Một số Dự án xây lắp Dầu khí được triển khai trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các công ty xây dựng ngành dầu khí (Trang 35 - 45)

2.1.1.2.Các hình thức đấu thầu xây dựng phổ biến trong ngành Dầu khí

Hoạt động đấu thầu xây dựng trong ngành Dầu khí vẫn được thực hiện dưới những hình thức sau:

Đấu thầu rộng rãi:

Hình thức này không được phổ biến trong công tác đấu thầu xây lắp mà chủ yếu được sử dụng trong những gói thầu mua sắm vật tư thiết bị phục vụ cho hoạt động của ngành. Vì đặc thù của hoạt động xây dựng Dầu khí là xây dựng các cơng trình công nghiệp và không phải nhà thầu xây dựng nào cũng có khả năng thi cơng được.

Theo quy định của luật đấu thầu hiện hành, việc đấu thầu xây lắp hoặc từng gói thầu của các dự án đầu tư xây dựng được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là sơ tuyển về năng lực và kinh nghiệm, giai đoạn 2 là đấu thầu thương mại và giá.

Với phương thức lựa chọn này, nhiều doanh nghiệp khẳng định: hầu hết các nhà thầu đều vượt qua giai đoạn 1 vì thực tế các nhà thầu (kể cả nhà thầu khơng đủ năng lực) có thể th các nhà tư vấn có kinh nghiệm làm bài. Như vậy, thực chất việc lựa chọn nhà thầu sẽ bị trải rộng và gặp khó khăn trong cơng tác chọn lựa nhà thầu tốt nhất. Hơn nữa việc đánh giá và xem xét năng lực tài chính, khả năng thi

cơng của nhà thầu cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Vì thế, hình thức đấu thầu này khơng được sử dụng phổ biến đối với hoạt động xây lắp của ngành.

Đấu thầu hạn chế:

Với đặc thù của hoạt động xây lắp Dầu khí vừa được phân tích ở trên thì việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu hạn chế là khá phổ biến trong thực tế đấu thầu xây lắp Dầu khí. Với hình thức này PVN dễ dàng hơn trong việc đánh giá, xem xét khả năng của nhà thầu vì PVN am hiểu và biết khá rõ về năng lực của các nhà thầu xây dựng trong ngành. Khi có dự án hoặc gói thầu xây dựng họ chỉ cần gửi Hồ sơ mời thầu đến những đơn vị chuyên trách mà họ đã có những nhận định và xem xét sơ bộ phù hợp với công việc cụ thể của từng dự án, gói thầu đang đấu thầu. Và như thế, việc chấm thầu và lựa chọn nhà thầu cũng đỡ phức tạp hơn và tiết kiệm được thời gian lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực.

Chỉ định thầu:

Được áp dụng trong một số dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng theo chỉ thị số 229/TTg-KTN của Thủ tướng đã ký ngày 16/2/2009. Theo đó vì tính chất quan trọng của một số dự án trong ngành Dầu khí nên hình thức này được áp dụng khá phổ biến. Hơn nữa hạn mức áp dụng hình thức chỉ định thầu được nâng lên theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/12/2009) cũng là một trong những tiêu chí cho ta thấy rằng một số gói thầu về tư vấn, thiết kế, lập dự án đầu tư một số cơng trình trong ngành Dầu khí đều áp dụng hình thức chỉ định thầu.

2.1.1.3.Thực tiễn áp dụng hình thức chỉ định thầu – hình thức đấu thầu phổ biến trong hoạt động đấu thầu ngành Dầu khí

a). Đặc điểm và thực tế áp dụng hình thức chỉ định thầu

Chỉ định thầu là một trong những giải pháp để góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ. Vì vậy, u cầu đặt ra là phải được triển khai sớm, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Tuy nhiên, thực hiện chỉ định thầu trong điều kiện vẫn đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát là vấn đề không dễ giải quyết. Báo cáo của Cục Quản lý đấu thầu cho thấy, năm 2009, tỷ lệ gói thầu áp dụng chỉ định thầu chiếm vị trí áp đảo. Trong tổng số 80.202 gói thầu được thực hiện, chỉ định thầu chiếm 67,13%, sử dụng 192.825,93 tỷ đồng (chiếm 49,57% tổng giá trúng thầu), nhưng chỉ mang lại tỷ lệ tiết kiệm 2,07% (mức tiết kiệm bình quân là 5,87%). Tỷ lệ tiết kiệm này thấp hơn rất nhiều so với đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, hay đấu thầu hạn chế.

