Một số quy định về hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

1.4 Một số quy định về hợp nhất báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế

1.4.1 Về trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

- Theo IAS 27 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào cơng ty con: “Cơng ty mẹ cần trình bày các báo cáo tài chính hợp nhất như thể cả tập đồn là một cơng ty duy nhất. Một cơng ty con chịu sự sở hữu tồn phần hoặc một cơng ty gần như chịu sự sở hữu tồn phần thì khơng cần trình bày báo cáo tài chính hợp nhất”. - Theo VAS 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và hạch toán các khoản đầu tư vào cơng ty con có quy định: Nếu cơng ty mẹ đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và được các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì cơng ty mẹ này khơng phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp này cơng ty mẹ phải giải trình lý do khơng lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất và cơ sở kế toán các khoản đầu tư vào cơng ty con trong báo cáo tài chính của công ty mẹ.

Như vậy VAS 25 của Việt Nam có quan điểm thống nhất với IAS 27.

1.4.2 Về phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính

- Theo IAS 27: Một công ty mẹ cần tập hợp tất cả các cơng ty con trong và ngồi nước trừ những trường hợp sau:

+ Các công ty con bị mua và giữ để sau đó thanh lý trong tương lai gần

+ Các công ty con hoạt động theo những hạn chế nghiêm ngặt lâu dài và làm tổn hại đáng kể đến khả năng chuyển giao vốn cho cơng ty mẹ.

+ Quyền kiểm sốt của công ty mẹ chỉ là tạm thời và công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần, hoặc:

+ Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

Như vậy VAS 25 của Việt Nam có quan điểm thống nhất với IAS 27.

1.4.3 Về thủ tục hợp nhất báo cáo tài chính hợp nhất

- Về thủ tục hợp nhất báo cáo tài chính cả IAS 27 và VAS 25 đều có chung quan điểm là các giao dịch nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hồn tồn.

- Các báo cáo tài chính của công ty con và công ty mẹ sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán khác nhau các công ty con phải lập thêm báo cáo tài chính trùng với kỳ kế tốn của cơng ty mẹ để phục vụ việc hợp nhất báo cáo tài chính.

Như vậy, nhìn chung về tổng thể các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất giữa IAS và VAS có sự đồng nhất với nhau trên các phương diện về cách trình bày, về phạm vi và cả về thủ tục hợp nhất báo cáo tài chính. Điều này cho thấy một bước tiến đáng kể của VAS đang từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung của thế giới để tiến hành hội nhập với các chuẩn mực của quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Báo cáo tài chính hợp nhất là một báo cáo vô cùng quan trọng, có ý nghĩa trong việc cung cấp thơng tin cho nhiều đối tượng khác nhau. Thông tin trong báo cáo tài chính hợp nhất là căn cứ quan trọng cho việc ra các quyết định về quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và cho cả việc đầu tư. Do vậy các căn cứ pháp lý cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất có vai trị then chốt trong việc hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Các thơng tư, chuẩn mực hướng dẫn nhìn chung đã cung cấp cho người làm cơng tác kế tốn có được một định hướng cơ bản trong việc tổ chức và điều hành công tác kế toán tại đơn vị.

Chương 2

THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

-----------o0o------------ 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

- Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, thuộc Sở Y tế khu Tây Nam Bộ.

- Từ năm 1975 - 1976: Tháng 11/1975, Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 chuyển thành Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long, vừa sản xuất vừa cung ứng thuốc phục vụ nhân dân Tây Nam Bộ. Đến năm 1976, Công ty Dược phẩm Tây Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang.

- Từ năm 1976 - 1979: Theo Quyết định 15/CP của Chính phủ, Cơng ty Dược thuộc Ty Y tế tỉnh Hậu Giang tách thành 03 đơn vị độc lập: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Cơng ty Dược phẩm và Công ty Dược liệu. Ngày 19/9/1979, 3 đơn vị trên hợp nhất thành Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.

- Năm 1992: Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, UBND tỉnh Cần Thơ ra Quyết định số 963/QĐ-UBT thành lập doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ.

- Ngày 02/09/2004: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2405/QĐ-CT.UB ngày 05/8/2004 của UBND thành phố Cần Thơ về việc chuyển đổi Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang thành Công ty Cổ phần hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80.000.000.000 đồng.

