Tồn tại – Nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 59 - 63)

KHOÁN TP .HCM

2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC-TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC

2.3.2 Tồn tại – Nguyên nhân

¾ Về huy động vốn

- Đối với phát hành trái phiếu:

+ Trái phiếu cơng ty có mức độ rủi ro cao hơn (rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất…), đặc biệt là đối với loại trái phiếu bất động sản, trái phiếu khơng có bảo đảm bằng bảo lãnh thanh toán hay tài sản đảm bảo.

+ Hiện nay có tới gần 400 loại trái phiếu khác nhau, nhưng khối lượng của từng loại lại quá nhỏ, không đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư dẫn đến tính thanh khoản của nhiều trái phiếu rất thấp.

+Các tiêu chí phát hành khơng được quy định rõ ràng; các đợt phát hành trái phiếu được phê duyệt căn cứ theo năng lực của tổ chức phát hành,

nhưng lại khơng có một quy định rõ ràng về tiêu chí để xác định năng lực trong các văn bản pháp luật.

+Thiếu thông tin và chưa có tổ chức định mức tín nhiệm (CRA);

+Các quy định điều chỉnh việc chào bán riêng lẻ không đầy đủ và hệ thống giao dịch trái phiếu khơng đồng bộ.

Ngun nhân của sự vắng bóng trái phiếu cơng ty trên các sàn giao dịch là do:

Thứ nhất, độ tin cậy của các công ty đối với nhà đầu tư chưa cao, các

trái phiếu chưa được định hạn. Điều này đã được các chuyên gia kinh tế giải thích, với thị trường những nước đang phát triển như ở TP.HCM, nhà đầu tư ln tỏ ra băn khoăn về tính thanh khoản. Nếu như trái phiếu Chính phủ có mức rủi ro thanh tốn thấp, tạo được sự tin cậy nhất định, thì các nhà đầu tư lại tỏ ra dè dặt với trái phiếu công ty... Để kinh tế phát triển ổn định, bền vững, ngoài việc tập trung phát triển thị trường cổ phiếu, cần sớm phát triển thị trường trái phiếu công ty và các loại trái phiếu khác.

Thứ hai, quy mơ của thị trường trái phiếu cịn q nhỏ bé, chỉ chiếm

khoảng 17% GDP (trong khi nước có TTCK phát triển như Mỹ, giá trị trái phiếu chiếm tới 80% GDP).

Thứ ba, hàng hoá chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, vẫn chiếm tới 80%

tổng lượng trái phiếu phát hành, trong khi đó trái phiếu cơng ty mới là yếu tố quyết định sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường này.

Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển cho trái phiếu cơng ty như: khuyến khích cơng ty huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng; tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý. Tới đây, các cơ quan chức năng sẽ khuyến khích việc đưa ra các sản phẩm mới; nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu cơng ty. Ngồi ra, việc hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ cho thị trường trái phiếu như tổ chức định mức tín nhiệm, định giá trái phiếu; đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế… cũng đã được tính đến.

- Đối với phát hành cổ phiếu

Với hàng trăm đợt phát hành cổ phiếu của các công ty trên cả nước trong thời gian qua, gồm cả phát hành lần đầu và phát hành bổ sung, phát hành công khai và phát hành nội bộ (phát hành riêng lẻ), về cơ bản có thể nói các hoạt động và các phương án phát hành cổ phiếu của các công ty đã diễn ra hợp pháp và mang lại nhiều

hiệu quả tích cực cho đời sống kinh doanh của cơng ty - tổ chức phát hành nói riêng, cũng như cho tồn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này có thể thấy và được minh chứng qua những cải thiện rõ rệt trong kết quả thu được từ tất cả các bên có liên quan như Nhà nước, công ty, nhà đầu tư...

Đặc trưng nổi bật nhất của TTCK TP.HCM được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2007 là đã trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế. Trong năm 2007, tổng số vốn huy động qua đấu giá, phát hành đạt từ 80.000 đến 90.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Qua năm 2008 số này tuy có giảm nhung vẫn chiếm tỷ trọng cao 95.7% toàn thị trường đạt 87.148 tỷ đồng. Tuy nhiên đằng sau sự thành công của việc huy động vốn cổ phần đã cho thấy nhiều yếu kém trong hiệu quả sử dụng vốn.

