Tình hình cho vay của HDBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà TP HCM (Trang 39 - 47)

CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI HDBANK

2.2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HDBANK

2.2.2 Tình hình cho vay của HDBank

2.2.2.1 Thể lệ tín dụng và quy trình cho vay của HDBank - Quy chế cho vay của HDBank:

● Nguyên tắc vay vốn:

Khách hàng vay vốn của HDBank phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

● Điều kiện vay vốn:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy

định của pháp luật.

- Sử dụng vốn vay vào mục đích hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết.

● Thời hạn cho vay:

Căn cứ để xác định và quyết định thời hạn cho vay: Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng; chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng; thời hạn thu hồi vốn của dự án; thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam;

● Thể loại cho vay:

- Cho vay trung hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: khoản cho vay có thời hạn từ trên 60 tháng.

● Lãi suất cho vay:

- HDBank công bố biểu lãi suất cho vay và các loại phí cho khách hàng trong từng thời kỳ.

- Lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng vay được xác định theo nguyên tắc: không được thấp hơn mức lãi suất sàn do Tổng Giám đốc quy định trong từng thời kỳ; tuỳ thuộc vào thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khoản vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp đảm bảo tiền vay, chi phí quản lý khoản vay, trích dự phịng rủi ro và có lãi.

- HDBank và khách hàng thỏa thuận ghi vào HĐTD mức và cách tính lãi suất cho

vay trong hạn, lãi suất phạt quá hạn, phí liên quan đến hoạt động cho vay theo quy

định hiện hành của HDBank.

***Quy trình cho vay tại hệ thống HDBank:

Xây dựng quy trình cho vay khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với các

NHTM trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Quy trình cho vay được tóm tắt qua các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến khoản vay.

Thu thập thông tin liên quan đến khoản vay làm cơ sở phân tích và đánh giá các khoản vay từ đó đưa ra quyết định cho vay cũng như đánh giá mức độ rủi ro đối với khoản vay, mức độ hiểu biết khách hàng vay phụ thuộc vào lượng thông tin thu thập và khả năng xử lý hiệu quả nguồn tin đó. Thơng tin mà ngân hàng phải thu thập gồm:

- Thông tin từ khách hàng vay: Đây là những thông tin mà khách hàng vay phải cung cấp cho ngân hàng khi đặt quan hệ tín dụng, hồ sơ về loại thông tin này bao gồm:

+ Hồ sơ phản ánh về tư cách pháp lý.

+ Hồ sơ phản ánh về kế hoạch, chiến lược SXKD.

+ Phương án, d ự án vay vốn và kế hoạch trả nợ khoản vay.

+ Hồ sơ phản ánh về bảo đảm tiền vay.

- Thông tin từ nguồn lưu trữ và khai thác của ngân hàng:

+ Thông tin chung từ khách hàng vay như: mặt hàng SXKD chủ yếu, thị trường,

mạng lưới phân phối, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, các chính sách có liên quan của nhà nước.

+ Các thơng tin phi tài chính như: chất lượng quản lý, uy tín trong giao dịch, triển

vọng ngành, thơng tin có tính trực giác và thơng tin có tính định tính.

Qua xem xét hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng, cán bộ tín dụng có thể biết được khách

hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng chưa, nếu có thì tình hình vay, trả nợ của khách hàng đó như thế nào, có uy tín hay khơng.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Đây là bước mang ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng

khoản vay, do đó tuỳ mức độ phức tạp của khoản vay đòi hỏi các bộ thẩm định phải có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, kiến thức và khả

năng thẩm định để đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay, khi thực hiện bước này ít nhất phải khẳng định các nội dung sau:

+ Khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay theo quy định của pháp luật.

+ Phương án hoặc dự án xin vay khả thi và hiệu quả.

+ Khách hàng vay đủ khả năng trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đề nghị.

+ Dự kiến mức độ rủi ro trong trường hợp xấu nhất.

+ Xác minh tính chất hợp pháp và đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố của khách

hàng.

Bước 3: Ra quyết định cho vay:

Sau khi thực hiện thẩm định đưa đến quyết định của ngân hàng là đồng ý cho vay

hay từ chối cho vay.

2.2.2.2 Thực trạng hình hình cho vay:

HDBank với hơn 70 chi nhánh, phòng giao dịch nằm trên địa bàn cả nước và chủ yếu ở TPHCM thì hoạt động cho vay càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong hoạt động của ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng từ 40-

50%/tổng thu nhập của Ngân hàng nên phần sử dụng vốn của cũng như hoạt động tín dụng được hiểu như là hoạt động cho vay của HDBank. Với phương châm hoạt