Qua hơn 35 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty trong 15 năm liền (từ năm 1996 - 2010) được người tiêu dùng bình chọn là

"Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” và đứng trong “Top 05 ngành hàng dược phẩm”. Thương hiệu “Dược Hậu Giang” được người tiêu dùng bình chọn trong “Top 100 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” trong nhiều năm liền do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức, “Top 10 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, đoạt giải “Quả cầu vàng 2006” do Trung tâm phát triển tài năng – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức và cũng là “Thương hiệu được u thích” thơng qua bình chọn trên trang web www.thuonghieuviet.com cùng với những giải thưởng khác về thương hiệu.

Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: WHO GMP/GLP/GSP. Phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những yếu tố cần thiết giúp Dược Hậu Giang vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CỦA DƯỢC HẬU GIANG

Nguồn: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT NỘI BỘ

GIÁM ĐỐC Nhân sự GIÁM ĐỐC Bán hàng GIÁM ĐỐC Tiếp thị Phòng Nhân sự Phòng Hành chánh Phòng Bán hàng Tổng kho & Kho Tân tạo Hệ thống bán hàng Hệ thống các công ty con Phòng Marketing Phòng Nghiên cứu & PT Trung tâm Nghiên cứu P.TỔNG GIÁM ĐỐC (1) P.TỔNG GIÁM ĐỐC (2) GIÁM ĐỐC Kỹ Thuật GIÁM ĐỐC Chất lượng GIÁM ĐỐC Sản xuất Phòng Quản lý chất lượng Phòng Kiểm nghiệm Xưởng 1 Phòng Quản lý sản xuất Xưởng 2 Xưởng 3 Phòng Cung ứng Phòng Cơ điên Xưởng 4 Xưởng 5 GIÁM ĐỐC Đầu tư GIÁM ĐỐC Tài chính Phịng Quản trị tài chính Phịng Cơng nghệ thơng tin

2.1.2 Sơ lược về tình hình sản xuất và thị trường của Dược Hậu Giang (DHG) a. Các nhóm sản phẩm chính của Cơng ty a. Các nhóm sản phẩm chính của Cơng ty

Hiện nay, Dược Hậu Giang có trên 200 sản phẩm được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành trên toàn quốc. Sản phẩm của DHG phong phú về chủng loại, gồm 12 nhóm: Giảm đau - hạ sốt; Tai mũi họng - ho - hen suyễn - sổ mũi; Tim mạch; Tiêu hóa và gan mật; Cơ - xương - khớp; Kháng sinh - kháng nấm - diệt ký sinh trùng; Tiểu đường; Hệ thần kinh; Vitamin - khoáng chất; Mắt; Da liễu; Chăm sóc sắc đẹp.

b. Thị trường tiêu thụ

Dược Hậu Giang là doanh nghiệp duy nhất trong ngành Dược có hệ thống phân phối sâu và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn, đảm bảo “nơi nào có người dùng thuốc, nơi đó có Dược Hậu Giang”. Riêng tại thành phố Cần Thơ, mạng lưới này trải rộng đến 100% y tế xã và 100% y tế ấp. Sản phẩm của DHG còn được phân phối thông qua các nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế, các công ty, các nhà bán sỉ, các đối tác nhượng quyền trong và ngoài nước, hệ thống siêu thị (chủ yếu là hệ thống siêu thị Coopmart), trường học, ….

Sản phẩm của DHG có mặt trong 98% hệ thống bệnh viện đa khoa trên 64 tỉnh thành và các trung tâm Y tế.

- Đến ngày 01/4/2010 có 10 Cơng ty con, trong đó có 09 công ty con đã đi vào hoạt động trong năm 2009, 01 công ty sẽ hoạt động trong năm 2010; 22 chi nhánh, đại lý trên toàn quốc.

- Hiện nay có hơn 40.000 khách hàng là nhà thuốc, đại lý Công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó có trên 7.450 thành viên Câu lạc bộ khách hàng thân thiết.

- Có trên 100 Bệnh viện đã và đang tín nhiệm sử dụng sản phẩm DHG, chiếm 24% doanh thu chung.

- Có 43 siêu thị bán sản phẩm của DHG; trong đó 08 siêu thị có cửa hàng Healthcare (là cửa hàng chuyên về thực phẩm bổ sung và chăm sóc sức khỏe tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng).

