CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI HDBANK
2.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI HDBANK
Để đánh giá một cách chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng, thì
khơng chỉ đánh giá dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, mà còn phải dựa vào một số chỉ tiêu khác, nhưng ở góc độ bài viết tác giả chỉ tập trung đánh giá 4 chỉ tiêu cơ bản sau: chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ; chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn; chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận.
2.3.1 Đánh giá về chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản nhất
để đánh giá chất lượng tín dụng.
Về tổng thể, nợ xấu của HDBank được khống chế ở một tỷ lệ chấp nhận được, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Tình hình dư nợ, nợ xấu HDBank
ĐVT: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nợ xấu 27.90 119.00 91.00
Tổng dư nợ 8,912.00 6,175.00 8,231.00
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.31 1.93 1.11
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2007, 2008, 2009)
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ của HDBank các năm 2007, 2008, 2009
27.9 8.912 119 6.175 91 8.231 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tình hình nợ xấu HDBank qua năm 2007, 2008, 2009
Tổng dư nợ Nợ xấu
Qua bảng số liệu và biể đồ trên cho thấy nợ xấu của HDBank đã có sự
chuyển biến mạnh theo chiều hướng xen lẫn tốt xấu. Cụ thể: số dư nợ xấu tăng mạnh từ 27,9 tỷ đồng vào năm 2007 lên đến 119 tỷ đồng vào cuối năm 2008, đã
tăng 91,1 tỷ đồng, tốc độ tăng là 326 % so năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tăng từ 0,31% ở năm 2007 lên 1,93% vào cuối năm 2008, trong khi dư nợ tín dụng lại có sự sụt giảm đáng kể. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã đẩy các
Ngân hàng đứng trước những khó khăn, thách thức khơng nhỏ, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng do tăng trưởng tín dụng khá cao. Riêng 50% các khoản dư nợ được thế chấp bằng bất động sản đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong những tháng cuối năm
2008 khi các khoản cho vay vào bất động sản trước đây lúc thị trường này còn hấp dẫn đến kỳ đáo hạn.
Trong tình hình TTBĐS vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thì việc ngân hàng phải đối
diện với khoản tổn thất lớn là khó tránh khỏi. Kết quả cụ thể đã cho thấy chất lượng tín dụng vào cuối năm 2008 của HDBank có sự sụt giảm nghiêm trọng, mặc dù tỷ lệ này vẫn nằm trong phạm vi cho phép.
Năm 2009, cùng với những chính sách của Ngân hàng Nhà nước và chính sách hoạt động của riêng HDBank, một loạt các biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu tồn đọng đã được thực hiện triệt để, kéo giảm nợ xấu năm 2009 xuống còn 91 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ về cịn 1,11%. Một phần khơng thể
thiếu là do năm 2009 tình hình kinh tế cả nước cũng như TPHCM phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh có hiệu quả đã góp
phần nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn nói chung và ở HDBank nói riêng. Mặt khác, HDBank đã thực hiện có hiệu quả chính sách khách hàng do đó đã loại bỏ được một số khách hàng có năng lực yếu kém.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của HDBank đã được cải thiện từ các năm qua. Khoảng trên dưới 1%/tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với mức 5%/tổng dư nợ mà NHNN VN quy định. Điều này đã thể hiện chất lượng tín dụng của
HDBank khá tốt, cho thấy HDBank đã có sự kiểm sốt tốt đồng vốn cho vay.