động là “đi vay để cho vay” nên việc chuyển hóa từ vốn huy động sang vốn tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế khơng những có ư nghĩa đối với nền kinh tế

mà đối với chính bản thân ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể tích luỹ và tái đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính để ngân hàng sử dụng để cho vay. Do đó,

hoạt động cho vay của Ngân hàng phải đảm bảo an tồn vốn và có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động có rủi ro cao nhất trong tất cả các hoạt động khác của ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải tìm hiểu, chọn lọc khách hàng,

quản lý chặt chẽ các món vay nhằm kiểm sốt và nâng cao chất lượng tín dụng để

tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Trong năm 2009, Nhà nước có những chính sách kích thích kinh tế đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động tín dụng như cơ chế hỗ trợ lãi suất làm cho tăng

trưởng tín dụng diễn ra khá nhanh đã gây sức ép tăng lãi suất, dẫn đến hệ quả là

tăng chi phí vốn, làm tăng giá thành đồng thời việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Do đó, chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào bị thu hẹp. Tuy nhiên, chất lượng

Bảng 2.5: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm tại HDBank

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2007 2008 Năm 2009 Năm tăng (+), Tốc độ giảm (-) năm 2008/200 7 Tốc độ tăng (+), giảm (-) năm 2009/2008

Tổng doanh số cho vay 12,220 8,230 14,513 -32.65 76.34 - Cho vay ngắn hạn 7,930 5,350 10,449 -32.53 95.31 - Cho vay trung dài hạn 4,290 2,880 4,064 -32.87 41.11

Tổng doanh số thu nợ 5,986 10,967 12,458 83.21 13.60 - Thu nợ ngắn hạn 3,891 6,690 10,798 71.94 61.41 - Thu nợ trung dài hạn 2,095 4,277 1,660 104.15 -61.19

Tổng dư nợ 8,912 6,175 8,230 -30.71 33.28 -Dư nợ ngắn hạn 7,041 5,701 5,352 -19.03 -6.12 - Dư nợ trung dài hạn 1,871 474 2,878 -74.67 507.17

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2007, 2008, 2009)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của HDBank có sự biến động qua 3 năm (2007-2009). Cụ thể:

- Năm 2007 kinh tế của TP.HCM có sự tăng trưởng tương đối cao, tốc độ tăng

trưởng GDP đạt 12,6%. Tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể và doanh nghiệp trên địa bàn tương đối ổn định, phần lớn đều có hiệu quả. Trước tình hình

kinh tế tương đối thuận lợi nên hoạt động tín dụng của HDBank cũng có nhiều

thuận lợi.

Doanh số cho vay năm 2007 là 12.220 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 7.930

tỷ đồng, chiếm 65%/ tổng doanh số cho vay, cho vay trung dài hạn là 4.290 tỷ đồng, chiếm 35%/tổng doanh số cho vay.

Doanh số thu nợ là 5.986 tỷ đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 3.891 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 65%; thu nợ trung dài hạn là 2.095 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35%/tổng doanh số thu nợ.

là 7.041 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 79%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn là 1.871 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21%/tổng dư nợ.

- Năm 2008 với những biến động của thị trường, kết quả hoạt động tín dụng của

HDBank như sau: Doanh số cho vay năm 2008 là 8.230 tỷ đồng, giảm 32,65% so năm 2007. Trong đó cho vay ngắn hạn là 5.350 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65%/tổng

doanh số cho vay, giảm 32.53% so năm 2007; cho vay trung dài hạn là 2.880 tỷ

đồng, chiếm tỷ trọng 35%/tổng doanh số cho vay, giảm 32,87% so năm 2007.

Doanh số cho vay năm 2008 giảm so với năm 2007 là do đây là năm kinh tế cả nước cùng chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, ngành

Ngân hàng cũng đứng trước những khó khăn lớn, nguy cơ thiếu hụt thanh khoản là có thật. Trước những tác động ảnh hưởng trực tiếp đó, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng và phát triển khách hàng trong năm 2008 của HDBank rất hạn chế.

Doanh số thu nợ là 10.967 tỷ đồng, tăng 83,21% so năm 2007. Trong đó, thu nợ

ngắn hạn là 6.690 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61%/tổng doanh số thu nợ và tăng

71,94% so năm 2007; thu nợ dài hạn là 4.277 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39%/tổng

doanh số thu nợ, tăng 104,15% so năm 2007.

Dư nợ năm 2008 là 6.175 tỷ đồng, giảm 30,71% so năm 2007. Dư nợ cho vay ngắn hạn là 5.701 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92%/ tổng dư nợ, giảm 19,03% so năm 2007. Dư nợ cho vay trung dài hạn là 474 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8%, giảm 74,67% so

năm 2007. Theo chỉ đạo của Ban lãnh đaọ HDBank, ngay từ đầu năm, Ngân hàng

đã chủ trương không tăng trưởng tín dụng nóng mà tập trung phân tích, sàng lọc

khách hàng và hạn chế cho vay những ngành nghề có nhiều rủi ro để tối thiểu hóa nợ xấu ở mức thấp nhất có thể, nhằm đảm bảo chất lượng và an tồn tín dụng ln là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động tín dụng tại HDBank

- Năm 2009 là năm đầy thử thách trong tất cả các hoạt động của Ngân hàng, hoạt động tín dụng càng khơng thể đứng ngồi vịng xốy đó. Tuy nhiên, với tình hình

kinh tế ít nhiều bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng, hoạt động tín dụng cả năm 2009 cũng dần ổn định. Nhu cầu vốn vay trong nền kinh tế tiếp tục tăng cao đã tạo điều

kiện tốt cho hoạt động tín dụng của HDBank.

