Quy định cho vay đối với khách hàng của ngân hàng MHB:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh trà vinh (Trang 43)

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MHB

2.3.1. Quy định cho vay đối với khách hàng của ngân hàng MHB:

- Nguyên tắc cho vay: Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Điều kiện cấp tín dụng: Khách hàng chỉ được giải quyết cấp tín dụng khi thuộc

đối tượng theo qui định của ngân hàng MHB, đồng thời hội đủ các điều kiện sau:

+ Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp

luật hiện hành;

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp;

+ Có dự án đầu tư và/hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống, ... kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Đối tượng cấp tín dụng: Ngân hàng MHB khơng cấp tín dụng đối với những đối

tượng sau:

+ Để mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

+ Để thanh tốn chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. + Để đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Thời hạn cho vay: Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng theo các loại sau: + Cho vay ngắn hạn ứng với thời hạn cho vay đến 12 tháng.

+ Cho vay trung hạn ứng với thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. + Cho vay dài hạn ứng với thời hạn cho vay trên 60 tháng.

- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay tại ngân hàng MHB được xác định dựa trên các yếu tố:

+ Chi phí vốn cho vay: Chi phí huy động vốn, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản, chi phí hoạt động.

+ Mức lợi nhuận kỳ vọng.

2.3.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng MHB CN TV: gồm các bước

- Tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. - Thẩm định tín dụng.

- Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. - Thủ tục hồ sơ và giải ngân

- Quản lý danh mục, giám sát khoản tín dụng đã cấp.

- Thu nợ, cơ cấu nợ, cho vay bổ sung và kết thúc giao dịch cấp tín dụng.

2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng MHB Chi nhánh Trà Vinh: 2.3.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn: 2.3.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn:

Với phương châm “đi vay để cho vay”, trong thời gian qua ngân hàng MHB Chi nhánh Trà Vinh đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu hút nguồn vốn huy động nhằm chủ động trong công tác cho vay. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của tỉnh là tỉnh nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao nên khả năng tích lũy chưa nhiều, mặt khác trên địa bàn tỉnh có rất ít các tổ chức kinh tế có nguồn vốn nhàn rỗi lớn nên cơng tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế.

Kết quả huy động vốn tại Chi nhánh trong thời gian qua như sau:

Bảng 1: Tổng hợp tình hình HĐV của Ngân hàng MHB CN Trà Vinh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

1. Huy động vốn trên địa bàn 149.371 197.518 312.071 365.154

a) Tiền gởi của các TCKT 36.578 60.611 79.485 84.070 b) Tiền gởi tiết kiệm 73.734 112.500 196.312 225.596 c) Tiền gởi kỳ phiếu, trái phiếu 28.321 17.153 31.297 51.722 d) TCTD Khác 10.738 7.254 4.977 3.766

2. Nhận VĐH từ NH MHB 309.751 379.428 347.721 474.577

Tổng nguồn VHĐ 459.122 576.946 659.792 839.731

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NH MHB CN TV từ 2006-2009)

- Qua bảng số liệu trên cho thấy, vốn huy động của ngân hàng MHB Chi nhánh Trà Vinh có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng vốn huy

động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, trong bốn năm trở lại đây, bình quân tỷ lệ này

chiếm khoảng 10,69 %/tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng.

- Năm 2006, vốn huy động của Chi nhánh là 149.371 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 32,53%/tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gởi của các tổ chức kinh tế là 36.578 triệu đồng, chiếm 7,97%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi tiết kiệm 73.734 triệu đồng, chiếm 16,06%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi kỳ phiếu, trái phiếu là 28.321 triệu

đồng, chiếm 6,17%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi của các tổ chức tín dụng khác là 10.738 triệu đồng, chiếm 2,33%/tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn tại Chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn nên Chi nhánh phải nhận vốn điều hòa từ ngân hàng MHB là 309.751 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 67,47%/tổng nguồn vốn huy động.

- Năm 2007, vốn huy động của Chi nhánh là 197.518 triệu đồng, tăng 48.147 triệu

đồng so với năm 2006, chiếm tỷ lệ 34,24%/tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gởi

của các tổ chức kinh tế là 60.611 triệu đồng, chiếm 10,51%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi tiết kiệm 73.734 triệu đồng, chiếm 16,06%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi kỳ phiếu, trái phiếu là 28.321 triệu đồng, chiếm 6,17%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi

của các tổ chức tín dụng khác là 10.738 triệu đồng, chiếm 2,33%/tổng nguồn vốn huy

động. Vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 tăng là do Chi nhánh đã áp dụng tốt các chính sách khách hàng. Mặc dù vốn huy động tăng nhưng cũng mới chỉ đạt 34,24%/tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn tại Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn nên Chi nhánh phải nhận vốn điều hòa từ ngân hàng MHB là 379.428 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 65,76%/tổng nguồn vốn huy động.

