2.1. Thực trạng phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các chính quyền
2.1.3.2. Nhận xét về phân cấp chi ngân sách nhà nước
- Một vướng mắc lớn mà còn tồn tại liên quan đến phân cấp các nhiệm vụ chi ở Việt Nam là thiếu rõ ràng. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã nêu một số quy định, nhưng chưa đủ và cần được làm rõ hơn nữa. Hiện nay các nhiệm vụ chi tiết nằm rải rác trong các quy định của rất nhiều ngành, thiếu rõ ràng và không ổn định.
- Như ở các nước khác, việc giao hồn tồn nhiệm vụ chi cho một cấp chính quyền là không khả thi. Một số nhiệm vụ chi cần ít nhất hai cấp chính quyền chia sẻ thực hiện, như trong trường hợp giáo dục cơ sở hay chăm sóc sức khỏe ban đầu (nếu giao cho nhiều cấp thực hiện một nhiệm vụ sẽ làm suy giảm tính thống nhất cũng như khả năng giải trình). Một cách thức để đưa tính rõ ràng, minh bạch là quy định rõ trong luật về giao thẩm quyền điều hành quản lý, cấp vốn và trong thực thi nhiệm vụ. Chẳng hạn trong trường hợp giáo dục cơ sở, cần được nêu rõ cấp có thẩm quyền điều hành quản lý (như đặt ra một số tiêu chuẩn, chính sách, chế độ,…). Ở đây Bộ Giáo dục hay Hội đồng Nhân dân, cấp có trách nhiệm cấp ngân sách cho dịch vụ đó và có trách nhiệm trực tiếp thực thi hay cung cấp dịch vụ.
- Một trong những vấn đề gai góc nhất liên quan đến phân cấp nhiệm vụ chi là giải quyết nhu cầu chi đầu tư của chính quyền các cấp. Có một cách tiếp cận mà một số quốc gia đã làm là giữ lại mọi khoản chi đầu tư ở cấp Trung ương. Về cơ bản, giải pháp này là không phù hợp bởi vì nó dẫn đến những quyết định khơng hiệu quả, ít đáp ứng được nhu cầu thực tế. Điều này cũng làm cho chính quyền địa phương khơng mấy quan tâm tới kết cấu hạ tầng do Trung ương xây dựng và không duy tu bảo dưỡng những cơng trình này. Nhìn chung chính quyền các cấp từ tỉnh trở xuống cần phải chịu trách nhiệm đối với những cơng trình họ cần, để từ đó cung cấp các dịch vụ công trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nguyên tắc này đã được Luật ngân sách nhà nước năm 2002 chấp nhận. Trên thực tế, nhiệm vụ chi cụ thể phân cho chính quyền thị xã và thành phố thuộc tỉnh là chi đầu tư cho các cơng trình hạ tầng như trường cơng, hệ thống chiếu sáng, cung cấp và thốt nước, giao thơng đơ thị và các cơng trình hạ tầng khác (Điều 34).
Tuy nhiên, phần lớn chính quyền cấp huyện và xã luôn luôn thiếu ngân sách để xây mới cơ sở hạ tầng. Một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước là nghiên cứu cách thức huy động các nguồn lực cần thiết cho việc đáp ứng nhu cần vốn cho cơ sở hạ tầng này.
- Một vấn đề nữa cần đánh giá trong lĩnh vực này là thiếu sự duy tu bảo dưỡng cần thiết đối với cơ sở hạ tầng. Nhiều cơng trình cơng cộng như trạm xá y tế, trường
học, đường giao thông và hệ thống thủy lợi trên khắp cả nước được coi là đang trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng. Hiện nay chưa thể xác định rõ nguyên nhân là do thiếu kinh phí hay nguyên nhân là do tách biệt ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.
- Một số tỉnh vẫn không phân cấp đầy đủ cho cấp dưới trong việc quyết định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định. Lý do là trong các quy định này có ghi tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương (Nghị định 07 và Nghị định 16) và tuy theo năng lực thực hiện của các đối tượng được phân cấp (Nghị định 07), do đó việc phân cấp cũng khơng mang tính bắt buộc. Một số chính quyền cấp tỉnh vẫn giữ quyền quyết định đối với hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với lý do là để quản lý thống nhất, và cấp dưới khơng đủ năng lực, dễ gây ra lãng phí hoặc kém hiệu quả.