2.1. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các chính quyền
2.1.1. Cơ cấu các cấp chính quyền địa phương
Việt Nam có bốn cấp chính quyền: Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Cả nước được chia thành 64 tỉnh/thành, với dân số khoảng 0,3 đến xấp xỉ 5,5 triệu người, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương (ngang hàng với cấp tỉnh) là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Các tỉnh được chia thành 644 huyện và số huyện được chia thành 10.610 xã.
Ở cấp Trung ương, quyền lập pháp thuộc về Quốc Hội, cơ quan mà theo điều 84 của Hiến pháp có trách nhiệm quyết định Ngân sách của Nhà nước. Ngân sách Nhà nước gồm khơng chỉ ngân sách chính quyền Trung ương mà cịn cả ngân sách tổng hợp của các cấp tỉnh - huyện - xã. Về mặt hành pháp, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ do Quốc Hội bổ nhiệm. Ở mỗi cấp chính quyền thấp hơn cũng có cơ quan quyền lực của nhà nước do dân bầu là Hội đồng Nhân dân và cơ quan hành pháp là Ủy ban Nhân dân do Hội đồng Nhân dân bầu ra.
Cơ cấu của Ngân sách cấp tỉnh mang tính thứ bậc: Ngân sách ở mỗi cấp khơng chỉ được Hội đồng Nhân dân cấp đó quyết định mà cịn phải được cấp trên phê chuẩn. Chính quyền ở mọi cấp hoạt động theo hệ thống song trùng lãnh đạo và chịu trách nhiệm giải trình. Tại mỗi cấp hành chính nhất định, Ủy ban Nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân. Đồng thời cơ quan chính quyền đó cũng phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên và cuối cùng là chính quyền Trung ương. Bất kỳ quyền hạn nào được cơ quan nhà nước tại địa phương thực hiện thông qua Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân gồm cả ngân sách đã được quyết định cũng nằm dưới quyền giám sát của Quốc hội, cơ quan này có thẩm quyền bãi bỏ những quyết định bất hợp lý của Hội đồng Nhân dân.
Một vấn đề quan trọng là mối quan hệ mang tính thứ bậc cao giữa các cấp chính quyền, theo đó xã báo cáo lên huyện, huyện lên tỉnh và tỉnh lên Trung ương. Cải
cách trong lĩnh vực này là thể hiện trong Luật ngân sách nhà nước năm 2002, qua đó trao cho chính quyền cấp tỉnh quyền tự chủ đáng kể trong quyền tổ chức ngân sách của chính quyền huyện và xã. Điều này phản ánh nhu cầu thích ứng với những nhu cầu và tình hình đa dạng trong quan hệ giữa tỉnh và cấp dưới.
Việc tỉnh có thể chủ động trong phân cấp ngân sách cho cấp dưới vào thời điểm này có một số lợi ích. Nó cho phép chính quyền địa phương quản lý ngân sách được giao phù hợp với sự đa dạng và khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và vùng đồng bằng. Cơ chế này có khả năng tạo điều kiện cho huy động và phân bổ nguồn lực công bằng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên phương thức này có những rủi ro nhất định. Quyền tự chủ cao hơn cho các tỉnh có thể giảm sự đảm bảo rằng chính sách của Trung ương sẽ được thực hiện như mong muốn ở cấp huyện và xã. Chẳng hạn, các mục tiêu của chính quyền Trung ương về bình đẳng theo địa lý và giảm nghèo có thể bị ảnh hưởng nếu chính quyền các tỉnh quyết định giữ lại những nguồn thu cho họ quản lý và chuyển nhiều nhiệu vụ chi quan trọng xuống huyện và xã, dẫn đến sự lệ thuộc nhiều hơn và bổ sung của ngân sách cấp trên trong cân đối ngân sách các cấp.
Một vấn đề nữa có liên quan là liệu quy mơ các xã q nhỏ bé để cung cấp dịch vụ công một cách hiệu quả hay khơng, bởi khơng tận dụng được tính kinh tế theo quy mô lớn. Tuy nhiên, những vướng mắc nảy sinh từ quy mơ nhỏ có thể được giải quyết thông qua hợp nhất các xã nhỏ, khuyến khích các xã liên kết với nhau cung cấp một số dịch vụ nhất định hoặc cho phép khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ công.