Với mục tiêu cân đối ngân sách một cách tích cực, theo hướng ổn định về mặt chính sách thu chi, giữ bội chi ở mức hợp lý, tăng dần dự trữ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ và phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, dự kiến tổng thu ngân sách trong 5 năm 2006 – 2010 đạt khoảng 1.437 nghìn tỷ đồng, bằng 193% tổng thu ngân sách 5 năm 2001 – 2005 và bằng khoảng 23% GDP. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 12,9%.
Cơ cấu thu hút dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng tỷ trọng các nguồn thu nội địa
tăng lên và tỷ trọng thu hút từ dầu thơ và hoạt động xuất nhập khẩu giảm xuống. Dự kiến đến năm 2010, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách đạt 58,3%, trung bình 5 năm đạt 56,6% (bình quân 5 năm 2001 – 2005 là 52,2%). Tỷ trọng thu hút từ
dầu thơ đạt 25,1% vào năm 2010, trung bình 5 năm đạt 25,1% (bình quân 5 năm
2001 – 2005 là 24,2%). Tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu giảm xuống cịn 16,0% vào năm 2010, trung bình 5 năm đạt 17,6% (bình quân 5 năm 2001 – 2005 là 22,1%). Mặc dù năm 2006 là năm Hiệp định về thuế quan ưu đãi cĩ hiệu lực chung để xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA). Theo đĩ Việt Nam phải tiến hành giảm thuế theo lộ trình đã cam kết đối với hàng loạt mặt hàng ảnh hưởng khơng nhỏ đến nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu nhưng trong năm 2006, thu ngân sách nhà
nước (NSNN) vẫn đạt 260,642 nghìn tỷ đồng tăng 10,6% so với năm 2005 và đã
hồn thành vượt mức dự tốn 10,72%. Bên cạnh đĩ, tỷ lệ động viên vào NSNN bình quân từ năm 2003-2006 cũng đạt trên 25% GDP. Điều đĩ chứng tỏ cơ cấu thu NSNN đã cĩ những bước chuyển biến quan trọng khơng cịn phụ thuộc quá nhiều vào thuế
Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới gĩc độ rủi ro quốc gia
xuất nhập khẩu. Tỷ trọng này vào năm 2006 chỉ cịn chiếm 9,95% trong tổng nguồn
thu NSNN. Một điều đáng mừng đối với tính ổn định và bền vững của cơ cấu thu
NSNN đĩ chính là tỷ trọng đĩng gĩp của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu
nhập đối với người cĩ thu nhập cao đã tăng từ mức 30,46% vào năm 2004 lên mức 40,11% vào năm 2006 và đây hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN mơt khi thuế thu nhập cá nhân chính thức cĩ hiệu lực vào năm 2009.
Bảng 2.2: Cán cân tài khĩa Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (% GDP)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng thu và viện trợ 21.6 22.2 23.4 23.3 28.44 27.14 24.95 Chi và cho vay rịng 26.6 26.8 28.4 26.8 33.35 29.79 28.38 Cân đối tài khĩa -5.0 -4.6 -5.0 -3.5 -4.91 -2.65 -3.44
Tài trợ 5.0 4.6 5.0 3.5 4.91 2.65 3.44
Trong nước (rịng) 2.9 2.4 3.0 0.7 0.54 1.21 1.14 Ngồi nước (rịng) 2.1 2.2 2.0 2.8 4.37 1.45 2.29
Ghi chú: Số liệu năm 2007 là theo dự tốn Nguồn: Website của Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn
Tuy nhiên, nguồn thu từ dầu thơ chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu và tỷ lệ này lại cĩ xu hướng tăng từ mức 19,75% trong tổng nguồn thu NSNN vào năm 2003 lên mức 30,03% vào năm 2006. Chứng tỏ nguồn thu NSNN ngày càng phụ thuộc nhiều vào việc bán dầu thơ nhưng đây lại là một nguồn thu khơng ổn định vì phải phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế. Do đĩ, cơ sở thu NSNN hiện nay vẫn cịn chưa vững chắc. Vì thế, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế để tiến tới mục tiêu đơn giản, rõ ràng, hiệu quả và cơng bằng, đồng thời nhanh chĩng hồn thiện các văn bản hướng dẫn để kịp thời đưa luật thuế thu nhập cá nhân
vào thực hiện đúng kế hoạch năm 2009, gĩp phần tạo nguồn thu quan trọng và ổn
định, gia tăng tính bền vững cho thu NSNN giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu thơ.
