Thực hiện trợ giúp có trọng điểm

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 104 - 107)

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, vì tất cả các Chính phủ đều có nguồn ngân sách hạn chế, trong khi nhu cầu trợ giúp của các DN nói chung và DNNVV nói riêng là rất lớn và nhìn chung đều vượt quá khả năng của Chính phủ. Trong mỗi giai đoạn nhất định, mỗi quốc gia đều lựa chọn một số lĩnh vực mà quốc gia mình có lợi

thế để tập trung phát triển. Đối với Việt Nam, trong điều kiện rất hạn chế về tài chính cho hoạt động trợ giúp DNNVV, chúng ta càng phải kiên định với nguyên tắc trợ giúp có trọng điểm, có thể việc trợ giúp chỉ thực hiện được với một số ít DN, nhưng đảm bảo rằng sau khi nhận được sự trợ giúp, DN đó có thể có được khả năng cạnh tranh. Hoạt động trợ giúp DNNVV cần tránh xu hướng chia đều và sự trợ giúp mà mỗi DN nhận được đều không giải quyết được khó khăn của DN như chúng ta đã làm trước đây.

KẾT LUẬN

Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh sự hình thành, phát triển và thống trị của các công ty xuyên quốc gia, các DNNVV vẫn có vị trí quan trọng trong các nền kinh tế, kể cả ở các nước phát triển. Sự phân công lao động xã hội chuyên môn hóa cao đã tạo điều kiện và những vị trí quan trọng, cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các DNNVV như một nguồn lực bổ sung, hỗ trợ sự phát triển của các DN lớn trong tổng thể nền kinh tế.

Với phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng, sự phát triển của DNNVV có tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Luận văn đã khái quát hoá các nội dung cơ bản của DNNVV như khái niệm, đặc điểm và vai trò của các DNNVV và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với loại hình DN này. Luận văn cũng đã trình bày được những nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Việt Nam và phân tích một số yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước trong công tác hỗ trợ DNNVV trước những cơ hội và thách thức mà các DNNVV đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

Những phân tích và đánh giá trong luận văn đã phần nào phản ánh được thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay. Có thể nói, những yếu tố chủ yếu gây trở ngại đối với DNNVV Việt Nam là khả năng tiếp cận nguồn vốn, những bất cập về chính sách quản lý đất đai, chính sách thuế và công tác quản lý thuế, xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan, tính không minh bạch của hệ thống chính sách và thể chế hiện hành. Luận văn cũng đã đề cập và phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Philippin, Singapore – là những nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam, để từ đó rút ra một số kinh nghiệm và bài học trong công tác hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam. Qua phân tích cho thấy, các biện pháp hỗ trợ của các nước tập trung chủ yếu vào hỗ trợ tài chính, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển và đổi mới công nghệ, giúp liên kết DNNVV với DN lớn.

Từ việc phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện có. Theo đó, Nhà nước và các Hiệp hội cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hệ thống hỗ trợ DNNVV trên toàn quốc; cải cách hệ thống thuế, tín dụng, chính sách đất đai áp dụng cho các DNNVV.

Phát triển DNNVV Việt Nam là một chủ trương lâu dài và đúng đắn của Đảng và nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước. Nhờ có chính sách đúng đắn này mà các DNNVV đã đạt được sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các DNNVV phải đương đầu với rất nhiều biến động trên trường, đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các DN trong khu vực và trên thế giới. Chỉ bằng sự nỗ lực đơn lẻ của các DNNVV thì khó có thể thành công trước những thách thức của quá trình hội nhập. Các DNNVV cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, đặc biệt trong việc giảm thiểu các rủi ro, các rào cản từ phía cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng, thuận lợi, rõ ràng và minh bạch nhằm khuyến khích các DNNVV phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)