Nghị định 85/2009/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 1/12/2009), tỷ lệ các gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu càng lớn. Nguyên nhân là, theo quy định tại

nghị định này, ngưỡng chỉ định thầu đã được nâng lên gấp 5 - 6 lần so với quy định tại Nghị định 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu. Cụ thể, 5 tỷ đồng là hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp, gấp 5 lần so với trước khi Nghị định 85/2009/NĐ-CP có hiệu lực. Các con số tương ứng đối với gói thầu tư vấn là 3 tỷ đồng (gấp 6 lần so với con số 500 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 58/2008/NĐ-CP) và với gói thầu mua sắm hàng hóa là 2 tỷ đồng.

Trên thực tế, tình trạng chỉ định thầu trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Năm 2009, khi thực hiện chương trình kích cầu đầu tư, một số gói thầu đã được cho phép áp dụng chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ, nên tỷ lệ chỉ định thầu tăng đáng kể. Các đơn xin áp dụng chỉ định thầu liên tiếp được gửi về các cơ quan quản lý nhà nước. Thậm chí, theo báo cáo của Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cịn xuất hiện tình trạng chủ đầu tư cố tình kéo dài thời gian chuẩn bị phê duyệt dự án, để đề nghị cho áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Trong ngành Dầu khí, hình thức chỉ định thầu là hình thức đấu thầu khá phổ biến, nhất là trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, lập dự án đầu tư vì giá trị của những gói thầu này thường nhỏ nằm trong ngưỡng giá trị được áp dụng hình thức Chỉ định thầu theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP có hiệu lực ngày 1/12/2009. Hơn nữa, theo thông tư số 229/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép áp dụng hình thức Chỉ định thầu đối với những dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an tồn năng lượng. Và rất nhiều dự án của ngành Dầu khí được triển khai nằm trong danh mục dự án này.

b). Ưu nhược điểm của hình thức chỉ định thầu xây dựng ngành Dầu khí ∗ Ưu điểm:

− Về mặt kinh tế:

Thời gian thi công rút ngắn, giảm rủi ro về biến đổi giá nguyên vật liệu. Giảm chi phí đấu thầu, và các chi phí liên quan đến đấu thầu: Khơng cần thành lập tổ chuyên gia đấu thầu: Chỉ cần một vài thành viên có kinh nghiệm đánh giá năng lực nhà thầu, xem xét chi phí hợp lý…

Các chi phí rủi ro trong thi cơng được giảm xuống. − Về mặt xã hội:

Cơng trình sớm đưa vào hoạt đông tạo điều kiện đi lại, sinh hoạt cho người dân

Đem lại lượng tích lũy của cải cho xã hội.

Khi dự án đi vào hoạt động sớm thì sớm đem lại doanh thu, hưởng các loại ưu đãi của nhà nước, giảm chi phí trong đấu thầu: Đánh giá lại hiệu quả tài chính, Dịng tiền trả lãi vay, hoàn trả vốn gốc được rút ngắn lại, thời gian hoàn vốn sớm

hơn... Bên cạnh các yếu tố đó là đem lại hiệu quả kinh tế xã hội: Tác động Môi trường sống xung quanh...

Nhược điểm:

Dễ dẫn đến tình trạng chia nhỏ các gói thầu để tổ chức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu, tạo điều kiện cho nhà thầu liên kết, móc ngoặc dưới dạng “quân xanh, quân đỏ”, đã làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả của cơng tác đấu thầu.

Nếu tất cả các cấp huyện, xã đều được chỉ định thầu, mà chủ đầu tư khơng có đủ năng lực, trình độ quản lý, thì vốn nhà nước có thể bị thất thốt, lãng phí.

Chỉ định thầu được thực hiện đúng chuẩn mực, thì kết quả sẽ không tệ, nhưng nếu chỉ định thầu “cộng hưởng” với các quy định khá thơng thống của

Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình (chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh đơn giá, suất đầu tư...) thì lại rất nguy hiểm.

