Phương pháp lập BCTCHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 37 - 51)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

2.3 Trình tự và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty Cổ Phần

2.3.2 Phương pháp lập BCTCHN

Năm tài chính của DHG bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng một dương lịch hằng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch cùng năm. Hệ thống kế toán DHG sử dụng là hệ thống kế toán Việt Nam, sử dụng đồng tiền Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán. Chế độ kế toán áp dụng là theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức kế tốn áp dụng tại cơng ty mẹ và các cơng ty con là hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ.

Dược Hậu Giang lập báo cáo tài chính hằng năm theo quy định của pháp luật cũng như các quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và báo cáo phải được kiểm toán theo quy định, và trong thời hạn 90 ngày kể từ khi kết thúc mỗi năm tài chính, phải nộp báo cáo tài chính năm đã được Đại hội đồng cổ đơng thơng qua cho cơ quan thuế có thẩm quyền, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán và cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc lập BCTCHN tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thực hiện theo 7 bước được hướng dẫn theo Thông tư 161/2007/TT-BTC. Công tác lập BCTCHN chủ yếu chỉ tập trung điều chỉnh loại trừ các khoản mục bị trùng lắp theo quan điểm hợp nhất. Các bước hợp nhất được tiến hành theo trình tự sau:

2.3.2.1 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán hợp nhất và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

(1) Bước 1: Cộng từng chỉ tiêu thuộc bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào báo cáo tài chính riêng biệt của cơng ty mẹ và từng công ty con, công ty mẹ sẽ tiến hành hợp nhất theo cách hợp cộng ngang các chỉ tiêu tương ứng trên bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD để có được số liệu hợp nhất.

(2) Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con.

Khi lập BCTCHN hàng năm, kế toán phải loại trừ giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ trong công ty con.

a. Nguyên tắc loại trừ

Trong báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ hoàn toàn. Trong tập đồn khơng phát sinh lợi thế thương mại.

b. Bút toán điều chỉnh

Để loại trừ giá trị ghi sổ khoản mục “Đầu tư vào công ty con” trong báo cáo của công ty mẹ với phần sở hữu của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu tại ngày mua của các cơng ty con, kế tốn phải tính tốn giá trị phần sở hữu của công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu Nợ Thặng dư vốn cổ phần Nợ Vốn khác của chủ sở hữu Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái Nợ Quỹ đầu tư phát triển Nợ Quỹ dự phịng tài chính

Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ….

Có Đầu tư vào cơng ty con.

Trường hợp công ty mẹ và công ty con cùng đầu tư vào một công ty con khác mà trong báo cáo tài chính riêng của cơng ty con khoản đầu tư vào cơng ty con kia trong Tập đồn được phản ánh trong chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên kết” hoặc “Đầu tư dài hạn khác” thì khi loại trừ giá trị khoản đầu tư được ghi nhận bởi cơng ty con của Tập đồn, ghi:

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu Nợ Thặng dư vốn cổ phần Nợ Vốn khác của chủ sở hữu Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái Nợ Quỹ đầu tư phát triển Nợ Quỹ dự phịng tài chính

Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Nợ Lợi thế thương mại (nếu có)

….

Có Đầu tư vào cơng ty con

Có Đầu tư vào cơng ty liên kết, liên doanh Có Đầu tư dài hạn khác.

Trường hợp công ty mẹ đầu tư tiếp tục vào cơng ty con thì kế tốn loại trừ khoản đầu tư bổ sung thêm bằng cách ghi:

Nợ Lợi ích của cổ đơng thiểu số Nợ Lợi thế thương mại

Có Đầu tư vào cơng ty con.

(3) Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại

Các cơng ty con trong tập đồn được thành lập từ công ty mẹ và các nhà đầu tư khác nên không phát sinh lợi thế thương mại khi hợp nhất báo cáo tài chính.