Bảng 2.9: Tình hình chất lượng nợ của HDBank
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 dư nợ trọng Tỷ dư nợ trọng Tỷ dư nợ trọng Tỷ
- Nợ đủ tiêu chuẩn 8859 99.41 5,946 96.29 8096 98.36
- Nợ cần chú ý 25 0.28 110 1.78 44 0.53
- Nợ dưới tiêu chuẩn 9 0.1 51 0.83 8 0.10
- Nợ nghi ngờ 9 0.13 36 0.58 7 0.09
- Nợ có khả năng mất
vốn 10 0.11 32 0.52 76 0.92
Tổng cộng 8,912 100.00 6,175 100.00 8,231 100.00
Tỷ trọng nợ xấu từ năm 2007 đến năm 2009 có sự chuyển dịch. Cụ thể: Năm 2007, Nợ dưới tiêu chuẩn là 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,1% tổng dư nợ Nợ nghi ngờ là 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,13% tổng dư nợ, Nợ có khả năng mất vốn là 10 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,11% tổng dư nợ.
Năm 2008, Nợ dưới tiêu chuẩn là 51 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,83% tổng dư nợ Nợ nghi ngờ là 36 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,58% tổng dư nợ, Nợ có khả năng mất vốn là 32 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,52% tổng dư nợ.
Năm 2009, Nợ dưới tiêu chuẩn là 8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,1% tổng dư nợ Nợ nghi ngờ là 7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,9% tổng dư nợ, Nợ có khả năng mất vốn là 76 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,92% tổng dư nợ.
Trong 3 năm qua, năm 2008 là năm có nhiều biến động trong ngành Ngân hàng,
việc cho vay và thu nợ cũng gặp nhiều khó khăn, bên vay bị ảnh hưởng của tình
hình kinh tế suy thối chung, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, phản ứng nợ dây
chuyền trong nền kinh tế làm cho lợi nhuận kinh doanh thấp hoặc lỗ đã làm trì hỗn việc trả nợ Ngân hàng, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Năm 2009, kinh tế cả nước
dần vực dậy sau khủng hoảng, Ngân hàng bắt tay vào xử lý các khoản nợ khó địi, kéo giảm tỷ lệ nợ này xuống nhằm đảm bảo nguốn vốn và lợi nhuận hoạt động. Tuy nhiên dễ nhận thấy, đến hết năm 2009, nợ có khả năng mất vốn là khá cao, 76 tỷ
đồng chiếm 0,92% tổng dư nợ. Đây chủ yếu là khoản nợ tồn đọng chưa xử lý được
từ các năm trước. Hiện HDBank cũng đã có kế hoạch dùng nguồn dự phòng rủi ro
Bảng 2.10: Dư nợ và nợ xấu phân theo ngành nghề của HDBank
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu - Công nghiệp 1,076 6 0.56 273 10 3.66 778 11 1.41 - TM-DV 5,663 15 0.26 3,644 67 1.83 4,351 49 1.13 - Nông nghiệp 197 2 1.02 82 1 1.21 36 1 2.78 - Ngư nghiệp 4 - 0.00 6 - 0.00 21 - 0.00 - Khác 1,972 5 0.25 2,170 41 1.89 3,044 30 0.98 Tổng cộng 8,912 28 0.31 6,175 119 1.93 8,230 91 1.11
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2007, 2008, 2009)
Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của HDBank là 0,31%. Các ngành nghề chính HDBank cho vay có tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Nợ xấu chỉ tập trung tương đối cao
ở ngành TM-DV và ngành khác. Trong đó, ngành TM-DV có tỷ lệ nợ xấu là 0,26%
là do một số cơ sở kinh doanh không hiệu quả sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn
đến khơng có nguồn trả nợ cho ngân hàng và việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ kéo
dài do sự chậm trễ của các cơ pháp luật; ngành khác có tỷ lệ nợ xấu là 0,25% chủ yếu là vay tiêu dùng do khách hàng không cân đối được nguồn trả nợ, một số mất
nguồn trả nợ đã dự tính. Nhưng nhìn tổng thể, nợ xấu của chi nhánh trong năm
2007 thấp cả về số tuyệt đối và tương đối.
