Đvt: triệu đồng Công ty COM Phương án Không dùng nợ 10% 20% 30% 40% 50% 60% 1.Lãi trước thuế và
lãi vay (EBIT) 26,143 26,143 26,143 26,143 26,143 26,143 26,143 2.Lãi tiền vay - 689 1,464 2,325 3,445 5,167 7,751 3.Lợi nhuận trước
thuế(EBT) 26,143 25,454 24,679 23,818 22,698 20,976 18,392 4.Thuế TNDN 7,320 7,127 6,910 6,669 6,355 5,873 5,150 5Lãi ròng 18,823 18,327 17,769 17,149 16,343 15,103 13,242 6.Lãi của 1 cổ phiếu (EPS) 0.2186 0.2365 0.2866 0.3951 0.6275 1.1598 2.5424 7.Khả năng thanh
toán lãi vay - 37.9456 17.8568 11.2431 7.5891 5.0594 3.3729
Qua tính tốn, cho thấy rằng khi cơng ty khơng sử dụng địn cân nợ EPS là 0.2186, khi cơng ty sử dụng địn cân nợ thì EPS tăng lên đến 2.5424 ở mức nợ 60% điều này xảy ra là do tác động của yếu tố địn bẩy tài chính.
Để thấy được rủi ro kinh doanh và tài chính tác động đến giá trị cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp, tiếp tục giả định lãi suất bình quân trên thị trường rM =13%, lãi suất phi rủi ro rF =8.5%, trên cơ sở đó có thể tính giá trị cơng ty, chi phí sử dụng vốn theo các cấu trúc vốn như sau:
Bảng 3.4: Bảng tính thị giá cổ phiếu về WACC khi tỷ lệ vốn thay đổi
Đòn cân nợ Lãi suất vay (rD) EPS kỳ vọng
Hệ số Bêta dự
đoán rE Po dự đoán P/E WACC
0% 0.0% 0.2186 1.50 15.25% 1.43 6.56 15.25% 10% 8.0% 0.2365 1.65 15.93% 1.48 6.28 14.91% 20% 8.5% 0.2860 1.82 16.67% 1.72 6.00 14.56% 30% 9.0% 0.3922 2.00 17.48% 2.24 5.72 14.18% 40% 10.0% 0.6275 2.20 18.38% 3.41 5.44 13.91% 50% 12.0% 1.1598 2.30 18.85% 6.15 5.31 13.75% 60% 15.0% 2.5424 2.70 20.65% 12.31 4.84 14.74%
Như thế, cơ cấu vốn tối ưu công ty COM là 50% nợ vay và 50% vốn chủ sở hữu. Với cơ cấu vốn này chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất.
Đồ thị 3.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn của COM về EPS, WACC, giá cổ phiếu
Nhìn vào đồ thị 3.1 và bảng số liệu 3.3 có thể nhận thấy:
+ Khi cấu trúc vốn khơng có nợ, hồn tồn là 100% vốn chủ sở hữu thì chi phí sử dụng vốn bình qn cũng chính là chi phí sử dụng vốn cổ phần (WACC=rE= 15.25%)
+ Khi cấu trúc vốn được tài trợ bằng nợ thì WACC bắt đầu giảm dần theo sự gia tăng của tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn đó là do chi phí sử dụng nợ vay ln ln rẻ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần (nhờ lá chắn thuế)
+ Nhưng khi WACC giảm đến mức thấp nhất (=WACCmin =13.75%) thì tại đây mức độ nợ trong cấu trúc vốn đạt mức tối ưu hay tỷ trọng nợ chiếm trong cấu trúcvốn đạt mức tối ưu, và cấu trúc vốn lúc này trở thành cấu trúc vốn tối ưu.
+ Khi tiếp tục gia tăng nợ trong cấu trúc vốn vượt mức tỷ trọng nợ tối ưu thì WACC bắt đầu tăng dần trở lại. Bởi vì lúc này sự gia tăng nợ kéo theo rủi ro về khả năng thanh toán nợ cho chủ nợ đồng thời cũng làm tăng rủi ro đối với chủ sở hữu, từ đó làm cho chi phí sử dụng vốn từng nguồn tài trợ tăng nhằm bù đắp rủi ro.
