Các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các công ty xây dựng ngành dầu khí (Trang 56 - 62)

Các hệ số về khả năng thanh toán: hệ số này của Công ty năm 2009 tăng so

với năm 2008. Điều này là do trong năm 2009 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng 16% (tăng từ 169,9 tỷ đồng năm 2008 lên 196,5 tỷ đồng năm 2009) so với mức tăng 3% của nợ ngắn hạn (từ 127 tỷ đồng lên 131 tỷ đồng). Hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn qua các năm đều lớn hơn 1 do vậy đảm bảo được khả năng thanh tốn của Cơng ty, trong khi hệ số thanh toán nhanh năm 2009 đã tăng đáng kể.

Các hệ số về cơ cấu vốn: Năm 2009, các hệ số này của Công ty đã giảm so

với năm 2008 và ở mức an toàn. Do nợ phải trả hàng năm của Công ty không thay đổi nhiều, trong khi Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu tăng lên. Trong năm 2009, Công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 35 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng nên Chỉ số về nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu giảm nhiều.

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động: Các chỉ tiêu này có xu hướng tăng chứng tỏ

hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Hiệu suất vòng quay hàng tồn kho năm 2009 tăng 54% so với năm 2008. Do Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng giá trị tài sản tăng (từ 180 tỷ đồng năm 2008 lên 239 tỷ đồng năm 2009), hơn nữa giá trị Hàng tồn kho năm 2009 của Công ty giảm (giảm tử 104 tỷ đồng xuống 78 tỷ đồng), trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu và giá vốn hàng bán lớn hơn (tăng khoảng 53%, doanh thu tăng từ 197 tỷ đồng lên 301 tỷ đồng, giá vốn hàng bán tăng từ 170 tỷ đồng lên 260 tỷ đồng).

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Tương đối ổn định qua các năm do tốc độ tăng

trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty tỷ lệ thuận và phù hợp với tốc độ tăng trưởng tài sản, vốn chủ sở hữu của Cơng ty.

Nhìn chung, năng lực tài chính của Cơng ty tương đối ổn định và đảm bảo khả năng tham gia cạnh tranh trong cơng tác đấu thầu. Tuy nhiên, năng lực tài chính của Công ty vẫn chưa thực sự lớn mạnh và điều này cần được chú trọng để cải thiện hơn và gia tăng sức mạnh tài chính Cơng ty trong thời gian sắp tới nhất là trong giai đoạn Cơng ty chính thức trở thành Tổng Cơng ty chun về lĩnh vực Tư vấn Thiết kế của ngành Dầu khí hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con.

e). Năng lực lập hồ sơ dự thầu

Công tác lập hồ sơ dự thầu của Cơng ty do Phịng Tiếp thị Hợp đồng của Công ty thực hiện. Hiệu quả của công tác này phụ thuộc phần lớn vào năng lực, trình độ của đội ngũ lập hồ sơ dự thầu. Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này, Công ty thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao những kiến thức về luật đấu thầu, quy chế đấu thầu và kỹ năng lập hồ sơ dự thầu cho CBCNV chuyên trách trong lĩnh vực này. Vì thế, đến nay Cơng ty đã có một đội ngũ làm hồ sơ dự thầu rất bài bản, chuyên nghiệp, am hiểu các quy định về đấu thầu. Một hạn chế thường gặp trong công tác lập hồ sơ thầu của Công ty là thời gian tổng hợp hồ sơ từ các đơn vị chức năng trực thuộc Công ty thường bị chậm trễ dẫn đến việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu thường ở tình trạng gấp rút sát với thời gian nộp thầu nhiều khi không kiểm tra được cẩn thận, chi tiết được nội dung hồ sơ dự thầu và dẫn đến những sai sót khơng đáng có.

2.2.2.2.Các nhân tố khách quan

a). Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Lĩnh vực xây dựng công nghiệp là một trong những lĩnh vực rất năng động, ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Đối thủ cạnh tranh của Công ty PV Engineering được phân thành hai nhóm là: các doanh nghiệp xây dựng trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.

− Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Đối thủ cạnh tranh của Công ty trong nước là các Công ty không thuộc PVN nhưng hoạt động trong lĩnh vực lĩnh vực xây dựng Dầu khí, các Cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây dựng công nghiệp như Công ty xăng dầu Petrolimex, Công ty CP Xây lắp Dầu khí miền Nam (Alpha ECC), Cơng ty TNHH Nhật Nam, Công ty TNHH Nam Phương Sanh, các Công ty thuộc Tổng Công ty Sông Đà; các Tổng Công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng. Những Công ty này tạo ra một sự cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường xây dựng công nghiệp ở Việt Nam.

− Cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài

Hiện nay ngày càng nhiều nhà thầu là những thành viên của những Tập đoàn lớn hoặc là những Công ty đa quốc gia đã thâm nhập và đầu tư vào thị trường xây dựng công nghiệp Việt Nam. Một số Công ty là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của PV Engineering trong những Dự án EPC lớn của ngành Dầu khí như: Hyundai Engineering, Samsung Engineering, Technip, Aker Solution, Worley Parkson, Daewoo,...Lợi thế cuả những Cơng ty này là họ có nguồn tài chính khá dồi dào, trình độ quản lý cao và nhiều kinh nghiệm, họ có khả năng ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật và máy móc thiết bị hiện đại, sức mạnh thương hiệu, uy tín….Vì thế, sự xuất hiện và phát triển của các Công ty này lại ngày càng làm gia tăng mức độ cạnh tranh khốc liệt trong công tác đấu thầu xây dựng Việt Nam. Trong lĩnh vực xây lắp Dầu khí, họ thường lấy được những gói thầu, dự án lớn với vao trị Tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Trên thực tế tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có tham vọng thâm nhập vào thị trường xây dựng để cùng chia thị phần với các Công ty xây dựng trong ngành như PV Engineering. Những đối thủ này chia thành hai nhóm chính là: các cơng ty nước ngồi mới vào hoạt động tại Việt Nam vả các công ty trong nước mới tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản tại các địa phương.

ngồi thường có ý định thâm nhập thị trường bằng cách đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hoặc họ có xu hướng hợp tác với các đối tác Việt Nam. Đề nghị hợp tác thường được phía Việt Nam chấp nhận vì họ có ưu thế về tài chính và cơng nghệ hiện đại. Từ đó, họ tiến tới thành lập các công ty liên doanh xây dựng.

− Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp trong nước.

Các công ty này thường hoạt động tại các địa phương nơi họ có trụ sở chính. Do đó, các cơng ty này thường có quan hệ rất tốt với các địa phương. Hơn nữa, các cơng trình tại các địa phương thường có quy mơ nhỏ nên các Cơng ty lớn thường ít quan tâm đến hoặc bỏ ngỏ thị trường này.

b). Chủ đầu tư

Chủ đầu tư là cơ quan được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì tự thực hiện mời thầu, tổ chức đấu thầu, nếu không đủ năng lực thì sử dụng một tổ chức chuyên mơn đủ tư cách và năng lực thay mình làm bên mời thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.

Chủ đầu tư của Công ty PV Engineering chủ yếu là một số đơn vị và các Ban quản lý dự án trực thuộc PVN như: Ban quản lý dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Ban quản lý Dự án Đông Nam Bộ, Ban quản lý Dự án Nhà máy Điện, Cơng ty CP Đường ống Bể chứa Dầu khí, Tổng Công ty Dầu Việt Nam, Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí... và một số là các đơn vị ngồi ngành như: Cơng ty BP Petco Nhà Bè, Công ty Nhiên liệu sinh học Dầu khí Phương Đơng, Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố Nam Côn Sơn.... Trong những năm qua, Công ty PV Engineering luôn khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vai trị của chủ đầu tư có tác động rất lớn đến q trình tuyển thầu của các Công ty. Bởi lẽ, chỉ cần một cán bộ của chủ đầu tư khơng có đủ năng lực, tha hóa, nhận hối lộ, có những đánh giá thiên lệch, hoặc tiết lộ thông tin của các nhà thầu thì sẽ có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Đứng trước những đòi hỏi khách quan hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói chung và Cơng ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí nói riêng phải xác định được các u cầu cần đáp ứng đó là: chất lượng, kỹ thuật, thời gian và giá cả hợp lý. Đồng thời, chủ đầu tư của các dự án phải thể hiện được tính cơng khai, minh bạch trong quá trình mời thầu và tuyển thầu. Có như vậy, nguồn vốn đầu tư mới được kiểm sốt chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và các Cơng ty mới có được sự

bình đẳng với nhau trong cạnh tranh đấu thầu. Đây là điều kiện quan trọng cho việc ra đời những cơng trình xây dựng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

c). Môi trường Kinh tế, pháp lý

Môi trường kinh tế, pháp lý của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống văn bản quy định về đầu tư quản lý xây dựng cơ bản thay đổi nhiều lần, từ Nghị định số 42/CP đến Nghị định số 52/CP, sửa đổi số 12/CP và hiện nay là Nghị định sửa đổi số 07/CP. Quy chế đấu thầu thay đổi từ Nghị định số 43/CP đến Nghị định số 88/CP, Nghị định sửa đổi số 14/CP và trong thời gian tới sẽ tiếp tục được bổ sung. Luật Đấu thầu đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/4/2006 nhưng chậm ban hành những văn bản dưới luật.

