3.5 Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư và phát triển tại Tỉnh Lâm
3.5.3 Gia tăng nguồn vốn thu hút từ nhà đầu tư trong và ngoài nước vào
sản xuất, kinh doanh.
Để thực hiện mục tiêu này Lâm Đồng cần phải chú trọng đến việc thông tin đại chúng về tiềm năng và cơ hội đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng.
Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, tạo mối quan hệ kinh tế xã hội chặt chẽ với các vùng, các tỉnh lân cận như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Ninh Thuận, Bình Thuận …
Xây dựng hệ thống điện, hệ thống thơng tin liên lạc, bưu chính viễn thơng nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu của nhà đầu tư.
Ban hành các cơ chế chính sách đầu tư thơng thống.
Đầu tư cho đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư vào Lâm Đồng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lập thủ tục đăng ký kinh doanh.
Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Trung tâm xúc tiến Du lịch Thương mại và Đầu tư của Tỉnh.
Đối với nguồn vốn tín dụng, cần đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng, đặc biệt là vốn trung hạn và dài hạn, đồng thời mở rộng đầu tư thơng qua tín dụng đối với các thành phần kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tổ chức tín dụng được sử dụng nguồn vốn huy động của mình để góp vốn thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Đối với vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư: Các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, có điều kiện vay và trả nợ, được phát hành trái phiếu đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) để huy động vốn