Qua phân tích cấu trúc vốn công ty COM rút ra được:
+ Một cấu trúc vốn tối ưu, chỉ có thể tối ưu trong một giai đoạn nào đó, một thời điểm nào đó tương ứng với tỷ trọng về nợ và vốn chủ sở hữu thích hợp. Do đó ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cấu trúc vốn tối ưu cũng khác nhau.
+ Mơ hình cấu trúc vốn tối ưu cần gắn với giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp tồn tại và hoạt động trải qua bốn giai đoạn: khởi sự, tăng trưởng, bảo hòa và suy thối. Trong mỗi giai đoạn có đặc điểm khác nhau nên nhu cầu vốn cũng khác nhau và cấu trúc vốn cũng có sự khác biệt rất lớn.
+ Gắn với chính sách phân phối lợi nhuận, đặc điểm nền kinh tế, đặc tính của từng ngành kinh doanh.
Để thực hiện việc tái cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải trải qua 5 bước: Phân tích và rà sốt (đặc biệt là về hoạt động tài chính), dự báo tài chính cho các năm tới, xác định cơ cấu vốn tối ưu, lựa chọn giải pháp thực hiện để đạt cơ cấu vốn tối ưu, tổ chức thực hiện và đánh giá giải pháp. Bên cạnh đó, để thực hiện thành cơng việc tái cấu trúc vốn, doanh nghiệp còn phải lập dự báo tài chính trong khoảng 3 năm, bao gồm: Dự báo bảng cân đối kế toán, dự báo kết quả kinh doanh, dự báo nhu cầu vốn dài hạn, dự báo biến động dòng tiền.
3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ
Ngồi các giải pháp đối với Chính phủ và CTCP cần thực hiện thêm một số giải pháp hỗ trợ nhằm huy động được vốn và hoàn thiện cấu trúc vốn như:
3.2.3.1 Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư trên TTCK
+ Công khai kết quả huy động vốn:
Trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng gửi tới UBCK, DN phải nêu rõ rủi ro của đợt chào bán và đưa ra những phương án dự phòng trong trường hợp không huy động đủ vốn. Thông thường, phương án dự phòng là huy động vốn từ ngân hàng, người lao động trong công ty hoặc đối tác. Về mục đích sử dụng vốn, DN nào có 2 - 3 dự án thì lập thứ tự ưu tiên để thực hiện; DN chỉ có 1 dự án thì đặt phương án giải ngân theo tiến độ A, B, C… Xét trong điều kiện hiện nay, nếu huy động vốn từ cổ đông hiện hữu chỉ đạt 40 - 50% kế hoạch thì phương án dự phịng cũng khó thực hiện, đơn cử như vay vốn ngân hàng lãi suất cao. Một dự án chỉ có khả năng đáp ứng vốn 50 - 60% khó có thể đảm bảo tính hiệu quả theo dự tính đã nêu trong bản cáo bạch. Vậy quyền lợi của những cổ đơng đã góp vốn có được như DN cam kết?
Một vấn đề nữa được quan tâm là thị trường có thơng tin về đợt chào bán, những dự án sẽ thực hiện, nhưng kết quả của đợt chào bán như thế nào lại khơng có. Theo quy định, 10 ngày sau khi đợt chào bán kết thúc, DN phải gửi báo cáo kết quả tới UBCK, nhưng kết quả này từ trước tới nay chưa được công bố ra
thị trường. Nhiều nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu về một cổ phiếu nào đó phải đợi tới khi năm tài chính kết thúc, DN có báo cáo tài chính được kiểm tốn mới biết được thơng tin. Tính tốn hiệu quả của những dự án tương lai trong trường hợp dòng tiền huy động để triển khai khơng đủ như vậy khó chuẩn xác.
Vì vậy, Ủy ban có đưa ra u cầu DN phải định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện dự án (sử dụng vốn huy động từ đợt phát hành) để thị trường tăng khả năng giám sát. "Công bố kết quả đợt chào bán là thông tin quan trọng đối với nhà đầu tư.
