2010, tầm nhìn đến năm 2020.
3.1.1 Phương hướng chung:
Tăng cường đòan kết, tạo sự đồng thuận trong xã hội; tiếp tục đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, khai thác tiềm năng, huy động tốt nguồn lực bên trong, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngòai để tạo bước đột phá và tăng tốc.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội theo hướng tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội có tính quyết định cho sự phát triển toàn diện của tỉnh. Phát triển ngành du lịch-dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực; đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu; phát triển các lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế về nguyên liệu; phấn đấu tạo ra bước chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tiếp tục đầu tư xây dựng các đô thị, đồng thời coi trọng đầu tư hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực xã hội để huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc nảy sinh ngay từ cơ sở, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Phấn đầu đến năm 2010 đưa Lâm Đồng thốt khỏi tình trạng chậm phát triển; GDP đầu người đạt xấp xỉ mức bình quân cả nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng sau nhiều lần thảo luận, cũng như qua tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học trong nước và quốc tế … đã thống nhất có nghị quyết đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ xem xét phê duyệt đề án mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc tỉnh Lâm Đồng hiện nay thành thành phố trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng với những lý do và cơ sở khoa học như sau:
Mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đọan mới.
Đối với thành phố Đà Lạt mở rộng:
Thành phố Đà Lạt sau khi được mở rộng sẽ có tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển thành trung tâm nghỉ dưỡng của quốc gia và quốc tế. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình khỏang 1.500 mét so với mực nước biển, có khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm, có hệ sinh thái tự nhiên và kiến trúc đa dạng phong phú, có rất nhiều lợi thế của một thành phố du lịch đặc thù.
Qua gần 115 năm hình thành và phát triển, thành phố Đà Lạt không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn khá nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới. Trên lĩnh vực du lịch, những năm qua Đà Lạt đã có sự phát triển nhanh chóng với hơn 60 khu, điểm du lịch sinh thái, cảnh quan và 679 cơ sở lưu trú với 7.826 phịng, 15.180 giường, trong đó có 42 khách sạn từ 1 đến 5 sao. Năm 2006 Đà Lạt đã đón được 1.8 triệu lượt du khách, tăng 25,3% so với năm 2005.
Với lợi thế về khí hậu, mơi trường và cảnh quan thiên nhiên, Đà Lạt có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Hiện có 4 trường Đại học, cao đẳng đào tạo đa ngành với trên 20.000 sinh viên của 30 tỉnh thành theo học; có Học viện Lục quân, nhiều trường trung học kinh tế-kỹ thuật và dạy nghề cho khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung; một số trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu khoa học về hạt nhân, sinh học, vắc xin, lâm sinh, nghiên cứu rau hoa của Trung ương và địa phương. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư các trường đại học trong nước và quốc
tế, các trung tâm khoa học công nghệ, tỉnh Lâm Đồng đã quy họach tại vùng phụ cận thành phố Đà Lạt để xây dựng đô thị đại học trong tương lai.
Về kiến trúc, cảnh quan đô thị, Đà Lạt có quỹ kiến trúc phong phú và độc đáo gồm hàng ngàn biệt thự kiểu dáng châu Âu và nhiều cơng trình kiến trúc nổi tiếng như dinh thự, trường học, kiến trúc cơng cộng. Các cơng trình này là di sản kiến trúc cảnh quan hiếm có nằm trong khung cảnh thiên nhiên và khí hậu tuyệt vời đã biến Đà Lạt thành một “Pari thu nhỏ”. Điều đó hấp dẫn khơng chỉ du khách và các nhà khoa học nước ngòai.
Việc mở rộng thành phố Đà Lạt hiện nay ra các vùng phụ cận tạo cho thành phố có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động để phát triển công nghiệp (khu công nghiệp Phú Hội-Đức Trọng, cụm công nghiệp Ka Đô-Đơn Dương, công nghiệp thủy điện Suối vàng, Đa Nhim, Đại Ninh), nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 2006, Đà Lạt và vùng phụ cận đã thu hút được 150 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 38.650 tỷ đồng; riêng trong lĩnh vực du lịch có 58 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 27.000 tỷ đồng, trong đó khu du lịch chuyên đề Hồ Tuyền Lâm có 25 dự án, vốn đăng ký hơn 4.500 tỷ đồng, khu du lịch Đan Kia-Suối Vàng vốn đăng ký 1,2 tỷ USD, dự án du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Biđoup-Núi Bà vốn đăng ký 300 triệu USD, Khu du lịch Cam ly- Măng Ling vốn đăng ký 800 tỷ đồng. Nhiều dự án công nghiệp và du lịch nêu trên nằm trong vùng phụ cận thành phố Đà Lạt, thuộc các huyện xung quanh
thành phố. Vì vậy, Đà Lạt cần thiết phải mở rộng không gian ra các vùng phụ cận để khai thác có hiệu quả.
