Sơ đồ tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh kiên giang (Trang 33)

2.2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

2.2.3.1. Sơ đồ tổ chức

a. Mơ hình tổ chức:

- Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phĩ giám đốc

- 06 Phịng/Tổ nghiệp vụ: Phịng Khách hàng, Phịng Kế tốn, Phịng Tiền tệ Kho quỹ, Phịng Tổ chức – Hành chính, Tổ quản lý rủi ro và nợ cĩ vấn đề, Tổ điện tốn

- 06 Phịng giao dịch trực thuộc: Số 4, Rạch Sỏi, Bến Nhứt, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc

Riêng phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ do NHCT.VN quản lý và chi trả lương.

b. Nhân sự:

- Tổng số lao động tại CN.NHCT.KG đến ngày 31/12/2007: 101 người, trong đĩ nam: 50 người, nữ: 51 người

- Trình độ chuyên mơn:

+ Thạc sĩ: 01 người

+ Đại học và tương đương 80 người

+ Trung cấp: 13 người

26 c. Sơ đồ bộ máy tổ chức: Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Phịng Tiền tệ - Kho quỹ Phịng Kế tốn Phịng Khách hàng Tổ QLRR và Nợ cĩ vấn đề Phịng Tổ chức Hành chính Tổ điện tốn PGD Số 4 PGD Rạch Sỏi PGD Hà Tiên PGD Kiên Lương PGD Bến Nhứt PGD Phú Quốc

2.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của các phịng ban:

a. Giám đốc:

Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật trong việc điều hành Chi nhánh. Mọi hoạt động của Chi nhánh đều do Giám đốc chỉ đạo và điều hành. Giám đốc trực tiếp phụ trách cơng tác kinh doanh và cơng tác tổ chức cán bộ.

b. Phĩ giám đốc:

Phĩ giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo một số mặt cơng tác do giám đốc phân cơng. CN.NHCT.KG gồm 02 Phĩ Giám đốc:

- Phĩ giám đốc trực: phụ trách cơng tác tiền tệ - kho quỹ và kế tốn, thực hiện cân đối điều hành vốn kinh doanh của Chi nhánh

27

c. Phịng khách hàng:

Là phịng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT.VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

d. Phịng kế tốn:

Là phịng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các cơng việc liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh tốn, xử lý hạch tốn các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng qui định của Nhà nước và NHCT.VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

e. Phịng tiền tệ - kho quỹ:

Phịng Tiền tệ kho quỹ là phịng nghiệp vụ quản lý an tồn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT.VN. Ứng và thu tiền cho các Phịng giao dịch và giao dịch viên Phịng kế tốn, thu chi tiền mặt cho các khách hàng cĩ thu, chi tiền mặt lớn.

f. Phịng Tổ chức - Hành chính:

Phịng Tổ chức - Hành chính là phịng nghiệp vụ thực hiện cơng tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT.VN. Thực hiện cơng tác quản trị và văn phịng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện cơng tác bảo vệ an ninh, an tồn tài sản Chi nhánh.

g. Tổ quản lý rủi ro và nợ cĩ vấn đề:

Tổ Quản lý rủi ro và nợ cĩ vấn đề cĩ nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về cơng tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.

28

Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong tồn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT.VN. Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ cĩ vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu), quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

h. Tổ điện tốn:

Quản lý và kiểm sốt hệ thống mạng và các chương trình giao dịch tại Chi nhánh.

i. Phịng giao dịch:

Phịng giao dịch cĩ nhiệm vụ HĐV và cho vay các TCKT, dân cư trên địa bàn theo đúng chế độ, thể lệ và quy định hiện hành của NHNN, NHCT.VN và chỉ đạo của CN.NHCT.KG.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CN.NHCT.KG:

2.3.1. Quy định cho vay đối với khách hàng của NHCT.VN:

Trên cơ sở quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN.VN, NHCT.VN đã cụ thể hĩa quy chế ấy bằng việc ban hành những quy định cho vay áp dụng cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể:

- Quy định về cho vay tiêu dùng ban hành kèm theo Quyết định số 066/QĐ- HĐQT-NHCT19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT.VN;

- Quy định cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình ban hành kèm theo Quyết định số 067/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT.VN;

- Quy định cho vay đối với các TCKT ban hành kèm theo Quyết định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng quản trị NHCT.VN.

