Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 40 - 42)

Các vấn đề kỹ thuật và công nghệ là những yếu tố quyết định sự thành bại của DN trên thương trường mà đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Tuy nhiên, cũng như với các DN nói chung, các DNNVV phải đối mặt với tình trạng trang thiết bị máy móc, công nghệ lạc hậu, què quặt.

Biểu đồ 2.7. Đặc điểm công nghệ của DNNVV

Nguồn: Điều tra DNNVV năm 2005 - CIEM, DOE, ILSSA.

Hầu hết công nghệ đang được sử dụng trong các DNNVV Việt Nam hiện được đánh giá là lạc hậu. Đại đa số những người chủ của các DNNVV không có kiến thức, thông tin, kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến lựa chọn, mua và chuyển giao công nghệ. Do ảnh hưởng của tư duy sản xuất nhỏ và một phần là do thiếu vốn, rất nhiều DNNVV đầu tư nhỏ giọt, làm từng phần, mỗi năm mua thêm một số máy móc, thiết bị rồi vừa làm vừa cải tiến. Theo một cuộc nghiên cứu về vấn đề này ở các tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cho thấy 62% DNNVV vẫn cho rằng họ không cần phải thay đổi công nghệ hoặc không thể đưa ra câu trả lời

rằng họ có cần đổi mới công nghệ hay không. Trong số những người cho rằng cần thay đổi công nghệ, chỉ có 15% đã có hoặc có kế hoạch cụ thể cho việc thay đổi, số còn lại chưa có một ý nghĩ rõ ràng nào về việc này. Họ nói cần phải thay đổi công nghệ nhưng dường như vẫn đang chờ đợi một sự trợ giúp nào đó từ bên ngoài. Rất ít các chủ DN có quyết tâm thay đổi và nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn lực cho sự thay đổi công nghệ. Tình trạng này cho thấy các DNNVV vẫn đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của công nghệ và tính bức bách của việc đổi mới công nghệ. Các thông tin này cũng nói lên rằng để có thể thay đổi công nghệ, họ rất cần được trợ giúp cả về nhận thức, kỹ thuật và tài chính.

Bảng 2.3. Chỉ số đổi mới công nghệ của các DNNVV

Ngành Chỉ số công nghệ Chế biến thực phẩm 69 Chế tạo máy 75.9 Các dịch vụ khác 59.4 Dịch vụ, thương mại 80.9 Dệt may, da giày 71.8 Chế biến gỗ 72.5 Các ngành chế tác khác 77 Tính chung cho DNNVV 74.9

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2007.

Chỉ số này được cho điểm từ 1-100. Nếu tuổi đời của máy móc càng cao thì chỉ số này càng lớn. Kết quả cho thấy, các ngành dệt may, chế biến đồ gỗ, thực phẩm là những ngành có chỉ số đổi mới công nghệ thấp nhất. Điều đáng xem xét là đây lại chính là những ngành đang giữ vai trò chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới. Có thể việc lựa chon công nghệ cũ là phù hợp với các DNNVV do điều kiện thiếu vốn và các yếu tố khác, nhưng về lâu dài, điều đó có thể dẫn đến tình trạng “cái bẫy” của công nghệ thấp làm xói mòn khả năng cạnh tranh của các DNNVV. Việc đảm bảo một sự hài hòa giữa yêu cầu tồn tại trước mắt và

chiến lược phát triển lâu dài thực sự là một vấn đề quá sức đối với các DNNVV hiện nay.

Điều này cũng là động lực làm nảy sinh nhu cầu vay vốn và do đó thúc đẩy thị trường vốn cho các ngân hàng thương mại. Năng lực tiếp nhận, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, quản lý ở các DNNVV lệ thuộc vào nhận thức, thông tin, quản lý, nhân lực và vốn của DN. DNNVV Việt Nam cần phải nhanh chóng tự mình nhận ra và thay đổi để có thể thích ứng được với bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường. Nhà nước và các tổ chức của DN được sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế cũng cần dành cho các DNNVV nhiều sự hỗ trợ hơn và hỗ trợ có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 40 - 42)