KHOÁN TP .HCM
2.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nợ và khả năng thanh toán nợ của một số
nợ của một số công ty cổ phần điển hình
Huy động vốn đã khó, sử dụng số vốn đó sao cho hiệu quả cịn khó hơn. Vì vậy luận văn thơng qua việc phân tích các tỷ số địn cân tài chính của một số cơng ty điển hình để đánh giá mức độ mà cơng ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay.
2.1.3.1 CTCP Vật Tư Xăng Dầu (COM)
Công ty Cổ phần Vật tư- Xăng dầu (COMECO) là đơn vị được cổ phần hóa từ cơng ty Nhà nước : Cơng ty Vật tư thiết bị Giao thông vận tải (Công ty hạng I) theo quyết định số 94/2000/QĐ-TTg ngày 9/8/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ. Cơng ty cổ phần chính thức hoạt động từ 1/1/2001. Cơng ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực: thương mại, sản xuất, xây dựng và dịch vụ.
Bảng 2.1 Một số tỷ số địn cân tài chính của COM qua 3 năm 2006-2007-2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tỷ số nợ trên tài sản 46.06% 14.28% 11.93%
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 143.45% 59.32% 45.72%
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 17.43% 8.94% 7.51%
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 311.43% 415.48% 283.39% Khả năng thanh toán lãi vay 7.9 lần 5.82 lần 43.57 lần Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần
15,63% 5,36% 6,73%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính)
Qua phân tích cấu trúc vốn cho thấy cơng ty cũng đang sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng vốn cổ phần, cụ thể từ tỷ số nợ trên tài sản từ 46.06% (2005) đã giảm xuống còn 11.93% (2008). Tỷ số nợ trên vốn cổ phần giảm mạnh nhưng vẫn ở mức cao, kết hợp với tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần từ con số 17.43 % (2006) xuống chỉ cịn 7.51% (2008), cho thấy cơng ty giảm sử dụng nợ kể cả nợ dài hạn lẫn nợ ngắn hạn; tuy nhiên nợ ngắn hạn vẫn chiếm khá cao như vậy công ty đã sử dụng phần lớn các khoản tín dụng thương mại phi lãi suất và các khoản phải trả ngắn hạn, thể hiện sự phù hợp với đặc điểm ngành dịch vụ, thương mại.
Nhận xét: là cơng ty có nhiều chức năng hoạt động, nhưng có thể nhận
định dịch vụ kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xăng dầu là hoạt động chính của COM, do đó việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn thấp và sử dụng nợ ngắn hạn cao, cho thấy cơng ty đã có sự phân tích trong hoạch định cấu trúc vốn nhằm phịng ngừa
rủi ro tài chính. Tuy nhiên COM vẫn chưa tận dụng được tấm chắn thuế trong việc sử dụng nợ vay, khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty ở mức cao 43.57 lần trong năm 2008 thể hiện cơng ty vẫn đủ khả năng thanh tốn lãi vay để đáp ứng cho việc sử dụng nợ.
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần từ 15.63% (2006) giảm xuống cịn 6.73% năm 2008 cho thấy cơng ty không đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn cổ phần.
2.1.3.2 CTCP Xây dựng phát triển KĐT và KCN Sông Đà (SJS)
CTCP Xây dựng phát triển KĐT và KCN Sông Đà (SJS)Công ty được thành lập theo Quyết định số 946 QĐ/BXD ngày 08/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà - công ty Nhà nước thuộc Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty cổ phần. Nghiệp vụ kinh doanh chính của cơng ty là kinh doanh, khai thác các dịch vụ về nhà ở và khu đô thị chiếm trên 95% doanh thu thuần và lợi nhuận gộp. Các dự án lớn mà công ty đã và đang thực hiện: Dự án khu dân cư bắc đường Trần Hưng Đạo; Dự án Khu Du lịch sinh thái Sông Đà-Ngọc Vừng; Dự án khu đơ thị Mỹ Đình-Mễ Trì; Dự án khu đô thị mới Nam An Khánh; Dự án khách sạn Sông Đà- Hạ Long; Dự án Khu Đơ thị sinh thái Tiến Xn-Hồ Bình; Dứ án tái định cư Đồng Me; Dự án 62 Trường Chinh; Dự án khu dân cư Vĩnh Tuy-Long Tân, Đồng Nai.