Đối tượng vay vốn quy định cụ thể đối với các loại hình cho vay phù hợp theo các Quyết định trên nhưng nĩi chung quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHCT.VN thì:

29

¾ Ngun tắc vay vốn:

Khách hàng vay vốn của NHCT phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hồn trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

¾ Điều kiện vay vốn:

- Cĩ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Cĩ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết.

- Cĩ dự án đâu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và cĩ hiệu quả; hoặc cĩ dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

¾ Thời hạn cho vay:

Căn cứ để xác định và quyết định thời hạn cho vay: Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng; chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng; thời hạn thu hồi vốn của dự án; thời hạn hoạt động cịn lại của khách hàng theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; khả năng nguồn vốn của NHCT.

¾ Lãi suất cho vay:

- NHCV cơng bố biểu lãi suất cho vay và các loại phí cho khách hàng biết. - Lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng vay được xác định theo nguyên tắc: khơng được thấp hơn mức lãi suất sàn do Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ; tùy thuộc vào thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khoản vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp đảm bảo tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng…, đảm bảo trang trải đủ chi phí HĐV, chi phí quản lý khoản vay, trích dự phịng rủi ro và cĩ lãi; đối với cho vay trung dài hạn áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, được điều chỉnh theo kỳ hạn của lãi suất cơ sở

30

nhưng tối đa khơng quá 12 tháng. NHCT.VN quy định về việc xác định lãi suất cho vay như sau:

Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân đầu vào + Chi phí quản lý + Phần bù đắp rủi ro + Mức lợi nhuận dự kiến NHCT và khách hàng thỏa thuận, ghi vào HĐTD mức và cách tính lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất phạt quá hạn, phí liên quan đến hoạt động cho vay theo quy định hiện hành của NHCT.

2.3.2. Tĩm tắt quy trình tín dụng tại NHCT:

Quy trình cho vay tại NHCT gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao

gửi hồ sơ cho Phịng/Tổ quản lý rủi ro (nếu cĩ)

? Hướng dẫn khách hàng lập và hồn thiện hồ sơ; ? Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn;

? Khai thác thơng tin từ CIC;

? Gửi hồ sơ cho Phịng/Tổ quản lý rủi ro (nếu cĩ).

Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định, kiểm sốt, trình duyệt tờ trình thẩm định

2.1. Thẩm định/tái thẩm định và lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định

? Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn: Chấm điểm và xếp hạng tín

dụng khách hàng.

? Thẩm định/tái thẩm định phương án/dự án vay vốn; ? Thẩm định/tái thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay; ? Xác định lãi suất cho vay;

? Lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định.

2.2. Kiểm sốt và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định

? Kiểm tra, rà sốt hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định/tái thẩm định

của CBTD, yêu cầu CBTD bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ các nội dung cịn thiếu hoặc các thơng tin chưa đầy đủ (nếu cĩ);

31

? Ký tắt trên từng trang tờ trình thẩm định/tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/khơng cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình người cĩ thẩm quyền quyết định cho vay;

? Trình duyệt tờ trình:

- Tờ trình thẩm định cùng các hồ sơ cĩ liên quan đến khoản vay theo quy định lên người cĩ thẩm quyền quyết định cho vay; hoặc chuyển một bản sao tờ trình thẩm định/tái thẩm định và hồ sơ khoản vay cho Phịng/Tổ quản lý RRTD để thực hiện thẩm định RRTD độc lập (trường hợp phải thẩm định RRTD theo quy định của Tổng giám đốc NHCT.VN hoặc khi người cĩ thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu)

- Trường hợp khoản vay phải trình hội đồng tín dụng cơ sở, sau khi nhận được báo cáo thẩm định rủi ro, lãnh đạo phịng Khách hàng với vai trị là thư ký hội đồng tín dụng cĩ nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ và sao gửi cho các thành viên hội đồng theo quy định của quy chế hội đồng tín dụng.

Bước 3: Xét duyệt khoản vay

Bước 4: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận

TSBĐ và giấy tờ TSBĐ:

- Soạn thảo hợp đồng do CBTD thực hiện sau đĩ trình cho dự thảo hợp đồng

cho lãnh đạo Phịng khách hàng.

