Chính sách khuyến khích đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 57 - 60)

Thực tế những năm qua cho thấy hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư, đặc biệt cùng với Luật DN đã có những đóng góp đáng kể, quan trọng cho sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước nói chung và DNNVV nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư cho thấy vẫn còn những bất cập, cản trở DN nói chung và DNNVV nói riêng tiếp cận hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư.

- Hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư còn dàn trải, quá phức tạp, khập khiễng, chồng chéo: thể hiện nhiều loại, nhiều cấp văn bản quy phạm khác nhau; các loại quy định chính sách ưu đãi cụ thể áp dụng cho nhóm lĩnh vực, địa bàn nhất định (như phát triển kinh tế cửa khẩu; phát triển thương mại miền núi, hải đảo; xây dựng nhà ở cho thuê…); hoặc cho một số chương trình cụ thể, văn bản quy định về một loại hỗ trợ, ưu đãi cụ thể (như miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu; hỗ trợ xuất khẩu…).

- Chính sách ưu đãi đầu tư đối với một số lĩnh vực được quy định trong nhiều văn bản, phức tạp, khó theo dõi, chưa tạo điều kiện cho DN dễ dàng tiếp cận để hưởng ưu đãi.

- Trong một số trường hợp, chính sách ưu đãi đầu tư đối với cùng một đối tượng quy định ở các văn bản là khác nhau, làm cho việc triển khai thực hiện gây khó khăn, gây thắc mắc từ phía nhà đầu tư.

- Một số chính sách ưu đãi đầu tư được ban hành không khả thi nên không thực hiện được trong thực tế hoặc chưa phù hợp với các điều kiện thực tế và cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hơp. Ví dụ, quy định về việc nhà nước góp vốn vào DN; chính sách ưu đãi vào các vùng khó khăn chưa đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư…

- Nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương, nhiều địa phương thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” thông qua việc ban hành một số chính sách ưu đãi “vượt khung” so với quy định chung của Nhà nước. Các chính sách này, một mặt vi phạm luật pháp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, mặc khác sẽ làm giảm một phần nguồn thu ngân sách của địa phương. Việc thực thi các chính sách đó không phù hợp với pháp luật hiện hành. Do đó, cần có các biện pháp giảm thiểu những chênh lệch về chính sách giữa trung ương và địa phương.

- Còn có những quy định thiếu rõ ràng, minh bạch, gây bất cập trong việc triển khai thực hiện và việc không thống nhất trong cách hiểu và thực hiện.

+ Công tác theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư còn yếu: Chính sách ưu đãi đã được rất nhiều Bộ, ngành trình Chính phủ ban hành, trong một số trường hợp chính sách ban hành nhưng không quy định việc theo dõi tình hình triển khai thực hiện.

+ Việc phối hơp giữa các cơ quan thực thi chính sách còn chưa đồng đều ở các địa phương và ở một số địa phương công tác này còn chưa tốt.

+ Chính sách ưu đãi của Chính phủ là nhất quán. Song còn phổ biến tình trạng hướng dẫn của một số Bộ, ngành đối với các chính sách ưu đãi của Nhà nước còn chậm, chưa toàn toàn phù hợp với quy định của Luật; cơ quan cấp dưới không tuân theo quyết định, chỉ thị của cấp trên; và do có nhiều cơ quan nhà nước cùng quản lý một lĩnh vực, dẫn đến tình trạng chính sách ưu đãi của Chính phủ không đến được với nhà đầu tư, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư.

+ Thủ tục để được hưởng ưu đãi quy định tại các văn bản này còn nhiều bất cập như thiếu tính đồng bộ, nhất quán, thậm chí không đủ cơ sở pháp lý để nhà đầu tư có thể được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước.

+ Công tác thông tin về chính sách, quy định về ưu đãi đầu tư còn chưa tốt, dẫn đến việc chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch của các chính sách, quy định đó.

Nguyên nhân cản trở các DNNVV tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm:

+ Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tập thể, các trang trại chưa được hưởng các ưu đãi đầu tư. Nguyên nhân là do các cơ sở này thường được áp dụng hình thức thuế khoán, do vậy không đáp ứng được quy định chế độ báo cáo tài chính của ngành thuế quy định tại Thông tư số 98/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính, trong đó quy định nhà đầu tư chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư khi thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

+ Các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh ở cấp quận/huyện chưa thực sự quan tâm đến các cơ sở kinh tế tập thể, kinh tế trang trại; trình độ của cán bộ về chuyên

môn nghiệp vụ để giải quyết ưu đãi cũng hạn chế, nhất là các vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

+ Do đặc thù của hộ kinh doanh cá thể, trang trại và khu vực kinh tế tập thể, họ không thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu và/hoặc tìm phương cách tiếp cận với các chính sách khuyến khích đầu tư như các DN có quy mô lớn hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)