹ thuật gieo như nhau nên không ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành thời kỳ nảy mầm. Chính vì vậy giai đoạn này ở tất cả công thức và lần nhắc lại đều là 6 ngày.

• Thời kỳ 3 - 4 lá: Thời kỳ này cây ngô chuyển từ sống nhờ dinh dưỡng trong hạt sang sống nhờ chất dinh dưỡng trong đất và sự quang hợp của các lá mầm. Thời kỳ này được xem là thời kỳ khủng hoảng về dinh dưỡng nên cần bón thúc kịp thời dinh dưỡng cho ngô sinh trưởng và phát triển. Đồng thời thời kỳ này rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.

Thời kỳ này những bộ phận trên mặt đất đều phát triển chậm, nhưng rễ mầm phát triển nhanh, đến cuối giai đoạn này cây hình thành lớp rễ đốt thứ nhất. Nhiệt độ thích hợp cho cây trong thời kỳ này là 22 - 300C và ẩm độ thích hợp 70 - 80%.

Ở thời kỳ này điều kiện thời tiết trên ruộng thí nghiệm đảm bảo cho ngô sinh trưởng phát triển bình thường. Và đây là thờ điểm bón thúc lần 1 cho các công thức với lượng phân bón khác nhau. Vì vậy mà yếu tố phân bón chưa ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành giai đoạn này, ở tất cả công thức đều là 11 ngày.

• Thời kỳ 7 - 9 lá: Thời kỳ này cây ngô chuyển hẳn sang sử dụng chất dinh dưỡng trong đất và quang hợp của lá. Thời kỳ này diễn ra các bước phát dục của cơ quan sinh sản.

Các bộ phận trên mặt đất ở thời kỳ này phát triển nhanh và mạnh (thân, lá) đặc biệt là ở lớp rễ đốt. Trên thân chính ở thời kỳ này bắt đầu xuất hiện mầm nách và chồi nách. Còn bông cờ tiếp tục phát triển. Đây là thời kỳ khủng hoảng dinh dưỡng lần thứ 2 của cây ngô nên cần bón thúc kịp thời để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Yêu cầu nhiệt độ từ 20 - 300C và ẩm độ từ 70 - 80%.

Vào thời này tôi đã tiến hành bón thúc lần 2 cho ngô, thời kỳ này lượng bón kali vẫn khác nhau ở từng công thức. Nhưng tất cả các công thức thời gian hoàn thành giai đoạn 7 - 9 đều là 25 ngày. Vậy có thể nói lượng bón thúc lần 1 chưa ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành giai đoạn này.

• Thời kỳ xoắn ngọn: Thời kỳ này phát triển mạnh nhất về chiều cao cây, số lá tăng dần. Bên trong cây sự phân hoá hình thành bông và bắp, sự phân hoá hoa đực và hoa cái cũng xảy ra mạnh mẽ. Còn bộ phận dưới mặt đất rễ đốt phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng.

Đây là thời kỳ cây cần dinh dưỡng và nước tối đa nếu không cung cấp đầy đủ sẻ làm cho cây ngô khủng hoảng về dinh dưỡng.Thời kỳ này nếu đủ đạm mà thiếu Kali làm cho cây yếu ớt dễ bị gảy đổ, lá chuyển màu làm giảm khả năng quang hợp. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này 25-320C, ẩm độ 85-95% ánh sáng đầy đủ giúp cây quang hợp tốt.

Trên ruộng thí nghiệm với mức Kali khác nhau đã có sự sai khác về thời gian hoàn thành giai đoạn này. Tuy nhiên sự sai khác này không đáng kể biến động từ 38 - 40 ngày kể từ lúc gieo. Qua theo dõi thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp VN2, có thể đưa ra một nhận xét nếu cùng một lượng đạm nhưng lượng kali tăng thì thời gian hoàn thành giai đoạn xoắn ngọn dài hơn cụ thể công thức IV (80 kg K2O) có thời gian hoàn thành giai đoạn này là 40 ngày. Còn ở công thức III (60 kg K2O) và công thức II (40 kg K2O) là 39 ngày. Công thức I không bón kali thì thời gian hoàn thành ngắn nhất với 38 ngày.