- Năm 2008, vốn huy động của Chi nhánh là 312.071 triệu đồng, tăng 114.553 triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ lệ 47,30%/tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gởi của các tổ chức kinh tế là 79.485 triệu đồng, chiếm 12,05%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi tiết kiệm 196.312 triệu đồng, chiếm 29,75%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi kỳ phiếu, trái phiếu là 31.297 triệu đồng, chiếm 4,75%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi của các tổ chức tín dụng khác là 4.977 triệu đồng, chiếm 0,75%/tổng nguồn vốn huy

động. Vốn huy động năm 2008 tăng mạnh là do Chi nhánh tiếp tục áp dụng tốt các chính sách khách hàng, nên đã duy trì được nguồn tiền gửi của các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm một số khách hàng mới. Ngoài ra, Chi nhánh tích cực thực hiện

cơng tác huy động tiền gửi trong dân cư bằng các cơng cụ huy động có ưu đãi như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có khuyến mãi,… Vốn huy động tại Chi nhánh tăng lên 47,30%/tổng nguồn vốn huy động, từ đó dẫn đến tỷ lệ nhận vốn điều hòa từ ngân hàng MHB giảm xuống còn 52,70%/tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn tại Chi nhánh dần dần từng bước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn.

- Năm 2009 vốn huy động của Chi nhánh là 365.154 triệu đồng, tăng 53.083 triệu đồng so với năm 2008, chiếm tỷ lệ 43,49%/tổng nguồn vốn huy động, trong đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 84.070 triệu đồng chiếm 10,01%/tổng nguồn vốn huy động; tiền gởi tiết kiệm 225.596 triệu đồng, chiếm 26,87%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi kỳ phiếu, trái phiếu là 51.722 triệu đồng, chiếm 6,16%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gởi của các tổ chức tín dụng khác là 3.766 triệu đồng, chiếm 0,45%/tổng nguồn vốn huy

động. Vốn huy động năm 2009 tăng, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ 43,49%/tổng nguồn vốn huy động, vì thế Chi nhánh vẫn phải nhận vốn điều hòa từ Ngân hàng MHB là trên 50% .

- Nhìn chung qua các năm nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng mạnh do Chi nhánh áp dụng tốt các chính sách khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng cịn thấp trong tổng vốn

huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

của Chi nhánh chưa đồng đều và có chênh lệch khá cao, năm 2007 đạt tốc độ tăng 32,23% so với năm 2006, năm 2008 đạt tốc độ tăng 58,00% so với năm 2007, năm 2009 chỉ đạt tốc độ tăng 17,01% so với năm 2008. Nguyên nhân năm 2009 tình hình kinh tế Việt Nam

đã dần phục hồi và đi vào ổn định, nên một số khách hàng đã rút tiền gởi ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong các năm 2006 - 2009, tỷ lệ huy động vốn của Chi nhánh chỉ đạt từ 32 – 47%/tổng nguồn vốn huy động, do đó Chi nhánh phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn nhận điều hòa từ ngân hàng MHB, từ đó làm hạn chế tính chủ động trong việc sử dụng vốn. Đặc biệt là những năm gần đây, lãi suất nhận vốn điều hòa từ ngân hàng MHB cao so với vốn huy động từ tổ chức và dân cư. Đến năm 2009, tình hình

huy động vốn tại Chi nhánh có chiều hướng khơng thuận lợi, chiếm 9,84% thị phần của

toàn địa bàn và chỉ 43,49%/tổng nguồn vốn huy động, từ đó Chi nhánh đã gặp khó khăn

trong việc tự cân đối được vốn kinh doanh, vì thế, Chi nhánh phải tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn, bởi nguồn vốn trong dân cư là rất lớn. Ngoài ra, nhu cầu vốn để

phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cịn rất lớn do đó việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn vốn huy động là yêu cầu cần thiết trên cơ sở đó đảm bảo tính chủ động về nguồn vốn cho đầu tư tín dụng và cũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh.

2.3.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn - cho vay nền kinh tế:

- Hoạt động cho vay là hoạt động chính trong hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt

động cho vay chiếm tỷ trọng trên 95% trong tổng thu nhập của Chi nhánh, nên phần sử

dụng vốn của Chi nhánh cũng như hoạt động tín dụng được hiểu như là hoạt động cho vay của ngân hàng MHB Chi nhánh Trà Vinh. Sự chuyển hóa vốn huy động sang vốn tín dụng

để bổ sung vốn cho nền kinh tế khơng những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với

bản thân ngân hàng vì nhờ cho vay mà ngân hàng có nguồn thu nhập lớn, từ thu nhập đó

đủ chi trả khoản lãi tiền gửi của khách hàng, lãi nhận vốn điều hòa từ ngân hàng MHB, bù đắp các chi phí hoạt động ngân hàng và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

- Ngân hàng là “người đi vay” để “cho vay” do đó vốn huy động được, ngân hàng phải tìm cách làm thế nào để sử dụng cho vay được an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Vì

vậy, ngồi việc ngân hàng phải quản lý chặt chẽ các món vay, cịn phải tìm hiểu, thu thập thơng tin và lựa chọn những khách hàng đáng tin cậy để cho vay trong khả năng kiểm sốt của mình nhằm hạn chế ít nhất khả năng xảy ra rủi ro, đem lại lợi nhuận cho mình.

