a. Về tiếp cận thông tin
Các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc được đáp ứng nhu cầu thông tin từ thông tin về thị trường bao gồm thông tin về thị trường sản phẩm và thông tin về đánh giá chất lượng sản phẩm. Thông tin về thị trường sản phẩm là vấn đề cốt yếu mà DN cần phải quan tâm nhiều nhất, bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, theo kết quả các cuộc điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và của Viện Kinh tế thế giới, thì DN Việt Nam thiếu nhiều thông tin về thị trường hiện có và chưa đánh giá đầy đủ vai trò và thị phần của mình trên thị trường. Do đó, cần phải có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai cụ thể từ phía Chính phủ, mà đặc biệt là hệ thống cung cấp thông tin cần tích cực hơn nhằm hỗ trợ DN trong việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ kịp thời giúp cho DN đưa ra được những chiến lược tối ưu.
Một trong các loại thông tin mà DN tỏ ra hết sức quan tâm đó là thông tin về chính sách, khung khổ pháp lý như: thông tin về cơ chế chính sách, thông tin về thủ tục hành chính và thông tin về đất đai cũng như Luật Đất Đai. Vấn đề thông tin về cơ chế chính sách là vấn đề mà hầu hết các DN Việt Nam rất quan tâm. Theo số liệu của Cục Phát triển DNNVV – Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều tra DN trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố phía Bắc thì các DN Việt Nam quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến DN. Do đó, cần phải đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cũng như cung cấp tốt loại thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến DN cho các chủ DN Việt Nam.
Ngoài ra, thông tin về hội nhập trong bối cảnh nước ta đã và đang tích cực hội nhập với kinh tế thế giới đối với DNNVV là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, kết quả
điều tra cho thấy các DNNVV còn chưa được thông tin đầy đủ về quá trình hội nhập cũng như những kiến thức cần thiết về hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là: số DN biết các thông tin về lịch trình giảm thuế trong khuôn khổ AFTA – APEC là 33%, còn không biết là 14%; thông tin về WTO và quá trình hội nhập WTO lần lượt là 32% và 14%. Nhìn chung các DNNVV chưa có hiểu biết chung về quá trình hội nhập do ít được tiếp cận đến các thông tin về những vấn đề này. DN còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa khi tiếp cận và khai thác những thông tin cụ thể liên quan đến các quy định hội nhập trong từng lĩnh vực, ngành hàng.
Biểu đồ 2.9. Hiểu biết của DNNVV về hội nhập kinh tế quốc tế
Có thông tin về hội nhập 57% Có bước chuẩn bị ban đầu 29% Chưa biết gì về hội nhập 14%
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2007. b. Về các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh bao gồm tất cả các dịch vụ cung cấp cho DN bao gồm dịch vụ tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, marketing, thiết kế bao bì, dịch vụ tin học… giúp cho các DN, nhất là các DNNVV giảm chi phí cố định, cung cấp kỹ năng và nâng cao chất lượng hoạt động, cải thiện hiệu quả kinh doanh, cung cấp thông tin thị trường.
Hiện nay, hầu hết các nhà cung ứng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh tại nước ta có quy mô nhỏ và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Dịch vụ được cung cấp còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính chung chung và ít bám sát nhu cầu của
khách hàng, giá cả các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh ở Việt Nam còn đắt so với chất lượng cung cấp.
Bên cạnh đó, nhiều DNNVV chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ hỗ trợ phát triển. Số lượng DN đi thuê dịch vụ hỗ trợ phát triển từ bên ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ.
Biểu đồ 2.10. Sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của DNNVV
Có sử dụng dịch vụ, 35,3% Không sử dụng dịch vụ, 64,7%
Số lượng điều tra: 525 DNNVV.
Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), 2006.
Bảng 2.5. Ý kiến của các DNNVV về tầm quan trọng của các dịch vụ hỗ trợ
Đơn vị: % Thông tin thị trường và dịch vụ hỗ trợ thương mại
Dịch vụ thông tin về công nghệ và đầu vào Dịch vụ vận tải Dịch vụ thuế Kiểm toán Dịch vụ pháp lý 2,7 1,2 59,4 15,8 1,2 3,7 Không sử dụng các dịch vụ trên 26,5
Khoảng 55% DN coi các dịch vụ vận tải là quan trọng để vận hành DN. Tất cả các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác được sử dụng ở mức độ ít hơn nhiều.