Đối với chi NSNN, nhìn chung quy mơ chi NSNN vẫn đạt mức cao bình quân trên 28% GDP trong giai đoạn 2003-2006. Cụ thể năm 2003 chi NSNN khơng kể chi trả vốn gốc đạt 28,4%, năm 2004 đạt 26,8%, năm 2005 đạt mức 33,35% và năm 2006 là 29,79%. Chi ngân sách được xây dựng trên cơ sở cân đối với nguồn thu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu vừa đảm bảo trả được nợ của Chính phủ và kiểm sốt mức nợ trong và ngồi nước trong ở hạn an tồn, đồng thời tác động tăng hiệu quả sử dụng
Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới gĩc độ rủi ro quốc gia
nguồn kinh phí ngân sách. Dự kiến tổng chi ngân sách nhà nước trong 5 năm 2006 -
2010 đạt khoảng 1.753 nghìn tỷ đồng và xấp xỉ bằng 27,7% GDP. Tốc độ tăng chi
hàng năm đạt 13,3%. Giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu chi ngân sách nhà nước dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ, đảm bảo tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 28 - 29% tổng chi ngân sách và ổn định trong suốt 5 năm 2006 - 2010 (bình quân 5 năm 2001 - 2005 là 29,7%). Tổng chi cho đầu tư phát triển dự kiến 500 nghìn tỷ đồng, tương đương với 377 nghìn tỷ đồng theo giá 2005. Tỷ trọng chi thường xuyên dự kiến khoảng 50,7% năm 2010, trung bình 5 năm chiếm khoảng 31,4% tổng chi NSNN (bình quân 5 năm 2001 – 2005 là 55,0%). Tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ dự kiến tăng mạnh, từ 14,6% năm 2005 lên 20,4% năm 2010, trung bình 5 năm đạt 18,3%.
Chúng ta đã và đang tích cực cơ cấu lại chi NSNN nhằm lành mạnh hĩa cơ cấu chi, xác định ngày càng rõ nét cơ cấu chi chính của NSNN, xĩa bỏ các khoản chi mang tính bao cấp, đồng thời từng bước loại bỏ việc cấp phát trực tiếp ngân sách cho sản xuất kinh doanh mà chuyển sang hình thức tín dụng đầu tư, do đĩ làm cho hoạt động NSNN ngày càng chủ động và hiệu quả hơn. Chúng ta đã thay đổi nội dung và cơ cấu chi cho đầu tư phát triển, điều chỉnh cơ cấu và tốc độ tăng chi thường xuyên. Tuy nhiên, giải pháp cơ cấu chi NSNN của ta hiện nay đặt ra nhiều vấn đề địi hỏi phải được xử lý. Chuyển dịch cơ cấu chi NSNN cịn chưa rõ nét để thể hiện vai trị kích thích kinh tế phát triển. Đầu tư cho nơng nghiệp và nơng thơn giảm dần là chưa hợp lý với một quốc gia cĩ hơn 55% dân số làm nơng nghiệp như nước ta. Đầu tư cho cơng nghiệp và xây dựng tăng lên đã tạo ra được một số cơng trình đưa vào sử
dụng và khai khác, song bên cạnh đĩ vẫn cịn nhiều cơng trình khơng sử dụng hết
cơng suất, thất thĩat, lãng phí lớn trong khi nguồn vốn cịn rất hạn hẹp.
Bảng 2.3: Bù đắp bội chi NSNN (Đơn vị: tỷ đồng)
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng mức bội chi NSNN -12,142 -12,926 -12,405 -11,575 -7,140 -17,213 -19,821 Bù đắp bằng phát hành trái phiếu 7,333 8,234 7,581 5,653 4,525 11,743 12,913 Tỷ lệ % trên tổng mức bội chi -60,39% -63,70% -61,11% -48,84% -63,38% -68,22% -65,15% Bù đắp bằng nguồn nước ngồi 4,809 4,809 4,824 5,922 2,615 5,470 6,908 Tỷ lệ % trên tổng mức bội chi -39,61% -39,6% -38,9% -51,16% -36,62% -31,78% -34,85%
Ghi chú: Số liệu năm 2007 là theo dự tốn Nguồn: Website của Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn
Chương II: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới gĩc độ rủi ro quốc gia
Do đĩ, cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường chi cho đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, phát triển nguồn nhân lực, khoa học cơng nghệ, văn hĩa, xã hội, xĩa đĩi giảm nghèo… Đẩy mạnh chủ trương khốn chi hành chính, khốn biên chế mở rộng thực hiện cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp cĩ thu. Giảm dần, tiến tới loại bỏ hồn tồn các hình thức bao cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước thơng qua ngân sách nhà nước, như miễn giảm thuế, khoanh nợ, xĩa nợ, cho vay ưu đãi. Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường phân cấp, tăng quyền hạn trách nhiệm trong cơng tác, quản lý ngân sách ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đi đơi với việc tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện. Tăng cưịng tính cơng khai, minh bạch của ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu từ xây dựng chính sách, lập dự tốn, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và quyết tốn ngân sách của tất cả các cấp.
Bội chi NSNN năm 2006 là 1,8% GDP tính theo chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ bội chi ngân sách dự kiến bằng 5% GDP; tính chung 5 năm 2006 –
2010 đạt 315,7 nghìn tỷ đồng. Đồng thời bội chi ngân sách sẽ được bù đắp bằng 2
nguồn khơng gây lạm phát là vay trong nước thơng qua các hình thức phát hành trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng trình và vay nước ngồi. Nhờ đĩ sẽ giảm áp lực
tăng chỉ số giá tiêu dùng. Bên cạnh đĩ, bội chi ở nước ta cũng sẽ được kiểm sốt và kiềm chế ở mức thấp nhờ việc kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí, giảm bớt các khoản chi khơng thuộc NSNN.