Đối với tỉnh Lâm Đồng mới:
Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương nên Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi để liên kết kinh tế và thu hút đầu tư.
Lâm Đồng tập trung nhiều khóang sản có trữ lượng lớn như bơ xít (1,4 tỷ tấn), cao lanh (hơn 400 triệu tấn), Bentonít … để phát triển cơng nghiệp khai thác, chế biến khóang sản, sản xuất vật liệu xây dựng (hiện có hai dự án khai thác bơxít, sản xuất alumin và hydroxyt nhơm, nhôm oxýt với vốn đầu tư 750 triệu USD).
Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu để phát triển cây công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp. Tại thị xã Bảo Lộc có khu cơng nghiệp Lộc Sơn diện tích 195 ha đã thu hút được 24 dự án với số vốn đầu tư 265 tỷ đồng.
Lâm Đồng có tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện. Hiện đã có nhà máy thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi đang họat động. Ngịai ra, có 54 điểm đã được quy họach xây dựng thủy điện với tổng công suất lắp máy 868 MW, trong đó nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 đang xây dựng (510 MW), 14 điểm đang lập dự án với công suất lắp máy 274 MW.
Thị xã Bảo Lộc trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ, hiện nay là đô thị loại 4, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, xã hội cơ bản đáp ứng được cho một đô thị tỉnh lỵ. Thời gian qua, thị xã đã được quy họach mở rộng không gian và tập trung đầu tư phát triển qũy nhà ở, hệ thống hạ tầng xã hội, từng bước trở thành một đô thị hiện đại.
Vì vậy, yêu cầu mở rộng, tách thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương và thành lập tỉnh Lâm Đồng mới tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngòai
nước, tập trung nguồn lực để phát triển Đà Lạt trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu của cả nước và khu vực; đồng thời phát triển tỉnh Lâm Đồng mới với cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản, công nghiệp điện, công nghiệp chế biến nông lâm sản là tương xứng với vị thế, tiềm năng và yêu cầu phát triển của cả hai đơn vị hành chính mới; là yếu tố mang tính đột phá để hai đơn vị hành chính đủ điều kiện tăng tốc, phát triển bền vững.
3.1.2 Các quan điểm phát triển:
Khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn nội lực, thu hút các nguồn ngọai lực để đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới một cách tịan diện, nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng; đảm bảo cho nên kinh tế phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả.
Chuyển dịch mạnh nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tập trung phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa, cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển du lịch và dịch vụ, công nghiệp sử dụng nguyên liệu địa phương và mở rộng công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu từ bên ngịai tỉnh.
Đầu tư có trọng điểm vào một số địa bàn động lực, xây dựng Đà Lạt và vùng phụ cận với chức năng là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế, trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học, là khu vực sản xuất chế biến, xuất khẩu rau hoa chất lượng cao. Thị xã Bảo Lộc trở thành thành phố thuộc tỉnh với chức năng là trung tâm công nghiệp chế biến nơng, lâm, khống sản.
Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, giảm chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn. Bên cạnh tập trung đầu tư có trọng điểm ở các vùng động lực, quan tâm phát triển vùng
nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở giải quyết tốt yếu tố hạ tầng và các chính sách xã hội.
Phát huy yếu tố nguồn lực con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngịai. Thực hiện cơng bằng xã hội trong trong phát triển giáo dục, y tế; chú ý công tác đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.
Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn. Xây dựng khối đại đòan kết các dân tộc.
3.2 Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu thời kỳ 2006-2010. 3.2.1 Về kinh tế
Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm 13 – 14%.
GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,5 – 16,5 triệu đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2005 và bằng 90 – 92% mức bình quấn cả nước.