Hầu hết các doanh nghiệp đều tận dụng tối đa cơ hội tăng trưởng của TTCK trong năm 2007 để thực hiện liên tiếp các đợt phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng và điều này đã dẫn đến một lượng cung hàng hoá đột biến trong năm 2007.

Nhưng điều quan trọng là lượng vốn huy động được sử dụng chưa thật sự hiệu quả.. Có những doanh nghiệp tranh thủ phát hành, đúng ra để đầu tư vào hoạt động SXKD thì lại sử dụng nguồn vốn huy động để trả nợ, gửi ngân hàng, đầu tư vào những lĩnh vực mới như bất động sản, tài chính, thậm chí góp vốn vào các quỹ đầu tư, mà tất cả những hoạt động đầu tư này đều không phải là hoạt động sở trường của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong năm 2008 các doanh nghiệp cũng ồ ạt huy động vốn bằng cổ phiếu nhưng UBCK TPHCM đã giãn không cho phát hành cổ phiếu bổ sung để huy động vốn mà chỉ những công ty hoạt động hiệu quả mới được phép phát hành thêm. Kết quả này thể hiện sự yếu kém của các doanh nghiệp trong việc hoạch định cấu trúc vốn, xuất phát từ nguyên nhân là thiếu những quyết định đầu tư chiến lược.

¾ Về cấu trúc vốn

Hầu hết các cơng ty mà luận văn nghiên cứu đều có cấu trúc vốn thâm dụng vốn cổ phần, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ. Điều này cho thấy các công ty vẫn chưa chú trọng xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu hướng tới cấu trúc vốn mục tiêu nhằm làm tăng giá trị công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bên cạnh những thành tựu đạt được như thị trường chứng khốn ngày càng phát triển, với quy mơ năm sau cao hơn năm trước. Hệ thống luật pháp đang được hoàn thiện. Tốc độ lạm phát, tăng trưởng kinh tế đang được duy trì ở mức cao. Việt Nam đã gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Môi trường kinh doanh dần được cải thiện theo hướng thơng thống hơn, tạo nhiều thuận lợi hơn cho các công ty huy động vốn. Tuy nhiên, huy động vốn và cấu trúc vốn của các cơng ty cổ phần hiện vẫn cịn nhiều tồn tại chủ yếu như :

Thị trường chứng khốn có quy mơ vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước, chưa thực sự là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các công ty cổ phần. Các hạn chế từ hệ thống luật pháp và cách thức điều tiết vĩ mô trong cải cách thị trường tài chính đã hạn chế dịng vốn đến với các cơng ty. Sự thiếu minh bạch của thị trường tài chính, cùng với những hạn chế về kiến thức chứng khốn trong cơng chúng. Sự yếu kém về quản trị công ty, làm hạn chế khả năng tiếp nhận vốn từ bên ngoài…

Cấu trúc vốn của các cơng ty được khảo sát có những mặt hạn chế như: Cấu trúc vốn khá bị động và chưa tận dụng được các lợi thế do quy mô, tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận mang lại trong việc mở rộng nguồn tài trợ. Điều này xuất phát từ những hạn chế trong hệ thống luật khơng tạo ra tính hiệu lực trong các hợp đồng nợ. Thị trường trái phiếu cơng ty cịn khá sơ khai…

Các cơng ty được quan sát chưa tối ưu hóa được cấu trúc vốn, mục tiêu của cơng ty vẫn là thâm dụng vốn cổ phần để tạo được một hình ảnh tài chính tốt đối với nhà đầu tư. Cấu trúc vốn do vậy là còn rất bảo thủ và khá thận trọng, trong khi việc mở rộng quy mơ nợ vay để tối ưu hóa cấu trúc vốn hiện cịn bỏ ngõ. Tính mất cân đối trong cơ cấu tài trợ mà cụ thể là nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp xuất phát từ chổ yếu về chiến lược kinh doanh dài hạn, thêm vào đó là các công ty chưa thể tiếp cận được việc huy động vốn bằng trái phiếu do hạn chế về quy mô và sự khắt khe trong điều kiện niêm yết…

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN VÀ HỒN THIỆN CẤU TRÚC VỐN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)