1.1.1 .Khái quát về đấu thầu xây dựng
1.5. NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
1.5.8. Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh toán
1.5.8. Kinh nghiệm về lập hồ sơ giải ngân và thanh tốn
Việc quay vịng vốn có hiệu quả rõ ràng, giải ngân nhanh khối lượng công việc đã thực hiện tạo điều kiện giảm lãi suất vay và thúc đẩy tiến độ thi công. Các nhà thầu nước ngoài đặc biệt quan tâm thực hiện chặt chẽ việc lập hồ sơ thanh toán, để đảm bảo tiến độ giải ngân kịp thời. Các doanh nghiệp Việt Nam rất chậm trễ trong khi thực hiện các nội dung này. Chi phí lãi vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong khi tiền của dự án (hay gói thầu) do chính mình thực hiện lại khơng giải ngân được…
KẾT LUẬN CHƯƠNG I:
Những cơ sở lý luận về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, những yếu tố ảnh hưởng và mang tính quyết định đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cùng với một vài kinh nghiệm thực tiễn của một số nhà thầu nước ngoài đã phần nào khái quát được bức tranh tổng thể về hoạt động đấu thầu xây dựng và tính cạnh tranh trong lĩnh vực này. Từ đó chúng ta thấy rằng một trong những yếu tố đạt được hiệu quả của công tác đấu thầu là phải bảo đảm được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Trong hoạt động đấu thầu nói chung và cơng tác đấu thầu xây dựng của Việt Nam nói riêng, mục tiêu cạnh tranh đang ngày càng được tăng cường. Có cạnh tranh thì mới có động lực để sáng tạo, cải tiến, kích thích người mua (bên mời thầu) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong HSMT) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng của hàng hố, cơng trình, dịch vụ. Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được cạnh tranh trong đấu thầu đó là việc tạo ra sự ”mâu thuẫn lợi ích” hay ”xung đột
lợi ích”. Xung đột lợi ích trong đấu thầu có thể hiểu một cách nơm na rằng Chủ đầu tư (bên mời thầu) luôn mong muốn ”nhanh, bền, tốt, rẻ” trong khi đó, nhà thầu thì ln muốn "làm ít, hưởng nhiều” và có nhiều hợp đồng. Tuy vậy, do hoạt động đấu thầu là việc chi dùng tiền nhà nước nên việc mong muốn của các chủ thể tuy là chính đáng song khơng thể tuỳ tiện mà cần theo quy định. Như vậy, khi có sự xung đột lợi ích giữa các bên sẽ tạo ra động lực cạnh tranh giữa CĐT, BMT và các nhà thầu để đạt được sự cân bằng về lợi ích thì cuộc đấu thầu sẽ diễn ra và hàng hoá, dịch vụ, cơng trình được cung cấp sẽ bảo đảm về chất lượng. Bên cạnh đó, giữa các nhà thầu cũng phải có sự cạnh tranh để giành lấy được hợp đồng và đó sẽ là điều kiện để kích thích các nhà thầu phát huy sáng tạo, cải tiến biện pháp thi công, cải tiến công nghệ...
CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC CƠNG TY NGÀNH DẦU KHÍ - ĐIỂN HÌNH TẠI CƠNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ
THIẾT KẾ DẦU KHÍ .
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC CƠNG TY NGÀNH DẦU
KHÍ - ĐIỂN HÌNH TẠI CƠNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ
THIẾT KẾ DẦU KHÍ