Năm 2008, nợ xấu của HDBank có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ xấu ở mức
1,93%. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngành đều ở mức rất thấp. Trong đó ngành TM-DV có tỷ lệ nợ xấu khá cao, 1,67%, nhưng số dư nợ xấu tăng 46 tỷ đồng so
năm 2007. Năm 2008, toàn ngành Ngân hàng đều phát sinh nợ xấu ở mức cao, đây là hậu quả tất yếu từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng lần lượt đến hạn, tình hình kinh doanh, thu nhập của Doanh nghiệp, cá nhân
vay vốn chưa ổn định và tiếp tục trượt trên đà suy thối, việc khơng trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Từ đó làm cho tổng thể nợ q hạn
tình hình đó, năm 2008 chất lượng tín dụng đối với ngành TM-DV sụt giảm. Ngoài ra, các ngành khác tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chất lượng tín dụng được đảm bảo.
Năm 2009, cùng với việc quản lý rủi ro và kiểm soát chặt chẽ trong cho vay, HDBank cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch
tăng trưởng dư nợ cho vay đối với các ngành theo một cơ cấu hợp lý. Năm 2009, nợ xấu ở ngành TM-DV giảm còn 49 tỷ đồng, tỷ lệ 1,13%/ dư nợ ngành cho vay. Tỷ lệ nợ xấu theo ngành giảm đều cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Chất lượng tín dụng đã được cải thiện và đang dần tiến triển theo chiều hướng tốt.
2.3.2 Đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn của HDBank
Hiệu suất sử dụng vốn là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.
Do hiện tại, HDBank lấy nghiệp vụ tín dụng làm nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong thu nhập, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dùng để đánh giá chính xác khả năng của HDBank trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành
phần kinh tế.
Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn của HDBank
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng nguồn vốn huy động 12,456 7,772 17,119
Tổng dư nợ 8,912 6,175 8,230
Hiệu suất sử dụng vốn 72 79 48
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2007, 2008, 2009)
Qua bảng số liệu có thể thấy hoạt động tín dụng của chưa thể hiện sự tăng trưởng, dư nợ năm 2007 là 8.912 tỷ đồng, năm 2009 là 8.230 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng mạnh (nguồn vốn huy động cuối năm 2009 tăng 37,43% so cuối năm 2007). Vì thế, HDBank ln ở tình trạng thừa vốn huy động tại chỗ để cho
vay, hiệu suất sử dụng vốn chưa cao. Cụ thể, năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn là 72% so nguồn vốn huy động, đến năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn có tăng nhưng
không nhiều, đạt 79% so vốn huy động, nguyên nhân chính là do HDBank đã mất
2009, hiệu suất sử dụng vốn đã giảm còn 48% so nguồn vốn huy động. Đó là do
HDBank đã đẩy mạnh cơng tác cho vay và thực hiện cho vay theo các gói kính cầu của Chính phủ. Dư nợ năm 2009 là 8.230 tỷ đồng, tăng 33% so năm 2008; mặt
khác, vẫn còn trong vòng quay của cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn để giữ chân khách hàng và đồng thời làm cho nguồn vốn huy động tăng. Vì thế, HDBank rất chủ động trong việc thực hiện chính sách khách hàng, thu hút khách hàng có chất
lượng tín dụng cao đến quan hệ tín dụng. Tuy nhiên con số 48% vẫn chưa thể hiện hết khả năng hoạt động và sinh lời của HDBank. Năm 2009 là năm HDBank phát
triển thêm nhiều hoạt động kinh doanh nguồn vốn phi tín dụng, đồng thời không
lao vào những dự án lớn trong thời kỳ kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản
trầm lắng, chấp nhận bảo toàn vốn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Do
đó đây cũng là tỷ lệ chấp nhận được.