Việc lựa chọn nhà thầu thơng qua hình thức chỉ định thầu mang lại hiệu quả kinh tế không cao, trong khi tỷ lệ tiết kiệm luôn ở mức thấp: nếu như việc thực hiện đấu thầu rộng rãi trước đây có thể giúp giảm bình qn 5 - 6% giá gói thầu, thì với chỉ định thầu hiện nay, tỷ lệ này có khi chỉ đạt 1%.

Với điều kiện là gói thầu “cấp bách”, thực tế cho thấy nhiều dự án, dù có kế hoạch từ rất sớm, nhưng lại bị cố ý kéo dài, dẫn đến thời gian triển khai cịn ít và trở nên cấp bách một cách “cưỡng bức”. Như vậy, mọi dự án cũng đều có cơ hội “lọt vào” diện được chỉ định thầu theo tiêu chí “dự án cấp bách” và như thế hiệu quả của việc chỉ định thầu là khơng cao và dễ dẫn đến tình trạng trục lợi của một số người.

2.1.2.

2.1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của các Công ty xây dựng ngành Dầu khí trong thời gian gần đây

2.1.2.1. Những đánh giá chung

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của các Cơng ty xây dựng Dầu khí được đánh giá qua năng lực của Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là đơn vị chuyên ngành trong lĩnh vực xây lắp của ngành Dầu khí hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con với hơn 40 đơn vị thành viên là các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Với kinh nghiệm hoạt động 27 năm trong ngành, PVC là đơn vị hoạt động xây lắp lâu năm nhất và lớn nhất trong ngành dầu khí Việt Nam. Hầu hết các cơng trình dầu khí lớn mà PVN triển khai xây dựng đều có PVC tham gia. Với tốc độ phát triển mỏ mới, quy hoạch đầu tư trong và ngoài nước của PVN, chi tiêu hàng năm cho hoạt động xây lắp vào khoảng 16.000 – 20.000 tỉ đồng thì PVC sẽ ngày càng có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng doanh thu, lợi nhuận trong thời gian tới. Trong thời gian từ 2005-2009, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân

của PVC đạt 152%/năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 277%/năm. Tốc độ tăng trưởng của PVC vào loại nhanh nhất trong ngành xây lắp của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới với việc mở rộng hoạt động tổng thầu EPC các dự án nhà máy nhiệt điện, thủy điện, sản xuất công nghiệp và xây lắp nhà máy lọc dầu, tốc độ tăng trưởng của PVC sẽ tiếp tục tăng mạnh với tốc độ lên tới trên 30%/năm tới năm 2015.

2.1.2.2.Khái quát năng lực cạnh tranh của các Công ty xây dựng Dầu khí thơng qua lĩnh vực hoạt động của Tổng Cơng ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)

a). Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ∗ Hoạt động xây lắp

Hoạt động xây lắp của các Cơng ty xây dựng Dầu khí thuộc PVC thường xun đóng góp trên 90% trong tổng cơ cấu doanh thu của toàn thể các đơn vị xây lắp trong ngành. Trong đó chủ yếu tập trung vào doanh thu xây lắp trong nội bộ Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Hiện nay, Tổng Cơng ty PVC có hàng loạt dự án đang triển khai hoạt động xây lắp mà chủ yếu đến từ các đơn vị trong Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Cơ cấu doanh thu xây lắp đến từ trong ngành vào khoảng 80% trong tổng cơ cấu doanh thu xây lắp. Doanh thu xây lắp chuyên ngành dầu khí chiếm 34% tổng doanh thu xây lắp, xây lắp cơng nghiệp chiếm 20% cịn lại là xây lắp dân dụng chiếm 46%. Cơ cấu doanh thu từ hoạt động xây lắp sẽ dần thay đổi khi hoạt động xây lắp các cơng trình dầu khí PVC sẽ dần trở thành nhà thầu thi cơng chính, tổng thầu EPC cho các dự án.