Bảng 2.2 Một số tỷ số địn cân tài chính của SJS qua 3 năm 2006-2007-2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tỷ số nợ trên tài sản 42.03% 17.86% 27.82%
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 787.06% 69.08% 110.66%
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 346.16% 8.00% 32.56%
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 1872.45% 386.81% 250.33%
Khả năng thanh toán lãi vay - - 63.09 lần
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần 22,21% 23,76% 10,38%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính)
Kết quả số liệu trên cho thấy cơng ty đã sử dụng chủ yếu là cấu trúc vốn thâm dụng nợ và dịch chuyển dần sang cấu trúc vốn thâm dụng vốn cổ phần, với tỷ số nợ trên tài sản từ 42.03 % (2006) có giảm xuống 27.82% (2008). Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần giảm mạnh, từ 346.16% năm 2006 xuống còn 32.56% năm 2008, nhưng tỷ số nợ trên vốn cổ phần ở mức cao, cho thấy công ty đã sử dụng phần lớn các khoản tín dụng thương mại phi lãi suất và các khoản phải
trả ngắn hạn, với đặc điểm ngành nghề của công ty là kinh doanh khai thác bất động sản.
Nhận xét: là cơng ty có nhiều chức năng hoạt động, nhưng có thể nhận định
dịch vụ kinh doanh khai thác bất động sản là hoạt động chính của SJS, cơng ty sử dụng nợ vay ít và dư khả năng thanh tốn lãi vay (63.09 lần trong năm 2008), cho thấy độ an toàn về vốn sử dụng cao. Mặt khác công ty vay nợ ngắn hạn để đầu tư vào hoạt động dài hạn nên khả năng thanh toán hiện hành kém và mất cân đối đó cũng là nguyên nhân hệ số thu nhập trên vốn cổ phần từ 22.21% (2006) giảm xuống cịn 10.38% năm 2008 cho thấy cơng ty khơng đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn cổ phần vì các dự án lớn đang trong giai đoạn đầu tư, đến sau năm 2010 sẽ được khai thác, thể hiện tiềm năng của công ty trong giai đoại sắp tới.
2.1.3.3 CTCP Sữa Việt Nam (VNM)
Được hình thành từ năm 1976, Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành công ty hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.Trong những năm qua, mặc dù chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực của mình, Vinamilk đã duy trì được vai trị chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài.
Bảng 2.3 Một số tỷ số địn cân tài chính của VNM qua 3 năm 2006-2007-2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tỷ số nợ trên tài sản 24.23% 19.78% 19.35%
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 55.01% 61.23% 65.86%
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 5.61% 7.98% 10.38%
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 227.01% 309.52% 340.43%
Khả năng thanh toán lãi vay - - -
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần
24,59% 22,81% 26,76%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính)
Từ tỷ số nợ trên tài sản từ 24.23% (2006) đã giảm xuống 19.78 % (2007) và tiếp tục giảm xuống còn 19.35 % (2008), cho thấy DN đang chuyển dần từ cấu trúc vốn thâm dụng nợ sang cấu trúc vốn sử dụng vốn cổ phần. Tuy nhiên tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần lại tăng từ 5.61% (2006) lên 10.38 % (2008), chính từ việc giảm sử dụng nợ cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của
DN đã tăng lên khá lớn. Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính đến cuối năm 2008 là gần 945 tỷ, chiếm trên 19% tổng nguồn vốn.
Nhận xét: là công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực thực
phẩm, công ty sử dụng nợ vay ít và dư khả năng thanh tốn lãi vay, cho thấy độ an tồn về vốn sử dụng cao. Mặt khác cơng ty vay nợ ngắn hạn để đầu tư vào hoạt động dài hạn nên khả năng thanh toán hiện hành kém và mất cân đối. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần từ 24.59% (2006) tăng lên 26.76% năm 2008 cho thấy công ty đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn cổ phần.