• Thời kỳ trổ cờ: Được bắt đầu khi nhánh cuối cùng của bông cờ được thấy rõ hoàn toàn nhưng râu vẫn chưa phun. Đây là thời kỳ kết thúc quá trình hình thành tế bào sinh dục, chiều cao cây phát triển gần tối đa hiệu suất quang hợp

lớn tạo điều kiện cho bông cờ thoát ra ngoài. Các bộ phận dưới mặt đất đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, rễ chân kiềng hình thành giúp cây đứng vững. Thời kỳ này cây mẫn cảm với các yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ, không khí, số giờ nắng, lượng mưa... Thời kỳ này nhiệt độ 24-250C là thích hợp cho ngô phát triển thuận lợi.

Sự khác giữa các công thức về lượng phân bón làm cho sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng ở các công thức dao động từ 46 - 48 ngày. Thời gian từ khi gieo đến trổ cờ ở các công thức dao động nhưng thời gian từ xoắn ngọn đến trổ cờ ở tất cả các công thức đều là 8 ngày. Vậy yếu tố phân bón không ảnh hưởng đến thời gian từ khi xoắn ngọn đến trổ cờ.

• Thời kỳ tung phấn: Thời kỳ này tuy ngắn nhưng có vai trò quyết định đến năng suất cây ngô. Thời gian hoàn thành giai đoạn này là 49 - 52 ngày. Thời gian từ khi trổ cờ đến tung phấn chỉ 3-4 ngày. Công thức II và IV có thời gian từ trổ cờ đến tung phấn cao nhiều hơn công thức I, II là 1 ngày.

• Thời gian phun râu: Đây là thời kỳ quyết định đến năng suất của cây ngô. Ở thời kỳ này nhiệt độ và ẩm độ rất quan trọng, ảnh hưởng đến lớn đến quá trình thụ tinh thụ phấn vì hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 22-250C và ẩm độ là 75-80%.

Trong quá trình thực hiện gặp thời tiết nóng, tôi đã tiến hành tưới nước cho cây nên đã một phần nào khắc phúc được tình trạng thiếu nước, làm tăng độ ẩm của đất và độ ẩm không khí tạo điều kiện thuận lợi cho cây thụ tinh thụ phấn tốt. Thời gian hoàn thành giai đoạn này tính từ khi gieo dao động từ 52 - 55 ngày. Thời gian từ khi trổ cờ đến phun râu ở các công thức đều là 3 ngày.

• Thời kỳ chín: Là thời kỳ mà các quá trình sinh lý sinh hoá xảy ra mạnh mẽ ở quả và hạt. Chất dinh dưỡng từ thân lá được vận chuyển và tập trung về hạt.

Thời kỳ chín được chia làm 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến thời kỳ này. Thích hợp nhất để cây sinh trưởng và phát triển ở thời kỳ này là 30-350C, nếu nhiệt độ quá cao ngô sẽ xảy ra hiện tượng chín ép, còn nhiệt độ thấp kèm theo mưa nhiều thì thời gian chín

của hạt sẽ kéo dài. Do thời gian thực tế hạn chế nên tôi chỉ theo dõi được đến thời kỳ ngô chín sữa - sáp.

 Giai đoạn chín sữa: Sau quá trình thụ tinh tinh bột và các chất dinh dưỡng bắt đầu tích luỹ trong phôi nhũ. Lúc này hạt còn nhỏ phôi nhũ chưa hình thành rõ ràng. Vật chất khô được vận chuyển từ các cơ quan dinh dưỡng về hạt, có 10 - 20% chất dinh dưỡng được tập trung về hạt đạt 20 - 30% trọng lượng hạt sau này. Thời gian hoàn thành giai đoạn này là 60 - 63 ngày kể từ khi gieo. Còn thời gian từ khi phun râu đến chín sữa là 8 ngày.

 Giai đoạn chín sáp: Sự tích luỹ tinh bột tiếp tục xẩy ra trong nội nhủ và chỉ trong một thời gian ngắn chất sữa bên trong đông lại có dạng như bột hồ. Khi độ đông đặc trong nội nhủ tăng lên do quá trình tích luỹ tinh bột và chất dinh dưỡng tiếp tục xảy ra tạo nên sáp.

Trong quá trình thực hiện thì thời gian hoàn thành giai đoạn này giao động từ 69 - 72 ngày. Và từ khi chín sữa đến chín sáp ở tất cả các công thức đều là 9 ngày. Vậy lượng kali không ảnh hưởng đến số ngày từ chín sữa đến chín sáp.

• Vậy từ tổng thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi thu hoạch (chín sữa, sáp) thì công thức I không bón kali thì có thời gian sinh trưởng ngắn nhất. Và thời gian sinh trưởng dài hơn khi ta tăng lượng kali bón.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp vn2 trong vụ xuân 2009 tại htx vỹ dạ - thành phố huế (Trang 25 - 29)