- Kiểm sốt hợp đồng và các giấy tờ cĩ liên quan (nếu cĩ)

? Lãnh đạo Phịng Khách hàng:

- Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD, HĐBĐ tiền vay và các giấy tờ cĩ liên quan (nếu cĩ) đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt của người cĩ thẩm quyền quyết định, các quy định của pháp luật hiện hành và của NHCT.VN

- Chuyển dự thảo HĐTD, HĐBĐ kèm theo bản sao tờ trình thẩm định đã cĩ ý kiến của người cĩ thẩm quyền quyết định sang phịng/tổ QLRR (đối với trường hợp đã được thẩm định RRTD độc lập)

? Cán bộ quản lý rủi ro: Nghiên cứu dự thảo hợp đồng để phát hiện RRTD,

32

? Lãnh đạo phịng/tổ QLRR: Kiểm sốt, ký tắt từng trang và ký văn bản

tham gia ý kiến về RRTD của dự thảo hợp đồng gửi lại phịng Khách hàng. - Hồn thiện hợp đồng và các giấy tờ cĩ liên quan (nếu cĩ):

? CBTD: chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng và các văn bản cĩ liên quan (nếu

cĩ) sau khi cĩ ý kiến tham gia của Phịng/Tổ QLRR và các phịng ban, cá nhân cĩ liên quan, trình lãnh đạo Phịng khách hàng. Trường hợp cĩ ý kiến khơng thống nhất với ý kiến tham gia của các phịng ban liên quan, CBTD tổng hợp ý kiến báo cáo lãnh đạo phịng xem xét, trình người cĩ thẩm quyền ký kết hợp đồng quyết định.

? Lãnh đạo Phịng Khách hàng: Kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã được

sửa đổi, ký tắt vào sau dịng cuối cùng trên từng trang của hợp đồng và các giấy tờ cĩ liên quan (nếu cĩ), trình người cĩ thẩm quyền quyết định. Trường hợp cĩ ý kiến khơng thống nhất với các ý kiến của các phịng ban liên quan, phịng Khách hàng trình người cĩ thẩm quyền xem xét và quyết định

- Ký kết hợp đồng: Người cĩ thẩm quyền ký kết hợp đồng kiểm tra nội dung của hợp đồng bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, NHCT.VN, phù hợp với nội dung phê duyệt của tờ trình thẩm định và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng

- Thực hiện cơng chứng, chứng thực đối với HĐBĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm: thực hiện các thủ tục giao nhận TSBĐ, giấy tờ của TSBĐ và gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan bảo hiểm.

- Nhập, kiểm sốt, phê duyệt và giám sát việc nhập dữ liệu về khách hàng và khoản vay vào hệ thống mạng:

Bước 5: Giải ngân

- Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân

? CBTD: Kiểm tra các hồ sơ, hĩa đơn, chứng từ do khách hàng cung cấp để

33

? Lãnh đạo Phịng Khách hàng: Kiểm tra lại nội dung giấy nhận nợ và các

chứng từ giải ngân, nếu phù hợp với các quy định về điều kiện giải ngân trong HĐTD và các quy định hiện hành của NHCT.VN, ký trình ban lãnh đạo.

? Người cĩ thẩm quyền ký duyệt cho vay: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơ

giải ngân. Khi các chứng từ giải ngân phù hợp với HĐTD và quy định hiện hành của NHCT.VN thì ký duyệt giải ngân.

- Giao nhận chứng từ giải ngân

CBTD nhận lại giấy nhận nợ, các chứng từ đã được người cĩ thẩm quyền quyết định cho vay phê duyệt, cập nhật các dữ liệu vào hệ thống và chuyển cho các phịng nghiệp vụ cĩ liên quan như sau:

- Phịng kế tốn: Các chứng từ gốc: HĐTD (nếu giải ngân lần đầu), Giấy nhận nợ, bảng kê rút vốn vay, ủy nhiệm chi hoặc các giấy tờ rút tiền khác

- Nhập, kiểm sốt và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân

Bước 6: Ký phụ lục hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay

Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh Bước 9: Thanh lý hợp đồng.

Bước 10: Giải chấp tài sản:

Bước 11: Luân chuyển, kiểm sốt, lưu trữ hồ sơ

2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng tại CN.NHCT.KG:

2.3.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn:

Với phương châm “đi vay để cho vay”, trong thời gian qua CN.NHCT.KG đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu hút nguồn VHĐ tại chỗ nhằm chủ động trong cơng tác cho vay. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của tỉnh là tỉnh nơng nghiệp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao nên khả năng tích lũy chưa nhiều, mặt khác trên địa bàn tỉnh cĩ rất ít các TCKT cĩ nguồn vốn nhàn rỗi lớn nên cơng tác HĐV tại chỗ để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế cịn nhiều hạn chế.

Kết quả HĐV của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua như sau:

34

Bảng 1: Tình hình HĐV tại chỗ của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh kiên giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)