3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách cho địa
3.2.1.2. Cải tiến phương thức phân chia nguồn thu giữa trung ương và
cơng bằng giữa các địa phương, có nghĩa là bên cạnh việc tạo ra nguồn thu tương xứng, thì chính phủ cũng phải đảm bảo các khoản bổ sung cho những địa phương có nguồn thu nhỏ để đáp ứng yêu cầu chi của địa phương.
Từ những yêu cầu trên, trong thời gian tới cần tăng cường phân cấp nguồn thu cho địa phương tập trung vào các giải pháp sau:
3.2.1.1. Tạo một số nguồn thu cho địa phương.
Chính phủ cần nghiên cứu tính khả thi của việc nâng cao tính tự chủ về thu của cấp tỉnh, với lợi ích của việc giải quyết sự mất cân bằng theo chiều dọc hiện nay và việc tăng hiệu năng và trách nhiệm giải trình của ngân sách địa phương. Tự chủ về thuế địa phương cần được gắn với việc lựa chọn các mức thuế suất (có thể là trong một khung do Quốc hội quyết định) của một danh sách cố định các sắc thuế của tỉnh với cơ sở thuế chung trên toàn quốc.
Trong điều kiện cụ thể của nước ta, việc cho phép các địa phương đưa ra một sắc thuế riêng hay thay đổi thuế suất có thể sẽ phản tác dụng đối với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Điều này có thể sẽ tạo ra sự cạnh tranh về thuế giữa các địa phương và tạo ra rào cản đối với việc luân chuyển hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời, nếu cho phép địa phương quyết định về sắc thuế sẽ dẫn đến tuỳ tiện, địa phương chủ nghĩa và thiếu sự quản lý thống nhất của Trung ương.
Tuy nhiên, cần trao quyền tự chủ về thuế cho địa phương từng bước và ở mức độ thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho địa phương khai thác nguồn thu của địa phương, giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung ương, tăng tính năng động và tự chủ của địa phương trong thu chi ngân sách.
Các loại thuế có thể trao quyền tự chủ nhiều hơn cho địa phương trong thời gian tới như: thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất. Các loại thuế trên đều thuộc về thuế đánh vào tài sản. Do đó, cơ sở thuế là khơng lưu động, có thể dự tính được. Một số nước trên thế giới chọn thuế đánh trên tài sản làm loại thuế của địa phương.
Theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002, về hình thức, toàn bộ các khoản thu này thuộc về địa phương (địa phương hưởng 100%), nhưng chưa có quyền tự chủ. Tuy nhiên, để hạn chế chênh lệch giữa các địa phương, chính phủ có thể đưa ra mức trần cho các loại thuế này.
3.2.1.2. Cải tiến phương thức phân chia nguồn thu giữa Trung ương và địa phương. phương.
Chính phủ cần xem xét cải tiến phương thức phân chia giữa Trung ương và địa phương đối với một số thuế nhằm đảm bảo tính cơng bằng cho các địa phương có đóng góp vào nguồn thu như thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với thuế VAT, những địa phương có tham gia vào doanh thu của doanh nghiệp mẹ, cần được tham gia vào tỷ lệ phân chia thuế tính theo mức độ tiêu dùng tại mỗi địa phương, ngoài ra nghiên cứu những địa phương tạo ra (sản xuất) sản phẩm nhưng tiêu dùng ở địa phương khác thì thuế VAT đó cũng được chia cho địa phương nơi sản xuất.
Ví dụ: Thủy điện YaLy sản xuất điện tại Gia Lai, tiêu thụ ở Gia Lai và trên toàn quốc, nhưng nộp thuế VAT tại Hà Nội (nơi Tập đồn Điện lực Việt Nam đóng trụ sở), đây là một điều bất hợp lý và không công bằng.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: việc phân chia số thu giữa Trung ương với địa phương có tham gia tạo ra thu nhập sẽ được tính dựa trên bảng lương của các doanh nghiệp đóng tại các tỉnh, hoặc tài sản và doanh thu để xác định tỷ lệ phân chia cho địa phương, cần có tiêu chí để phân chia cụ thể.
Hiện nay, Việt Nam mới đánh thuế đối với người có thu nhập cao căn cứ vào nơi trả thu nhập cho cá nhân đó, torng khi đó địa phương nơi cư trú của cá nhân đó phải cung cấp các dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt của những người đó. Trong tương lai thuế thu nhập cá nhân được thực hiện ở đại đa số thì nên điều chỉnh cho địa phương nơi người đó cư trú được hưởng.