Phân cấp thẩm quyền trong việc quyết định chế độ, chính sách, định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 52)

mức phân bổ ngân sách.

Việc phân cấp thẩm quyền quyết định ngân sách ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết các chính sách, chế độ, các sắc thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế,… địa phương khá ít quyền quyết định về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong thu chi ngân sách.

Hiện nay, nhà nước đã phân cấp mạnh hơn quyền quyết định chế độ, tiêu chuẩn định mức theo hướng. Loại nào nhất thiết phải thi hành thống nhất trong cả nước để đảm bảo cơng bằng, bình đẳng thì do Trung ương ban hành. Loại nào có thể cho địa phương vận dụng thì Trung ương ban hành khung. Loại nào có thể thực hiện trong điều kiện cụ thể của địa phương thì giao cho Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh ban hành.

2.2.1. Định mức phân bổ ngân sách nhà nước.

Định mức phân bổ ngân sách cho chính quyền địa phương được áp dụng từ năm 2004, bao gồm định mức chi cho 10 lĩnh vực theo quyết định số 139/2003/QĐ- TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự tốn chi ngân sách nhà nước năm 2004, đó là: Giáo dục, đào tạo, y tế, quản lý hành chính, văn hóa và thơng tin, thể thao, truyền hình, đảm bảo xã hội, an ninh quốc phòng và sự nghiệp kinh tế.

Để phân bổ ngân sách năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2007 cho các lĩnh vực, có bổ sung thêm một số lĩnh vực là khoa học công nghệ, chi trợ giá trợ cước, các hoạt động môi trường (xem Phụ lục 3).

Định mức phân bổ ngân sách được điều chỉnh theo hệ số tùy thuộc vào bốn khối vùng: Đô thị; đồng bằng; miền núi - vùng dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; vùng cao, hải đảo. Có một số lĩnh vực áp dụng tiêu chí phân bổ chung cịn có tiêu chí bổ sung để giải quyết các nhu cầu khác, đảm bảo sự công bằng trong lĩnh vực phân bổ.

Các ưu điểm của hệ thống định mức phân bổ ngân sách hiện nay là:

- Hệ thống định mức bước đầu, đã xác lập được cơ sở thống nhất trong phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực và các địa phương, góp phần tăng cường cơng tác quản

lý ngân sách nhà nước.

- Hệ thống định mức này bảo đảm sự đáp ứng của ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực có tính khả thi đối với ngân sách nhà nước.

- Có sự phân biệt về hệ số điều chỉnh giữa các vùng, miền, thể hiện ưu tiên trên đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế trọng điểm, phản ảnh sự điều chỉnh của nhà nước để đảm bảo sự cơng bình giữa các vùng, miền trong việc cung ứng các dịch vụ công tối thiểu cho dân cư.

- Phần lớn các định mức được xác định rõ ràng trên cơ sở đầu người. Đặc biệt về việc phân bổ cho giáo dục đã chuyển từ chổ tính theo dân số thành tính theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi, nhờ đó mức phân bổ ngân sách cho giáo dục đã sát hơn so với nhu cầu chi trên.

- Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg, các định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên đã được điều chỉnh tăng về giá trị phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng của giá cả, cũng như được mở rộng thêm một số lĩnh vực so với hệ thống định mức ban hành theo Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg.

- Dựa vào Quyết định 151/2006/QĐ-TTg, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai cũng đã ban hành hệ thống định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhằm phù hợp với tình hình thực tế địa phương (xem Phụ lục 4).

2.2.2. Chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách.

- Chính phủ đã quyết định những chế độ chi ngân sách quan trọng, có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước như chế độ tiền lương, trợ cấp xã hội, chế độ người có cơng với cách mạng, tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, cho khoa học công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước.

- Chính phủ giao Thủ tướng Chính phủ quyết định khung đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trên cho các địa phương. Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định cụ thể các chế độ, tiêu chuẩn định mức cho địa phương mình trong khung cho phép.

- Chính phủ giao Bộ Tài chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành, lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Trong trường hợp không thống nhất ý kiến. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi quyết định.

Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính đặc

thù của địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, trên cơ sở nguồn do ngân sách địa phương bảo đảm. Hội đồng Nhân dân tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương, riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền cơng, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính việc ban hành các chế độ chi ngân sách ở địa phương để tổng hợp và giám sát tình hình thực hiện. Chẳng hạn, các chế độ, định mức do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành như sau (xem Phụ lục 4).

2.2.3. Nhận xét về phân cấp, ban hành các chính sách, chế độ.

- Một số chế độ định mức chi tiêu quá lạc hậu, không phù hợp với thực tế, chậm được sửa đổi, do đó nó chỉ có dùng để thanh quyết tốn mà thơi và thực tế các cơ quan đơn vị khơng dùng định mức này để chi tiêu. Điều đó tạo ra một thông lệ xấu là cơ quan đơn vị và cá nhân sử dụng kinh phí khơng trung thực trong báo cáo thanh toán, đồng thời tạo ra cơ hội cho những động cơ khơng tốt vì lợi ích cá nhân.

- Hệ thống định mức tiêu chuẩn chế độ chi tiêu thiếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt là khoán chi tiếp khách hiện nay các địa phương thường xuyên phát sinh nhưng rất khó quyết tốn và khơng có chế độ chi cụ thể. Do đó mỗi địa phương, mỗi ngành chi mỗi khác. Ngồi ra cịn có một số chế độ chi tiêu do Trung ương ban hành khơng cịn phù hợp với địa phương.

- Các chế độ định mức chi tiêu do tỉnh ban hành cịn ít và chỉ là khoản chi nhỏ. Giữa chế độ chi tiêu và định mức phân bổ ngân sách chưa có mối quan hệ chặc chẽ; chế độ chi tiêu chưa trở thành một căn cứ để phân bổ ngân sách. Trong một số trường hợp, việc chấp hành các định mức, chế độ chi tiêu có thể khơng phù hợp với nguồn lực.

- Có sự chồng chéo, bất hợp lý và mâu thuẫn trong q trình áp dụng chế độ chi tiêu. Ví dụ, theo Thông tư 79/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức nhà nước, định mức chi cho một học viên là 450.000 đồng/tháng. Nếu học viên là đối tượng phải chi tiền ăn 15.000 đồng/ngày cho một học viên, thì khơng cịn tiền chi cho các khoản khác như là tiền chi cho giảng viên,… chi phí phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)