Hoạt động phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 34 - 36)

KHOÁN TP .HCM

2.1.1. Hoạt động phát hành trái phiếu

Thị trường trái phiếu công ty TP.HCM bắt đầu hoạt động từ năm 1994, song phải đến năm 2006, khi Chính phủ ban hành Nghị định 52/CP cho phép cơng ty phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ, thị trường mới thực sự phát triển. Theo đó, các chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các cơng ty Nhà nước như trước đây, mà cịn có các cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần và cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi.

Theo báo cáo của HSBC, năm 2005 lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đã có trị giá trên 4.000 tỉ đồng. Sang đến năm 2006, TP.HCM chứng kiến sự phát triển đột biến trên thị trường trái phiếu công ty khi hàng loạt công ty phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Tổng giá trị phát hành năm 2006 lên đến 7.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng EVN phát hành 5.000 tỷ đồng; Vinashin 800 tỷ đồng và Sông Đà 300 tỷ đồng.

Năm 2007, xu hướng phát hành trái phiếu cơng ty tiếp tục gia tăng, chỉ tính 7 tháng đầu năm tổng giá trị phát hành đã lên đến gần 7.000 tỷ đồng. Trong đó, Vinashin phát hành 3.000 tỷ đồng, Lilama 1.500 tỷ, Vinaconex 1.000 tỷ đồng, Tổng công ty thép 400 tỷ đồng và Vilexim 5 tỷ đồng.

Năm 2008, tổng khối lượng trái phiếu công ty phát hành trên thị trường đạt khoảng 500 triệu USD, tăng gần 5 lần so với cuối năm 2005, tổng dư nợ trái phiếu tương đương 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ở mức cao, như Singapore 66,8%, Thái Lan 52,4%, Philippines 34,2%... Trong đó, trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng chủ yếu trái phiếu công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ, năm 2008 chỉ là 5,84% trong khi số liệu tương ứng của các nước trong khu vực là: Phillipine: 10,68%; Malaysia: 83,57%; Singapore: 76,72%. Như vậy, xét về nhu cầu và xu hướng, thị trường trái phiếu TP.HCM còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Trong số trái phiếu cơng ty hiện có mặt trên các sàn giao dịch chứng khoán và được các nhà đầu tư quan tâm, chủ yếu là trái phiếu của những tổng công ty lớn.

Quy mô của thị trường trái phiếu TP.HCM năm 2008 chỉ ở mức 14.2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 58%, Malaysia 82%, Singapore 74% và Trung Quốc là 53%. Cùng đó, “hàng hố” trên thị trường vẫn cịn đơn điệu và chủ yếu nằm ở khu vực trái phiếu Chính phủ, trong khi trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu cơng ty cịn giữ một tỷ lệ rất khiêm tốn.

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nhìn từ góc độ cấu trúc, hiện tại, trái phiếu của VDB chiếm 33%, trái phiếu chính quyền địa phương chiếm 4%, trái phiếu công ty chỉ 10% và 53% thuộc về trái phiếu Chính phủ.

Trong khi trái phiếu công ty được coi là kênh huy động vốn có rất nhiều thuận lợi so với phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng thì chỉ chiếm tỷ trọng 10%, rất nhỏ so với trái phiếu Chính phủ (90%) thì ở các nước khác, tỷ trọng này lại cân đối hơn rất nhiều so với TP.HCM. Đơn cử tỷ trọng lần lược giữa trái phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ ở Trung Quốc: 35% - 65%; Hàn Quốc: 51% - 49%; Singapore: 44% - 56%; Malaysia: 50% - 50%; Thái Lan: 33% - 67%.

Đồ thị 2.1 Khối lượng trái phiếu niêm yết mới qua các năm

61692.51 31818.1 4660 0 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 9 tháng Năm 2009

Đồ thị 2.2 Tỷ lệ khối lượng trái phiếu niêm yết qua các năm do các tổ chức phát hành 57.23 39.05 3.72 45.87 49.84 4.29 21.51 78.49 5.84 90.70 9.30 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % 2006 2007 2008 THÁNG 2/2009

TỶ LỆ KHỐI LƯỢNG TRÁI PHIẾU NIÊM YẾT QUA CÁC NĂM DO CÁC TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

CƠNG TY NGÂN HÀNG CHÍNH PHỦ

(Nguồn số liệu tổng hợp từ www.cophieu68.com)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)