+ Làm mới hình ảnh cơng ty trên thương trường
Cần tạo dựng hình ảnh về năng lực cơng ty thông qua việc chứng minh cho nhà đầu tư về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh. Bên cạnh cải thiện các hệ số chuẩn mực về tài chính cần áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng (chứng nhận tiêu chuẩn ISO, TQM,.…) bởi chúng là những biểu hiện rõ ràng nhất khả năng kinh doanh của công ty trong con mắt của các nhà đầu tư. Tập trung vào nâng cao giá trị tài sản đảm bảo khi vay vốn, bên cạnh việc chứng minh tính hợp pháp của tài sản cố định hữu hình, thời gian tới cần tập trung vào việc xác định tính hợp pháp của tài sản cố định vơ hình, như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối....thông qua một tổ chức chuyên nghiệp nhằm tăng khả năng huy động vốn trong công ty.
+ Học cách làm ăn quốc tế
Trong xu thế hội nhập kinh tế, các công ty cần phải thay đổi tư duy quản lý, thay đổi tập quán kinh doanh theo kiểu gia đình, học cách làm ăn quốc tế trong quá trình hội nhập qua việc tham gia các hội chợ thương mại, học cách tiếp thị, tiếp thu hệ thống kế tốn, luật pháp, tài chính ngân hàng của quốc tế mới có thể hợp tác tốt trong kinh doanh. Trong tình hình mới, các cơng ty cổ phần đang chịu sức ép phải cấu trúc lại, phải thu hút thêm những nguồn lực mới, năng lực chuyên mới vào hệ thống mình. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị với các cổ đông và các bên liên quan chỉ thành công khi hệ thống “ quản trị công ty” được lành mạnh và minh bạch. Việc áp dụng các quy tắc và thông lệ quốc tế về quản trị công ty là một yêu cầu cần phải tính đến.
3.2.3.2 Thu hút nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường chứng khoán
+ Để thu hút nguồn vốn tiết kiệm trong dân chúng đầu tư vào chứng khốn, cần có những quy định cho phép các cá nhân, tổ chức được thế chấp tài sản để vay vốn đầu tư vào chứng khoán. Bộ tài chính cần thành lập các trung tâm
đào tạo nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán với sự quy tụ của các chuyên gia trong và ngoài nước cùng kết hợp với cơng nghệ thực tế, qua đó giúp phổ cập kiến thức chứng khốn đến với cơng chúng.
+ Thực hiện giải pháp về thuế: Khi thị trường thế giới bất ổn thì Việt Nam chính là nơi có điều kiện đầu tư tốt hơn, sẽ thu hút được nhiều hơn. Do đó, nếu có những chính sách đúng đắn thì thị trường sẽ tăng hợp lý và điều này phụ thuộc vào các chính sách ni dưỡng và khuyến khích của Nhà nước. Hiện TTCK Việt Nam vẫn chưa đủ độ lớn và độ mạnh như từng được đánh giá. Số lượng tài khoản chứng khoán mới chỉ hơn 400.000, số thật sự giao dịch chỉ chiếm khoảng 1/2, đó là một con số rất nhỏ nếu so với dân số Việt Nam. Bên cạnh đó, lượng giao dịch mỗi ngày chỉ đạt vài trăm tỷ đồng so với tổng lượng vốn hóa của thị trường là 500.000 tỷ đồng cũng là quá nhỏ. Bất kể sự chuyển dịch nguồn vốn nào cũng sẽ khiến thị trường bị hụt hẫng. Vì vậy, các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước phải theo hướng khuyến khích nhà đầu tư tham gia. Nếu được, cần nới lỏng chính sách về nguồn vốn, thuế thu nhập chứng khoán.
3.2.3.3 Tăng cường cung ứng hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khoán. chứng khoán.
+ Mở rộng cung ứng hàng hóa là các loại chứng khốn có chất lượng cho thị trường sẽ làm gia tăng số lượng giao dịch, cơ hội lựa chọn danh mục chứng khoán cho các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Sự phát triển của TTCK Việt Nam trong 5 - 10 năm tới phụ thuộc vào chủ trương và chiến lược CPH DNNN, hiện TTCK vẫn nghèo nàn về hàng hóa và đang mất dần sự hấp dẫn một phần là do các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước đại diện cho sức mạnh kinh tế của Việt Nam hầu như chưa CPH và niêm yết cổ phiếu. Việc dừng, giãn tiến độ IPO DNNN năm 2007 và 2008 khi TTCK có dấu hiệu suy giảm tưởng như có thể chặn được đà suy giảm, nhưng thực tế không phải như vậy. Hiện nay, các tiền đề cho CPH DNNN gắn với IPO thành công qua TTCK đã hé mở và thuận lợi trong tương lai gần: lạm phát có khả năng mức 1 con số, lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm, kinh tế có khả năng tăng trưởng 5 – 6%.
+ Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức phát hành niêm yết, kinh doanh chứng khoán.
+ Thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm tổ chức phát hành và chứng khoán giao dịch trên thị trường.
3.2.3.4 Tăng cường vai trò của nhà đầu tư tổ chức
Sự phát triển của các định chế tài chính trung gian. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp khơng thể thiếu vai trị của các tổ chức tài chính trung gian và các tổ chức tài chính khác có vai trị hỗ trợ thị trường. Đó là các cơng ty chứng khốn, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức tư vấn luật… Tính chun nghiệp và trình độ phát triển của các tổ chức này là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện phát hành chứng khoán, niêm yết chứng khoán và đầu tư kinh doanh chứng khoán, đồng thời là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của các hoạt động này.
Tuy nhiên, lực lượng nhà đầu tư tổ chức còn chưa đạt được yêu cầu nếu so với các thị trường chứng khoán quốc tế. Điều này được thể hiện ở những tỷ trọng giá trị giao dịch hàng ngày của nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngồi chỉ chiếm khoảng 15%, cịn lại khoảng 85% thuộc về nhà đầu tư cá nhân.
Tỷ lệ này gần như ngược so với thị trường chứng khoán tại các nước phát triển, là nhà đầu tư tổ chức chiếm khoảng 80-85% giá trị giao dịch hàng ngày. Các tổ chức đầu tư tại Việt Nam còn nhỏ bé so với lực lượng nhà đầu tư cá nhân, cho nên chưa thể đóng vai trị là nhân tố ổn định cho thị trường chứng khốn. Trong khi đó, tại thị trường chứng khốn khu vực và thế giới, vai trị dẫn dắt và ổn định thị trường thuộc về nhà đầu tư tổ chức.
Vì vậy khi đầu tư vào TTCK nhà đầu tư cá nhân chỉ đầu tư ngắn hạn và cịn mang nặng tính tâm lý; khi gặp khủng hoảng thì TTCKVN dao động ở mức độ lớn nhất thế giới, mặc dù kinh tế vĩ mơ bình thường hoặc nền kinh tế khơng bị khủng hoảng nhiều như các nước.
Do đó đề xuất với Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khốn Nhà nước cần xây dựng một đề án chiến lược phát triển hệ thống các nhà đầu tư tổ chức nhằm xây dựng thị trường chứng khốn một cách bền vững. Gia tăng vai trị của nhà đầu tư tổ chức nhằm tạo sự ổn định cho thị trường. Tỉ lệ phù hợp với TTCK VN nên là 60% nhà đầu tư tổ chức và 40% nhà đầu tư cá nhân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng ở chương trước, trong chương này luận văn tập trung vào việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện cấu trúc vốn cho các công ty cổ phần.
Nâng cao hiệu quả huy động vốn cho các công ty không thể phủ nhận vai trị của các chính sách, luật pháp trong việc tạo mơi trường thơng thống, thuận lợi và tạo nhiều cơ hội trong việc huy động vốn. Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; Chính phủ cần tạo điều kiện để các CTCP thu hút được vốn từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Bên cạnh đó, một thị trường tài chính phát triển một cách đồng bộ sẽ tạo cơ hội huy động vốn tốt hơn, với mục tiêu đó, TP.HCM cần phát triển thị trường chứng khốn trong đó chú trọng đến việc minh bạch hóa thị trường, hiệu quả tác động giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khốn. Tạo tính thanh khoản cho thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư trên TTCK; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường chứng khoán; tăng cường cung ứng hàng hóa có chất lượng cho thị trường chứng khốn; tăng cường vai trị của nhà đầu tư tổ chức. Để huy động vốn tốt yêu cầu mỗi công ty phải phát huy nội lực nhằm nâng cao năng lực huy động vốn. Bên cạnh việc nâng cao trình độ quản trị theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế cần phải tập trung nhiều vào các chiến lược kinh doanh dài hạn…
Để hồn thiện cấu trúc vốn cho các cơng ty cổ phần TP.HCM trong thời gian tới cần tạo môi trường để việc quản trị cấu trúc vốn được hiệu quả hơn. Phát huy nội lực công ty thông qua việc nâng cao hiệu quả quản trị cấu trúc vốn; quản