(4) Bước 4: Tách lợi ích của cổ đơng thiểu số

a. Ngun tắc tách lợi ích của cổ đơng thiểu số

- Trong bảng cân đối kế tốn hợp nhất, lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của các công ty con được xác định và trình bày thành một dịng riêng biệt. Giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của các công ty con hợp nhất, gồm:

+ Giá trị các lợi ích của cổ đơng thiểu số tại ngày mua được xác định phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”;

+ Lợi ích của cổ đơng thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày mua đến đầu năm báo cáo; và

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong năm báo cáo.

- Các khoản lỗ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong công ty con được hợp nhất có thể lớn hơn số vốn của họ trong công ty con. Khoản lỗ vượt trên phần vốn của các cổ đông thiểu số này được tính giảm vào phần lợi ích của cơng ty mẹ trừ khi cổ đơng thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó. Nếu sau đó cơng ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào phần lợi ích của công ty mẹ cho tới khi phần lỗ trước đây do công ty mẹ gánh chịu được bồi hoàn đầy đủ.

- Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, lợi ích của cổ đơng thiểu số được xác định và trình bày riêng biệt trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số”. Lợi ích của cổ đơng thiểu số được xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi ích của cổ đông thiểu số và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các cơng ty con.

- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất trên bảng cân đối kế tốn hợp nhất được trình bày ở mục C thuộc phần Nguồn vốn “C- Lợi ích của cổ đơng thiểu số - Mã số 439”.

- Thu nhập của cổ đông thiểu số trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con được phản ánh trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số - Mã số 61”.

b. Bút toán

Để tách riêng giá trị khoản mục “Lợi ích của cổ đơng thiểu số” trong tài sản thuần của công ty con trên BCĐKTHN phải điều chỉnh giảm các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu như “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”, “Quỹ dự phịng tài chính”, “Quỹ đầu tư phát triển”, “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”,… và điều chỉnh tăng khoản mục “Lợi ích của cổ đơng thiểu số” trên BCĐKTHN.

b.1 Tách lợi ích của cổ đơng thiểu số tại ngày đầu kỳ báo cáo

Căn cứ vào lợi ích của cổ đơng thiểu số đã được xác định tại ngày đầu kỳ báo cáo kế toán ghi:

Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu Nợ Thặng dư vốn cổ phần Nợ Quỹ dự phịng tài chính Nợ Quỹ đầu tư phát triển

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái. ….

Có Lợi ích của cổ đơng thiểu số.

Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày đầu kỳ là số âm thì kế tốn ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các khoản mục đó như trong bút tốn trên.

b.2 Ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm có lãi, kế tốn xác định lợi ích của cổ đơng thiểu số trong thu nhập sau thuế của các công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đơng thiểu số Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.

- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm lỗ, kế toán xác định số lỗ các cổ đông thiểu số phải gánh chịu trong tổng số lỗ của các công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ Lợi ích của cổ đơng thiểu số

Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số.

- Trường hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phịng tài chính từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, kế toán ghi:

Nợ Quỹ đầu tư phát triển Nợ Quỹ dự phịng tài chính

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

- Trường hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức cho các cổ đơng thiểu số, kế tốn căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông thiểu số ghi:

Nợ Lợi ích của cổ đơng thiểu số

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

(5) Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn

a. Các giao dịch bán hàng trong tập đoàn Loại trừ toàn bộ:

- Doanh thu, giá vốn của hàng tiêu thụ nội bộ; - Lãi, lỗ chưa thực hiện

Xác định lãi, lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ như sau:

Lãi lỗ chưa thực Giá trị hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho hiện trong hàng tồn kho = cuối kỳ tính theo giá - cuối kỳ tính theo giá cuối kỳ nội bộ vốn bên bán hàng

b. Các giao dịch bán tài sản cố định (TSCĐ) trong tập đoàn

- Các khoản thu nhập khác, chi phí khác, lãi hoặc lỗ chưa được thực hiện phát sinh phải được loại trừ hoàn toàn;

