21 Nguồn: Tổng cục thống kê
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống chính sách thuế
3.1.2.1. Mục tiêu chiến lược
Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý đi đơi với hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo bình đẳng, cơng bằng xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, chính sách thuế phải là cơng cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với
nền kinh tế, động viên được các nguồn nội lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất;
khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao. Đầu tư vào
vùng kinh tế xã hội khó khăn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Hai là, chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nhu
cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho tích lũy phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu tốc độ tăng thu bình quân
và giai đoạn 2010 – 2020 khoảng 25% GDP. Trong cơ cấu thu ngân sách, thuế gián thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn (đến năm 2010 khoảng 55%; hiện nay là 41%). Thuế gián thu tăng chủ yếu là do tăng trưởng kinh tế và do chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghệ và dịch vụ. Thuế trực thu tăng nhưng thấp hơn thuế gián thu (đến năm 2010 khoảng 25%; hiện nay là 22%) là do hiệu quả chưa cao. Mặt khác, Nhà nước vẫn cần tiếp tục miễn, giảm thuế TNDN để khuyến khích đầu tư, khuyến khích những ngành nghề, lĩnh vực và các địa bàn kém phát triển, có điều kiện khó khăn và đặc biệt
khó khăn. Miễn giảm thuế sử dụng đất nơng nghiệp để khoan sức dân, tạo điều kiện
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Không thu sử dụng vốn NSNN để doanh nghiệp Nhà nước có thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh…
Ba là, chính sách thuế phải vừa bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn đối với các
ngành kinh tế trọng điểm tạo nền tảng cho việc thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời phù hợp với các cam kết của WTO cũng như tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện chính sách mở cửa để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; từng bước bảo đảm, chủ động và nâng cao hiệu quả trong hội nhập với hệ thống thuế quốc tế.
Bốn là, chính sách thuế phải tạo mơi trường pháp lý bình đẳng, cơng bằng. Áp dụng hệ
thống chính sách thuế thống nhất khơng phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Năm là, chính sách thuế phải từng bước đảm bảo đơn giản, minh bạch, công khai, dân
chủ trong công tác quản lý; dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế, đảm bảo đúng chính sách, thu đủ và kịp thời các khoản thuế vào NSNN.
Dựa trên các tư tưởng chủ đạo đã phân tích, việc điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam trong thời gian tới nên được triển khai thực hiện theo các phương hướng cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, để đảm bảo tối thiểu hóa thất thu NSNN từ thuế nhập khẩu cần xây dựng lộ
trình cắt giảm thức thuế quan thực tế hợp lý trên cơ sở tính đến lợi ích tổng thể quốc gia, với độ linh hoạt (chênh lệch giữa mức thuế quan cam kết và thực tế) cần thiết để bảo hộ một cách hữu hiệu một số ngành hàng có thể bị tổn thương và có tiềm năng phát triển trên nguyên tắc chung là mức thuế quan áp dụng phải không cao hơn mức thuế trần cam kết.
Thứ hai, thực hiện việc cắt bỏ các hàng rào thương mại và các công cụ thuế khác theo
hướng tăng các nguồn thu NSNN để bù đắp sự giảm sút có thể trong thu từ nhập khẩu;
thực hiện cắt giảm và điều chỉnh có hiệu quả các loại thuế để giảm chi NSNN, góp
phần kiểm sốt mức thâm hụt NSNN ở mức an toàn. Trong chi NSNN, các chi phí có liên quan tới thực thi các cam kết gia nhập và tăng hiệu quả hội nhập cũng cần lưu tâm
đúng mức.
Thứ ba, trên cơ sở các quy định của WTO và hiện trạng trong nước, điều chỉnh chính
sách thuế để bảo hộ ngành một cách thích hợp và có hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực (có thể) đối với những đối tượng dễ bị tổn thương.
Thứ tư, sau khi gia nhập WTO, việc nhận dạng những thất bại thị trường (ví dụ, thiếu
vắng thị trường tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạng lưới an sinh xã
hội…) để đối phó và giảm thiểu chúng là rất cần thiết. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng
cần phịng tránh “thất bại của Chính phủ” và “thất bại của hội nhập” – những rủi ro có liên quan tới những yếu kém trong năng lực hoạch định chính sách và điều hành quản lý nhà nước trong bối cảnh mới. Để phòng chống và giảm thiểu những dạng rủi ro này, Việt Nam cũng cần khoản chi NSNN thích hợp cho các quỹ/chương trình trợ cấp để nâng cao năng lực thể chế nói chung và năng lực và nhận thức của Chính phủ, Quốc hội và Đảng nói riêng, cũng như để thực hiện có hiệu quả những cải cách cơ cấu, tự do hóa tài chính và hội nhập sâu và rộng hơn vào nền tài chính và thương mại tồn cầu.