Bảng 2: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tại NH MHB CN TV từ năm 2006-2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tổng DSCV 353.297 770.167 1.159.028 1.531.647

- DS cho vay ngắn hạn 307.368 688.516 1.026.598 1.400.392 - DS cho vay trung-dài hạn 45.929 81.651 132.430 131.255

Tổng DSTN 283.336 646.314 1.090.529 1.352.788

- Thu nợ cho vay ngắn hạn 227.388 572.501 1.012.776 1.257.558 - Thu nợ cho vay trung-dài hạn 55.948 73.813 77.753 95.230

Tổng dư nợ 435.453 559.306 627.805 806.664

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 340.393 456.408 470.230 613.064 - Dư nợ cho vay trung-dài hạn 95.060 102.898 157.575 193.600 Tỷ lệ tăng giảm dư nợ so với năm trước 19,14% 28,44% 12,25% 28,49%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NH MHB CN TV từ 2006–2009)

- Tình hình dư nợ của ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh các năm qua cho thấy

đều tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều, riêng năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng tụt thấp xuống (chỉ tăng 12,25%), nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao, Chính phủ thắt chặt tiền tệ, lãi suất biến động liên tục và tăng cao, … nên nhà đầu tư rất thận trọng trong việc vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh đã tăng lên 28,49%, nguyên nhân: Chính phủ đã kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi

và đi vào ổn định nhà đầu tư đã mạnh dạn và an tâm vay vốn để đầu tư, nhưng tỷ trọng dư

nợ của Chi nhánh so tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn vẫn cịn thấp chỉ chiếm 11,45%.

Bảng 3: Dư nợ tại NH MHB CN Trà Vinh theo thời gian từ năm 2006 - 2009 Đơn vị tính:Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Chỉ tiêu Tổng

dư nợ ST % Tăng(giảm) ST % Tăng(giảm)

2006 435.453 340.393 78,17 30,71% 95.060 21,83 (9,53)% 2007 559.306 456.408 81,60 34,08% 102.898 18,40 8,25% 2008 627.805 470.230 74,90 3,03% 157.575 25,10 53,14% 2009 806.664 613.064 76,00 30,36% 193.600 24,00 22,86%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của MHB CN TV từ 2006-2009)

Cơ cấu dư nợ giữa ngắn hạn và trung hạn - dài hạn qua các năm cho thấy Chi nhánh ln duy trì ổn định ở mức hợp lý với dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng từ 75% - 80%/tổng dư nợ và tỷ lệ này đối với dư nợ trung – dài hạn là 20% - 25%/tổng dư nợ. Cơ cấu trên giúp cho Chi nhánh hoạt động cân đối và an toàn.

2.4. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH: CHI NHÁNH TRÀ VINH:

2.4.1. Đánh giá thực trạng về chất lượng tín dụng:

Trong q trình phát triển kinh tế xã hội, giữa hai mặt: phía ngân hàng và khách hàng; chất và lượng ln có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Tăng trưởng tín dụng cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Trước yêu cầu cần một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế, trong những năm qua Chi nhánh luôn cố gắng tăng khối lượng cho vay đáp

ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh dư nợ tín dụng, với quy mơ lớn thường đi kèm với nhiều rủi ro. Do đó, làm thế nào để đảm bảo cung ứng đủ vốn với nhu cầu ngày càng tăng phục vụ tăng trưởng kinh tế vừa

đảm bảo được chất lượng tín dụng là vấn đề đã và đang được NHNN, các NHTM trên địa

2.4.1.1. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ trọng nợ xấu tại Chi nhánh:

Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh từ năm 2006-2009

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Nợ QH Tỷ trọng /∑dư nợ 2006 3.911 0,90% 2007 9.006 1,61% 2008 16.685 2,66% 2009 20.450 2,54%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NH MHB CN TV từ 2006-2009)

Qua bảng tổng kết về tình hình nợ quá hạn, cho thấy trong ba năm từ 2007 đến 2009 nợ quá hạn có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Trong tổng nợ quá hạn thì phần lớn là nợ quá hạn thông thường do khách hàng thực hiện không đúng các nghĩa vụ cam kết với ngân hàng Riêng hai năm 2007 và 2008 theo bảng số liệu thì nợ quá hạn của Chi nhánh đã tăng khá mạnh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu thực tế nợ quá hạn của hai năm này đột ngột tăng mạnh như số liệu trên bảng báo cáo thì đó là một điều

đáng lo ngại cho chất lượng tín dụng của chi nhánh. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần đặc

biệt quan tâm (mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trong giới hạn cho phép), nhưng điều này sẽ ảnh

hưởng đến mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Sau những vụ án lớn liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, ngành ngân hàng cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực về chất lượng trong lĩnh vực tín dụng, nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, nhiều văn bản chấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh trà vinh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)