Trong giai đoạn 2010-2015, Tổng Công ty PVC sẽ thay đổi cơ cấu doanh thu rất nhanh. Tới năm 2015, doanh thu hoạt động xây lắp cơng trình Dầu khí trên biển chiếm 15% tổng cơ cấu doanh thu, tương đương với doanh thu khoảng gần 5.250 tỉ đồng. Doanh thu từ hoạt động xây lắp nhà máy lọc dầu & các nhà máy cơng nghiệp dầu khí chiếm 20% tổng doanh thu xây lắp, tương đương với doanh thu khoảng 7.000 tỉ đồng. Doanh thu từ hoạt động xây dựng hệ thống tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí chiếm khoảng 10% tổng doanh thu tương đương với 3.500 tỉ đồng. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

[Nguồn: Tổng Cơng ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam]

Biểu đồ 2.1: Doanh thu hoạt động Xây lắp Dầu khí của Tổng Cơng ty PVC

b). Lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp – cơ khí chế tạo:

Hiện nay hoạt động sản xuất công nghiệp mới chiếm 1,5% trong tổng cơ cấu doanh thu của Tổng Công ty PVC. Tuy nhiên với việc mở rộng hoạt động cơ khí chế tạo, sản xuất ống dẫn dầu, ống thép công nghiệp, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng… thì tỷ trọng lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp sẽ ngày càng tăng mạnh trong tổng cơ cấu doanh thu của Tổng Công ty PVC trong tương lai và dự kiến chiếm 30% trong tổng doanh thu của Tổng Công ty vào năm 2015. Sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu đến chủ yếu từ việc PVN đưa vào khai thác các mỏ dầu, mỏ khí mới trong kế hoạch phát triển mỏ giai đoạn 2010-2015 trong đó giai đoạn này sẽ phát triển thêm 14 mỏ mới. Trong thời gian vừa qua, hệ thống đường ống của Việt Nam

đã được triển khai với hệ thống PM3-Cà Mau dài 298km, hệ ống nhập kho xăng dầu Cù Lao Tào dài 12,8km sử dụng ống bọc bê tông nhập khẩu. Dự kiến với các dự án sản xuất và chế tạo ống dẫn sẽ gúp Tổng Cơng ty PVC vươn ra lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cho ngành Dầu khí. Việc phát triển các nhà máy xi măng mới đặc biệt là nhà máy xi măng 12/9 – Nghệ An nằm trong kế hoạch xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa, cũng như kế hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng tại khu vực kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ cũng nhu xây dựng tại khu vực phía Bắc của Tổng Cơng ty PVC. Hiện nay ngoài các dự án chun ngành dầu khí thì hàng loạt dự án kinh doanh bất động sản của Tổng Công ty PVC và các đơn vị thành viên đã, đang và sẽ triển khai cần nhu cầu xi măng, sắt thép rất lớn. Ngồi ra, Tổng Cơng ty PVC sẽ thành lập các nhà máy cơ khí phục vụ hoạt động đóng mới, sửa chữa giàn khoan nước sâu (tới 350m), chế tạo các kết cấu siêu cường, siêu trọng, nhà máy chế tạo ống Dầu khí, nhà máy chế tạo van Dầu khí, nhà máy chế tạo bồn, bể chứa, nhà máy bọc ống cách nhiệt, gia tải,… Ngày 15/7/2010, Nhà máy Bọc ống Dầu khí đã chính thức khánh thành đưa vào hoạt động với hệ thống đường ống đầu tiên thực hiện là 1,5km ống đường kính 16” cho dự án dây chuyền cấp khí nhà máy điện Nhơn Trạch 2.

Hoạt động kinh doanh Khu công nghiệp (KCN) - Bất động sản (BĐS)

Trong các hoạt động kinh doanh bất động sản, Tổng Công ty PVC dự kiến kinh doanh trên 5 lĩnh vực gồm: phát triển khu đô thị - nhà để bán; trung tâm thương mại; văn phòng cho thuê; khách sạn – khu nghỉ dưỡng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Hiện nay hoạt động kinh doanh hạ tầng – bất động sản mới chiếm gần 5% trong tổng cơ cấu doanh thu của Tổng Công ty PVC. Tuy nhiên với việc mở rộng hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp – bất động sản sẽ giúp Tổng Công ty PVC gia tăng mạnh doanh thu, lợi nhuận của mình từ hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng này.

Với những dự án hiện có và các dự án trong thời gian tới sắp công bố cho thấy Tổng Cơng ty PVC có rất nhiều tiềm năng trong hoạt động kinh doanh bất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các công ty xây dựng ngành dầu khí (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)