Từ thực trạng trên cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của HDBank là khá tốt, HDBank đã chủ động được nhu cầu vốn để đầu tư, hạn chế việc dựa vào
nguồn vốn điều hoà khác. Mặt khác, phần “vốn thừa” tạm thời tại HDBank sẽ dùng
đầu tư vào hoạt động kinh doanh nguồn vốn và ngoại hối, các hoạt động đầu tư tài
chính, nhằm đa dạng hóa cơ cấu sử dụng vốn và tăng thêm thu nhập. Ngoài việc cân
đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo an toàn tuyệt đối thanh khoản cho Ngân
hàng và cân đối trạng thái ngoại hối, vàng để đáp ứng nhu cầu thanh tốn khác,
HDBank cịn thực hiện nghiệp vụ tự doanh nguồn vốn góp phần mang lại lợi nhuận hoạt động chung.
2.3.3 Đánh giá vịng quay vốn tín dụng tại HDBank
Vịng quay tín dụng thể hiện tốc độ ln chuyển vốn và chất lượng tín dụng của HDBank. Vịng quay tín dụng lớn nói lên sự ln chuyển vốn nhanh và chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, vịng quay thấp thể hiện vốn tín dụng chậm luân chuyển, chất lượng tín dụng chưa tốt, thu nợ kém. Tình hình vịng quay vốn tín dụng của HDBank thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.12: Vịng quay vốn tín dụng tại HDBank
ĐVT: tỷ đồng, vòng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số thu nợ 5,986 10,967 12,458
Dư nợ bình quân 5,795 7,543 7,202
Vịng quay vốn tín dụng 1.0 1.5 1.7
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2007, 2008, 2009)
Chỉ số vịng quay vốn tín dụng cho biết một đồng vốn khả dụng trong một
năm tham gia bao nhiêu vịng trong q trình chu chuyển vốn. Vịng quay vốn tín dụng bình qn của HDBank qua các năm ngày càng nhanh hơn, tức là khả năng thu hồi vốn cao hơn, rủi ro ít hơn và chất lượng tín dụng được nâng cao hơn. Đó là do tỷ trọng cho vay ngắn hạn của HDBank chiếm tỷ lệ cao, và ngày càng mở rộng cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng. Vì hình thức này, giúp đồng vốn luân chuyển nhanh, khách hàng chủ động hơn trong việc vay trả, mặc khác ngân hàng có thể kiểm sốt được nguồn thu của khách hàng. Từ đó, góp phần hạn chế việc gia hạn nợ, nợ xấu cho Ngân hàng. Vòng quay vốn của HDBank tăng đều qua các năm 2007, 2008, 2009. Năm 2009 đạt 1,7 vòng, điều này cho thấy HDBank quản lý tín dụng tốt, chất lượng cho vay ngày càng cao.
2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của HDBank.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn sẽ khơng thể coi là có chất lượng cao nếu nó khơng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời, chất lượng tín dụng tốt, ngược lại chỉ tiêu này thấp thì có nghĩa là hoạt động tín dụng có hiệu quả khơng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ có tính tương đối trong đánh giá chất lượng tín dụng vì nó cịn chịu ảnh hưởng từ lãi
suất, chính sách khách hàng…và các tiêu chí khác.
Bảng 2.13: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của HDBank
ĐVT: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 210 142 199
Tổng dư nợ 8,912 6,175 8,230
LN từ hoạt động tín dụng/tổng dư nợ 2.36 2.30 2.42
(Nguồn: Báo cáo thường niên HDBank năm 2007, 2008, 2009)
Từ bảng số liệu trên cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/tổng dư nợ của chi nhánh có sự biến động qua các năm. Cụ thể:
Năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/tổng dư nợ là 2,36%.
Năm 2008, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/tổng dư nợ là 2,30%, giảm so với năm 2007, cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của giảm, đồng thời với tỷ lệ nợ
xấu trong năm tăng so với năm 2007. Điều này được hiểu như sau: nguyên nhân là do sự tăng trưởng nguồn vốn huy động vừa đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay, nhưng trong thời kỳ chạy đua lãi suất huy động, HDBank phải huy động với lãi suất khá cao, có lúc lên đến 19%/năm, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu ra so đầu vào thấp nên
đã làm giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.