Doanh số cho vay năm 2009 là 14.513 tỷ đồng, tăng 76,34 % so năm 2008. Trong

đó, cho vay ngắn hạn là 10.449 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72%/tổng doanh số cho vay,

tăng 95,31% so năm 2008. Cho vay trung dài hạn là 4.064 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 28%/tổng doanh số cho vay, tăng 41,11% so năm 2008. Doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2009 là do HDBank đẩy mạnh cho vay theo hỗ trợ lãi suất theo gói kính cầu của Chính phủ, cho vay đầu tư cho các dự án bất động sản trong địa bàn TPHCM và đồng thời đẩy mạnh cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận.

Doanh số thu nợ năm 2009 là 12.458 tỷ đồng, tăng 13,6% so năm 2008. Trong đó,

thu nợ ngắn hạn là 10.798 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87%/tổng doanh số thu nợ, tăng 61,41% so năm 2008; thu nợ trung dài hạn là 1.660 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng

13%/tổng doanh số thu nợ, giảm 61,19% so năm 2008.

Dư nợ trong năm 2009 của HDBank là 8.230 tỷ đồng, tăng 33,28% so năm 2008. Dư nợ cho vay ngắn hạn là 5.352 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65%/ tổng dư nợ, giảm

6,12% so năm 2008. Dư nợ cho vay trung dài hạn là 2.878 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35%/tổng dư nợ, tăng 507,17% so năm 2008.

Nhìn chung, trong 03 năm (2007-2009) doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư

nợ đều có sự biến động tích cực. Trong đó, có sự dịch chuyển về tỷ trọng giữa nợ ngắn hạn và trung dài hạn. HDBank đã thực hiện điều chỉnh và cân đối cơ cấu cho vay giữa tỷ trọng cho vay trung dài hạn và ngắn hạnh cho phù hợp với cơ cấu vốn huy động, nhằm giữ ổn định dư nợ vá các hệ số an tồn trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng rất khốc liệt, đặc biệt là đối với hệ thống các NHTM CP. Đối với các khoản cho vay trung dài hạn thì rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng sẽ cao hơn cho vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn dài thường từ 03 năm trở lên trong điều kiện thị trường đầy biến động, tuy nhiên phần lớn dư nợ cho vay trung

dài hạn của HDBank là cho vay phục vụ nhu cầu cá nhân và cộng đồng, cho vay

tiêu dùng, mua sắm nhà cửa, là những sản phẩm cho vay có mức độ rủi ro thấp

Bảng 2.6: Dư nợ và tăng trưởng dư nợ theo đối tượng khách hàng tại HDBank ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Cá nhân 4,982 2,303 4,757 -2,679 -53.8 2,454 106.5 Pháp nhân 3,930 3,872 3,473 -58 -1.5 -399 -10.3 Tổng cộng 8,912 6,175 8,230 -2,737 -30.7 2,055 33.3

(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2007, 2008, 2009)

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ của HDBank các năm 2007, 2008, 2009

4,982 3,930 2,303 3,872 4,757 3,473 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 tỷ đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tình hình dư nợ HDBank năm 2007, 2008, 2099

Pháp nhân Cá nhân

Trong 2 loại đối tượng cho vay nêu trên, nhận thấy dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn tổng dư nợ cho vay, bởi lẽ, HDBank đang hướng đến một Ngân hàng bán lẻ đa năng và hiện đại, ngày càng có nhiều sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, phục vụ tối đa nhu cầu chi tiêu, sinh hoạt, mua sắm nhà cửa, tài

sản…đây là đối tượng có mối quan hệ lâu dài với HDBank (năm 2007 chiếm tỷ trọng/tổng dư nợ là 56%, năm 2009 tỷ trọng là 58%).

Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân năm 2007 đạt 4.982 tỷ đồng; năm 2008

đạt 2.303 tỷ đồng, giảm 53,8 % so năm 2007; năm 2009 đạt 4.757, tăng 106,5% so

năm 2008.

2008 đạt 2.303 tỷ đồng, giảm 53,8 % so năm 2007; năm 2009 đạt 3.473, giảm

10,3% so năm 2008.

Năm 2008, tổng dư nợ cho vay giảm 30,7% so năm 2007 vì 2008 là năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, ngành ngân hàng có nhiều biến động, đặc biệt là lãi suất tăng quá nóng, lãi suất cho vay cao là rào cản khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà TP HCM (Trang 39 - 47)