Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong–IFE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường đại học tiền giang đến năm 2015 (Trang 45)

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI VÀ BÊN

2.3.1.10. Phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên trong–IFE

Để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu quan trọng của Trường ĐHTG, tác giả lập ma trận đánh giá nội bộ (IFE). Cách xây dựng ma trận như sau:

- Các “yếu tố chủ yếu” được lấy từ các điểm mạnh và điểm yếu của Trường.

- “Mức độ quan trọng” và điểm “phân loại” của các yếu tố được đo lường bằng phương pháp chuyên gia. Cách thức thu thập thơng tin và tính tốn kết quả được trình bày ở phần phụ lục 4.

Bng 2.3: Ma trn đánh giá ni b (IFE) Trường Đại hc Tin Giang Các yếu t bên trong Mc độ

quan trng Đim Sốđim quan trng

1. Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên 0,12 2 0,24

2. Chính sách tạo động lực 0,09 2 0,18 3. Trình độ quản lý 0,09 3 0,27 4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 0,10 4 0,4 5. Tài chính 0,10 3 0,3 6. Thương hiệu 0,11 2 0,22 7. Nghiên cứu khoa học 0,09 3 0,27

8. Chiến lược marketing 0,10 3 0,3

9. Văn hóa tổ chức 0,09 2 0,18

10. Chương trình đào tạo 0,11 2 0,22

Tng 1,00 2,58

Qua kết quả ma trận đánh giá nội bộ ở bảng 2.3, ta thấy sốđiểm quan trọng tổng cộng là 2,58, chỉ ở mức trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Như

vậy, Trường ĐHTG nên tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính do ngân sách cấp theo chính sách phát triển giáo dục để bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình

độ, tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng và hình ảnh thương hiệu, xây dựng chương trình đào tạo, văn hóa tổ chức, …

2.3.2. Phân tích mơi trường vĩ

2.3.2.1. Yếu t kinh tế

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Thu nhập bình quân theo đầu người trong 10 năm qua tăng liên tục từ 337 USD năm 1997 đã lên đến 823 USD năm 2007. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ

ngày càng tăng. Việt Nam đang tích cực tham gia vào q trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với mơi trường chính trịổn định và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, còn khoảng 14%. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước [1].

Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng dưới so với nhiều nước trên thế giới. Trình độ của lực lượng lao

động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề

nghiệp. Đất nước cịn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ

lao động qua đào tạo chưa hợp lý. Năng suất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thơ, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng cịn chậm: tỷ trọng dịch vụ và cơng nghiệp trong GDP cịn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do

đó, để tiếp tục tăng trưởng vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng cơng nghệ cao. Q trình này địi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực có trình độ.

Đặc biệt, ĐBSCL vốn là vựa lúa của cả nước, chiếm 21,3% dân số của cả

nước, đóng góp 17,6% GDP, 90% kim ngạch xuất khẩu gạo, 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, nhưng có mặt bằng giáo dục và đào tạo thấp nhất so với các vùng khác: chỉ 15% lao động qua đào tạo (khu vực nông thôn chỉ có 5%) [10]. Riêng tỉnh Tiền Giang, dân số nơng thơn chiếm 80%, nhưng bình qn mỗi lao động chỉ canh tác 1.600 m2đất do đó cần nhanh chóng cơng nghiệp hóa và rút phần lớn nơng dân chuyển sang làm dịch vụ và công nghiệp (trước mắt là thanh niên) [3]. Do vậy, họ

cần được giáo dục và học nghề (theo nghĩa rộng) để chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

Như vậy, nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục, đặc biệt ở vùng

ĐBSCL.

2.3.2.2. Yếu t lut pháp, chính tr

Tình hình chính trị của Việt Nam được coi là rất ổn định trong khu vực. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của WTO và có quan hệ ngày càng mở rộng với các nước trên thế giới. Điều này tạo điều kiện tăng cường đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơđể phát triển giáo dục.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX và X của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước đã có những chính sách ngày càng hợp lý hơn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nhân lực. Luật Giáo Dục (2005) ra

đời cùng với các nghị định, các thông tư được ban hành đã giúp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ngày càng ổn định. Đồng thời, với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sựưu tiên cho giáo dục, khơng chỉ

thể hiện ở những chính sách đầu tư mà còn ở sự lãnh đạo trực tiếp và triệt để hơn nữa đối với sự phát triển giáo dục của nước nhà. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phương và sở giáo dục được đẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động

cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình, .... Điều này tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở GDĐH.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú trọng, đã hình thành các tổ chức chuyên trách vềđánh giá và kiểm định chất lượng: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được thành lập vào tháng 8/2004, 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường

đại học và cao đẳng. Đến tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trường được đánh giá ngoài. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt là các cơ sở mới thành lập.

Từ năm học 2007-2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hồn cảnh khó khăn được vay để chi trả cho việc học hành (752.000 người được vay với mức tối đa 800.000 đồng/tháng). Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người học phát triển việc học của mình, làm tăng nhu cầu đào tạo.

Ngày 20/01/2006, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 20/2006/QĐ- TTg về việc phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010. Bên cạnh đó, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 (đã trình Chính phủ phê duyệt) đã định hướng: “Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh phát triển mạnh của vùng đồng bằng sơng Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả

nước, có nền kinh tế phát triển nhanh, tồn diện và bền vững”; theo đó: tăng tỷ lệ

lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010 và khoảng 51% vào năm 2020. Ngồi ra, theo Chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm đến năm 2010 và định hướng

đến năm 2020 của UBND tỉnh Tiền Giang đã đề ra: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp đến năm 2010 còn 52% và đến năm 2020 còn 30%; khu vực công nghiệp xây dựng tăng lên 19% đến năm 2010 và 40%

đến năm 2020. Đào tạo nghề giai đoạn 2007-2010 cho 94.000 lao động , trong đó có 7.000 trung cấp nghề và cao đẳng nghề; giai đoạn 2011-2020, đào tạo nghề tối thiểu cho 190.000 lao động; trong đó, trung cấp và cao đẳng nghề là 75.000 người [3].