- Có 44 quầy lẻ dưới dạng nhà thuốc bệnh viện đặt tại bệnh viện tỉnh và huyện trực tiếp tư vấn sử dụng thuốc và chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

- Với đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu, giúp sản phẩm DHG có mặt rộng khắp từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau.

2.2 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại Cơng ty Cổ Phần Dược Hậu Giang Dược Hậu Giang

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang lập và trình bày BCTCHN tuân thủ theo các chuẩn mực của kế tốn quy định và các thơng tư hướng dẫn liên quan cụ thể như sau:

- Hợp nhất báo cáo tài chính của cơng ty mẹ là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các cơng ty con do cơng ty mẹ kiểm sốt. Hiện cơng ty mẹ kiểm sốt 09 cơng ty con.

- Không được loại trừ ra khỏi BCTCHN các báo cáo tài chính của cơng ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của tất cả các cơng ty con khác trong tập đồn;

- Lập và trình bày theo ngun tắc kế tốn và ngun tắc đánh giá như BCTC của doanh nghiệp độc lập theo quy định của chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính và quy định của các chuẩn mực kế tốn khác;

- Áp dụng chính sách kế toán thống nhất;

- Kết quả hoạt động của công ty con được đưa vào BCTCHN kể từ ngày công ty mẹ thật sự nắm quyền kiểm sốt cơng ty con và chấm dứt vào ngày công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm sốt cơng ty con;

- Các khoản đầu tư vào công ty liên kết và cơng ty liên doanh được kế tốn theo phương pháp vốn chủ sở hữu trong BCTCHN.

2.3 Trình tự và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Cơng ty Cổ Phần Dược Hậu Giang Dược Hậu Giang

2.3.1 Trình tự lập BCTCHN

- Cộng ngang từng chỉ tiêu thuộc BCĐKT và báo cáo KQHĐKD của công ty mẹ và các cơng ty con trong tập đồn.

- Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ toàn bộ.

- Loại trừ toàn bộ các giao dịch trong tập đoàn

- Lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất

- Lập BCTCHN căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ.

2.3.2 Phương pháp lập BCTCHN

Năm tài chính của DHG bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng một dương lịch hằng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch cùng năm. Hệ thống kế toán DHG sử dụng là hệ thống kế toán Việt Nam, sử dụng đồng tiền Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán. Chế độ kế toán áp dụng là theo Chuẩn mực và Chế độ kế tốn doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức kế tốn áp dụng tại cơng ty mẹ và các cơng ty con là hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ.

Dược Hậu Giang lập báo cáo tài chính hằng năm theo quy định của pháp luật cũng như các quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và báo cáo phải được kiểm toán theo quy định, và trong thời hạn 90 ngày kể từ khi kết thúc mỗi năm tài chính, phải nộp báo cáo tài chính năm đã được Đại hội đồng cổ đơng thơng qua cho cơ quan thuế có thẩm quyền, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán và cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc lập BCTCHN tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thực hiện theo 7 bước được hướng dẫn theo Thông tư 161/2007/TT-BTC. Công tác lập BCTCHN chủ yếu chỉ tập trung điều chỉnh loại trừ các khoản mục bị trùng lắp theo quan điểm hợp nhất. Các bước hợp nhất được tiến hành theo trình tự sau:

2.3.2.1 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

(1) Bước 1: Cộng từng chỉ tiêu thuộc bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào báo cáo tài chính riêng biệt của cơng ty mẹ và từng công ty con, công ty mẹ sẽ tiến hành hợp nhất theo cách hợp cộng ngang các chỉ tiêu tương ứng trên bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD để có được số liệu hợp nhất.

(2) Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con.

Khi lập BCTCHN hàng năm, kế toán phải loại trừ giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con.

a. Nguyên tắc loại trừ

Trong báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ hoàn toàn. Trong tập đồn khơng phát sinh lợi thế thương mại.

b. Bút toán điều chỉnh

Để loại trừ giá trị ghi sổ khoản mục “Đầu tư vào công ty con” trong báo cáo của công ty mẹ với phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu tại ngày mua của các cơng ty con, kế tốn phải tính tốn giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu Nợ Thặng dư vốn cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)