21 Nguồn: Tổng cục thống kê
2.4.1 Ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước
Việc đánh giá định lượng tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với thu
hiện nay. Việt Nam thực hiện các cam kết gia nhập có thể có tác động tiêu cực nhất
định đối với thu ngân sách song mức độ giảm sút thu từ thuế nhập khẩu chưa thực sự đáng lo ngại.
Thứ nhất, các đánh giá sơ lược về tác động của việc thực hiện các cam kết gia nhập
WTO đối với NSNN nhìn chung là chưa đáng lo ngại. Đánh giá của Bộ Tài chính và
ADB (2005) về tác động của việc cắt giảm thuế suất 20% đồng đều đối với 16 mặt
hàng (mức cắt giảm trung bình trong cam kết là gần 23%) đối với tăng trưởng và kim ngạch nhập khẩu và thu từ thuế nhập khẩu cho thấy, kim ngạch nhập khẩu có thể giảm 0,5% hay gần 19 triệu USD, kéo theo giảm 16% thu thuế nhập khẩu.
Có thể thấy đây là ví dụ minh họa (chẳng hạn, hạng mục quan trọng là thuốc lá, loại
hàng chịu hạn ngạch thuế quan, song theo Bảng 2.9, phụ lục 4, mặt hàng này chịu cắt giảm thuế quan, kéo theo thất thu ngân sách tới 1/3 tổng thất thu từ nhập khẩu) song cũng có ý nghĩa tham khảo.
Tính tốn sơ bộ của Bộ Tài chính cho thấy, việc 35,5% số dịng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm theo lộ trình sẽ làm số thu hàng năm từ hoạt động nhập khẩu giảm 10%,
tức tương đương 132 triệu USD (nếu tính theo số thu thuế xuất nhập khẩu năm 2005).
Tuy nhiên, tính tốn của Bộ Tài chính cũng cho thấy, việc cắt giảm các khoản ưu đãi
thuế và trợ cấp hàng năm có thể tạo ra 30 – 40 triệu USD, bù đắp rất đáng kể cho
khoản thất thu từ hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, nếu chỉ tính tác động tĩnh của việc cắt giảm thuế quan và khơng tính đến các khoản thu bổ sung (rất có thể nhờ gia tăng thu thuế GTGT, thu nhập cá nhân và
TNDN), mức thất thu NSNN trong những năm đầu sau khi gia nhập WTO ước vào
khoảng 90 – 100 triệu USD.
Với mức tăng trưởng kinh tế được dự báo tương đối cao trong thời gian tới, cùng với
xu thế tăng mức thu từ các loại thuế tương đối nhanh như TNDN, thuế GTGT và thu
nhập cá nhân trong những năm 2000 (Bảng 2.10, phụ lục 4), tác động dài hạn của việc gia nhập WTO đối với thu NSNN có thể bù đắp đáng kể mức thất thu từ thuế xuất nhập
khẩu. Trong giai đoạn 2000 – 2005, số thu từ 3 loại thuế quan trọng ngoài thuế xuất
nhập khẩu đã tăng hàng năm trung bình tới hơn 10 nghìn tỷ đồng (tương đương 600
triệu USD) (Bảng 2.10, phụ lục 4). Trong thời gian tới, số thu thuế từ ba loại thuế này, nhất là thuế GTGT có thể tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, với việc Luật thuế thu nhập cá nhân dự kiến có hiệu lực năm 2009, số thu từ thuế này có thể tăng do tác động của quy chế thành viên WTO (tăng thu nhập) và do cơ sở thuế được mở rộng.
Thứ hai, trên đây là trường hợp Việt Nam áp dụng mức thuế thuộc diện cắt giảm
(35,5%) bằng các mức thuế trần ràng buộc. Việt Nam có thể áp đặt mức thuế thực tế có hiệu quả cao nhất (theo nghĩa tăng nguồn thu từ thuế nhập khẩu) thông qua áp dụng
một mức thuế tương đối đồng nhất. Như đã đề cập, việc cắt giảm các mức thuế quan
cao, nhất là thuế đỉnh, đồng nhất hóa mức thuế quan áp dụng có thể làm tăng nhập
khẩu chính thức, qua đó làm tăng thu thuế nhập khẩu (và cả thuế TTĐB, thuế GTGT) và giảm thiểu các vấn đề có liên quan tới cán cân thanh toán, trục lợi, tham nhũng), tuy nhiên, điều này đã khơng được tính đến trong các ước tính trên. Ngồi ra, với 30% số dòng của Biểu thuế cam kết mức trần cao hơn mức thuế suất (MFN) hiện hành với 3.170 dòng thuế (chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải), Việt Nam có thể nâng mức thuế thực tế lên mức “kịch
trần”, điều này, ngược lại có thể làm tăng số thu thuế nhập khẩu từ nhóm dịng thuế
này. Tuy nhiên, Việt Nam cần tính kỹ lợi ích và chi phí tổng thể của biện pháp này. Tóm lại, Việt Nam khơng nên lo ngại quá mức về tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế quan đối với thu NSNN. Về ngắn hạn, trong 1 – 2 năm đầu, sự sụt giảm nhẹ trong thu NSNN có thể xảy ra song khi tác động động (lan tỏa) của tự do hóa thương mại bắt
đầu “bén” thì sự thất thu có thể dần được bù đắp. Hơn nữa, nếu chỉ nhằm giảm mức
thất thu NSNN mà khơng tính đến các tác động khác, Việt Nam nên có những điều
chỉnh, cải cách thích hợp hệ thống thuế của mình để tối thiểu hóa tác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết gia nhập.