Như vậy, nhu cầu đào tạo ởĐBSCL nói chung và ở Tiền Giang nói riêng ngày càng tăng, mở ra một thời cơ phát triển cho các trường đại học ở Việt Nam.

2.3.2.3. Yếu t văn hố - xã hi

Q trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các trường đại học nước ta có thể

nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mơ hình giáo dục hiện

đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tếđể đổi mới và phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khác. Ngoài ra, hầu hết các trường đại học trên thế giới đang tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm

đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức. Đây là một thách thức cho các trường đại học ở Việt Nam.

Từ xưa đến nay, người Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học. Điều này thể hiện trong từng gia đình, từng dịng họ, từng cộng đồng dân cư, các bậc cha mẹđã không tiếc công sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt khó, chăm chỉ học tập cũng như hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trường. Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng của lượng kiến thức mới. Do đó, để hồn thiện kiến thức của mình, người lao động có khuynh hướng học suốt đời và ngày càng có những yêu cầu đa dạng và khác nhau về giáo dục. Bên cạnh đó, yêu cầu của nhà tuyển dụng ngày càng cao, đòi hỏi các ứng viên phải có năng lực thực sự phù hợp với công việc. Điều này làm cho người học ngày càng giống như khách hàng, họ có quyền lựa chọn cách học, môn học, chương trình và cơ sở GDĐH nào cung cấp nguồn kiến thức thiết thực và hữu ích đối với cơng việc của họ sau này. Đây là một thách thức lớn cho các cơ sở GDĐH, đặc biệt đối với các cơ sở mới thành lập. Các cơ sở GDĐH cần đa dạng hóa các chương trình đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như thu hút người học.

2.3.2.4. Yếu t dân s

Dân số vùng ĐBSCL là hơn 17,4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ sinh viên cao

đẳng là 0,7%, đại học là 1,6 % dân số của tỉnh, thấp nhất nước [Phụ lục 3]. Riêng

dân số của tỉnh Tiền Giang trên 1,7 triệu, trong đó 56% trong độ tuổi lao động; hàng năm có khoảng 28.000 - 30.000 người bước vào tuổi lao động. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang phục vụđánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII

Đảng bộ tỉnh Tiền Giang giữa nhiệm kỳ: Lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng chậm hơn nhịp độ tăng dân số (bình quân 0,4%/năm), chiếm 56% dân số chủ yếu lao động trong các ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản (chiếm hơn 67,4% lao động), trong khi đó khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ

chiếm hơn 8,9%. Do đó, vấn đềđặt ra là phải tập trung công tác đào tạo để chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động của tỉnh và đáng lưu ý là qua điều tra nông thôn- nông nghiệp và thủy sản có đến 93,7% lao động chưa qua đào tạo nghề. Như vậy, nhu cầu

đào tạo tại Tiền Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung là rất lớn.

2.3.2.5. Yếu t công ngh - k thut

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng phong phú và tăng theo cấp số nhân, đòi hỏi chất lượng đào tạo phải liên tục nâng lên ở tầm cao mới. Ngoài ra, tốc độ và trình độđổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao. Như vậy, phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học – công nghệ, phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu đã tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện

để phát triển giáo dục đại học cả về qui mơ và chất lượng. Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo điều kiện hợp tác để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến. Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện rất thuận lợi về thông tin phục vụ dạy, học và nghiên cứu.

2.3.2.6. Yếu t t nhiên

Trường Đại học Tiền Giang là một trường mới thành lập lại cách khơng xa thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 70 Km). Đây là điểm bất lợi cho Trường vì người học có khuynh hướng tìm đến các trường danh tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc các trường đại học ở Cần Thơ, trung tâm văn hóa, kinh tế giáo dục của khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên, Trường Đại học Tiền Giang cũng mở ra cơ hội cho các sinh viên có hồn cảnh khó khăn có thể theo học ở gần nhà và các học viên vừa học vừa làm,

đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho người dân địa phương.

2.3.3. Phân tích mơi trường ngành

2.3.3.1. Khách hàng

Trường ĐH Tiền giang được xác định là trường đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực; đào tạo liên thông và theo định hướng Nghề nghiệp- Ứng dụng; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tay nghề, trình độ cao khơng những phục vụ cho tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương, mà còn tham gia cung cấp nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực

đồng bằng sông Cửu Long mà đặc biệt là khu vực Bắc sơng Tiền.

Qua kết quả thăm dị ý kiến của sinh viên trong năm 2009, sau khi phân tích, nhận thấy đa số sinh viên đang học tại trường đánh giá các mặt hoạt động của trường từ mức trung bình trở lên. Đây là tín hiệu tốt cho nhà trường.

Qua phân tích Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang

đến năm 2020, nhu cầu lao động qua đào tạo là rất cao. Hơn nữa, nhu cầu đào tạo tại các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL cũng chưa được đáp ứng đủ. Ngoài ra, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cịn duy trì chếđộ xét chỉ tiêu cho từng trường. Do

đó, về nhu cầu đào tạo, nhìn chung ngày càng tăng.

2.3.3.2. Đối th cnh tranh

Tồn cầu hóa đẩy các nền giáo dục đại học của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vào cuộc cạnh tranh không cân sức và bất lợi với các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển trường đại học tiền giang đến năm 2015 (Trang 45)