Do thường xuyên có sự thay đổi về khung pháp lý cho lĩnh vực xây dựng đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đơi khi cịn dẫn đến nhiều bó buộc cho các đơn vị trong đấu thầu.

Các chính sách khác như giải phóng mặt bằng, huy động vốn, thanh quyết tốn cơng trình của Nhà nước cũng còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, các cơng trình xây dựng cơng nghiệp thường có giá trị lớn, thời gian thi cơng dài trong khi nguồn vốn của các chủ đầu tư hay rộng hơn là của tồn nền kinh tế ln bị hạn hẹp nên đã gây ra nhiều tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các Công ty.

2.2.2.3.Đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của Công ty CP Tu vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí với một số Cơng ty xây dựng trong ngành

Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh làm công cụ để đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty PVE so với các Công ty xây dựng Dầu khí khác và cũng là một số đối thủ cạnh chủ yếu của Công ty. Sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty và các đối thủ khác trong ngành. Qua đó giúp ta nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty PVE với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho Công ty và những điểm yếu cần phải khắc phục.

Công ty PVE Công ty XD thành viên thuộc PVC Cơng ty xây dựng DKhí ngồi ngành Các nhân tố đánh giá Mức độ quan trọng (1) Phân loại (2) Điểm quan trọng (1)x(2) Phân loại (3) Điểm quan trọng (1)x(3) Phân loại (4) Điểm quan trọng (1)x(4) Tài chính 0.2 2 0.4 3 0.6 3 0.6 Nhân sự 0.1 2 0.2 2 0.2 3 0.3 Khả năng Marketing 0.1 1 0.1 1 0.1 3 0.3 Kỹ năng lập HSDT 0.1 3 0.3 2 0.2 2 0.2 Giá dự thầu 0.2 2 0.4 3 0.6 3 0.6 Kỹ thuật thi công 0.15 2 0.3 2 0.3 4 0.6

Sự hỗ trợ của PVN 0.15 4 0.6 4 0.6 1 0.15

Tổng số 2.3 2.6 2.75

Bảng 2.10. Ma trận hình ảnh cạnh tranh năng lực đấu thầu của Cơng ty PVE và các đối thủ cạnh tranh

Mức độ quan trọng: từ 0.0 ( Không quan trọng) đến 1.0 ( Rất quan trọng)

cho từng yếu tố.

Phân loại: trọng số của từng yếu tố tùy thuộc vào khả năng của Cơng ty với

yếu tố đó và được xác định như sau: 1: yếu, 2: trung bình, 3: trên trung bình, 4: tốt. Qua bảng trên ta thấy thứ hạng của Công ty PVE và các đối thủ cạnh tranh như sau: các Công ty xây dựng thành viên thuộc PVC với tổng số điểm quan trọng là 2.6 là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tiềm lực mạnh hơn về tài chính và giá dự thầu so với Công ty PVE. Các Công ty xây dựng Dầu khí ngồi ngành là đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh về tài chính, nhân sự, kỹ thuật thi cơng và khả năng qng bá hình ảnh tuy nhiên đối với những cơng trình trong ngành Dầu khí họ lại không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ PVN. Trong thời gian sắp tới với chủ trương minh bạch hóa chính sách đầu tư của Nhà nước u cầu các dự án xây dựng nói chung và ngành Dầu khí đều phải đấu thầu cạnh tranh thì Cơng ty PVE phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh và địi hỏi bản thân Cơng ty PVE phải nỗ lực và cải thiện năng nực nội tại hơn nữa mới có thể cạnh tranh trong mơi trường mới.

2.2.3.

2.2.3. Kết quả đấu thầu một số cơng trình xây dựng của Cơng ty những năm vừa qua

Quy chế đấu thầu được ban hành đã tạo ra được hành lang pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu các cơng trình xây dựng có được sự

đã có sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng, tạo ra sự sôi động thực sự trên thị trường xây dựng.

Những năm gần đây, Công ty PVE đã không ngừng đầu tư, mua sắm thiết bị máy móc, tăng cường cơng tác điều hành quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề... tạo điều kiện cho Công ty gia tăng khả năng thắng thầu nhiều hơn. Điều này sẽ được thể hiện cụ thể:

Cơng trình dự thầu Cơng trình thắng thầu Xác suất trúng thầu Năm SL GT (tỷ đồng) SL GT (tỷ đồng) SL (%) GT (%) 2006 24 167.12 12 96.12 50.12 57.51 2007 31 246.34 20 158.34 64.52 64.28 2008 39 309.45 26 185.84 66.67 60.05 2009 48 443.85 34 243.85 70.83 54.94

[Nguồn: P.TTHĐ Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các công ty xây dựng ngành dầu khí (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)