Đến năm 2010, tỷ trọng nông–lâm nghiệp chiếm 36-38%, dịch vụ chiếm 36-38%, công nghiệp–xây dựng chiếm 26 % trong GDP.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 900-950 triệu USD, tăng bình qn hàng năm 14-16%; trong đó địa phương phấn đấu đạt 700-800 triệu USD.
Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 15-16%, trong đó huy động thuế và phí vào ngân sách đạt 12-13% so với GDP.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm 2006-2010 tăng 3,2-3,3 lần so với thời kỳ 2001-2005 (tương đương 24-25 nghìn tỷ đồng); trong đó đầu tư cho nông-lâm thủy 20-21%, công nghiệp-xây dựng 25-26%, dịch vụ 26-27% và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 26-27%.
Giá trị sản xuất ngành nơng-lâm nghiệp tăng bình qn hàng năm 7-8%, ngành cơng nghiệp-xây dựng 22-23%, ngành dịch vụ 20-21%.
3.2.2 Về xã hội:
Dân số, lao động, đời sống:
- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,5-0,6%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 dưới 1,4%. Quy mô dân số giữ mức 1,36 triệu người vào năm 2010.
- Tạo việc làm mới hàng năm cho 24.000-25.000 lao động.
- Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trong tồn tỉnh cịn dưới 14%; trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 30%.
- Thực hiện tốt chính sách xã hội va øcơng tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Y tế, chăm sót sức khỏe:
Đến năm 2010, 100% có phịng khám khu vực, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ; tất cả các trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các lọai vắc xin; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20%. Giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét hàng năm dưới 1/100.000 dân. Có 80% dân số nông thôn được dùng nước sạch.
Văn hóa thơng tin:
Đến 2010, có 50-55% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 55- 60% thơn, buôn, khu phố và 80% cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa. Phủ sóng đài phát thanh truyền hình đến 100% số xã trong tỉnh.
Về giáo dục đào tạo:
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007.
- Đến năm 2010, huy động 65% số cháu đi học mẫu giáo; mỗi huyện có một trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm hướng nghiệp dạy nghề; 60% số huyện có ít nhất một cơ sở dạy nghề; 25% lao động xã hội trong tỉnh được qua đào tạo nghề.
3.3 Mục tiêu về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính. 3.3.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngồi nước. 3.3.1 Huy động nguồn lực tài chính trong và ngồi nước.
Để một nền kinh tế có thể phát triển được, yếu tố quan trọng là phải huy động được nguồn lực tài chính tài trợ cho các kế họach phát triển. Để huy động được nguồn lực tài chính trong và ngồi nước thì bản thân các nhà khai thác và sử dụng vốn phải tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư thơng qua việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đã thu hút được.
Để tạo được sức bật cho nền kinh tế, chúng ta không thể không đề cập đến việc thu hút nguồn vốn bên ngồi, kể cả hai hình thức ODA và FDI. Tuy nhiên nguồn vốn này thường khơng có tính chất ổn định, để tránh tình trạng khủng hoảng do sự tháo chạy của các nhà đầu tư thì việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước là một giải pháp đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Một khi chúng ta đã sử dụng tốt các nguồn lực tài chính trong nước thì việc các nhà đầu tư nước ngồi nhìn vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của chúng ta để an tâm cho các quyết định đầu tư của họ vào nước ta là chuyện đương nhiên.
3.3.2 Sử dụng hợp lý vốn ngân sách nhà nước.
Vốn ngân sách Nhà nước được dùng để chi tiêu dùng cho xã hội và chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi tiêu dùng xã hội khơng thể tính tốn định lượng về mặt hiệu quả một cách rõ rệt do không thu hồi lại được. Các khoản chi cho đầu tư phát triển thì lại ngược lại, sau một quá trình đầu tư, chúng được thu hồi lại với một hiệu quả rõ rệt. Dưới sự chi phối của Luật Doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều bình đẳng, chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình. Hiện nay chi cho đầu tư phát triển đang dần được gom về một đầu mối đó là việc Nhà nước đã thành lập tổng công ty quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước để quản lý các nguồn vốn đầu tư của NSNN đang sử dụng cho mục đích kinh doanh.
Tháng 11 năm 2006 nước ta đã gia nhập WTO. Để thực hiện các cam kết về hội nhập, chúng ta cần nhanh chóng chuyển đổi cơ chế và chính sách tài chính sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phải tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, sóa bỏ cơ chế tập