- Nguyên giá, hao mòn lũy kế phải được điều chỉnh lại như thể khơng phát sinh giao dịch;

- Chi phí khấu hao, hao mòn lũy kế, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải được xem xét điều chỉnh phù hợp cho từng trường hợp;

- Trường hợp công ty con bán tài sản cố định phát sinh lãi, lỗ chưa thực hiện, thì khi xác định lợi ích của cổ đông thiểu số, phải xác định phần lãi hoặc lỗ chưa thực hiện cần phân bổ cho các cổ đơng thiểu số và điều chỉnh lợi ích của cổ đơng thiểu số.

c. Cổ tức được chia:

Tồn bộ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua từ các cơng ty con trong Tập đồn phải được loại trừ hoàn toàn trong BCTCHN.

Loại trừ toàn bộ cổ tức và lợi nhuận được chia từ kết quả hoạt động kinh doanh sau ngày mua của các công ty con đang nằm trong khoản mục “Doanh thu hoạt động tài chính” bằng cách ghi giảm chỉ tiêu này trên báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời với việc ghi giảm số cổ tức đã trả trong phần tổng hợp biến động vốn chủ sở hữu trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Nếu công ty mẹ chưa nhận được số cổ tức hoặc lợi nhuận được chia này do công ty con chưa chuyển tiền thì khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải loại trừ số phải thu, phải trả về số cổ tức lợi nhuận được chia đang phản ánh trong khoản mục phải thu khác trong báo cáo tài chính riêng của cơng ty mẹ và khoản mục phải trả khác trong báo cáo tài chính riêng của cơng ty con chia lợi nhuận.

Nếu số cổ tức nhận được là cổ tức của kỳ kế toán trước khi cơng ty mẹ mua khoản đầu tư thì khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải loại trừ ảnh hưởng của nghiệp vụ nhận cổ tức này.

Các nghiệp vụ tạm tính phát sinh tại Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang như sau:

Tại ngày 31/12/2009 các chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính của cơng ty mẹ - Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và công ty con – Công ty Cổ phần Dược Sơng Hậu được tóm tắt như sau:

Các chỉ tiêu cơ bản thuộc bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2009

ĐVT: đồng

Công ty mẹ Dược Hậu Giang

Công ty con Dược Sông Hậu TÀI SẢN

Tiền 138.026.832.839 2.868.851.841

Phải thu của khách hàng 222.152.094.114 16.105.924.310

Hàng tồn kho 296.848.351.744 6.342.288.260

Công ty mẹ Dược Hậu Giang

Công ty con Dược Sơng Hậu

Giá trị hao mịn lũy kế tài sản cố định hữu hình -107.914.762.662 -56.916.431

Đầu tư vào công ty con 38.550.000.000 0

TỔNG TÀI SẢN 808.891.651.057 25.679.101.369 NGUỒN VỐN Nợ phải trả Vay và nợ ngắn hạn 73.979.662.132 0 Phải trả người bán 79.190.790.892 9.799.821.706 Vay và nợ vài hạn 61.184.958.953 0

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 266.629.620.000 5.000.000.000

Quỹ đầu tư phát triển 4.217.739.831 863.264.030

Quỹ dự phịng tài chính 29.662.409.519 161.747.768

Lợi nhuận chưa phân phối 294.026.469.730 9.854.267.865

TỔNG NGUỒN VỐN 808.891.651.057 25.679.101.369

Các chỉ tiêu chủ yếu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 ĐVT: đồng

Chỉ tiêu

Công ty mẹ Dược Hậu Giang

Công ty con Dược Sông Hậu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.728.924.948.924 75.993.211.788

Các khoản giảm trừ 23.362.999.812 22.562.084

Giá vốn hàng bán 873.453.064.888 49.067.488.567

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 832.108.884.224 26.903.161.137

Doanh thu hoạt động tài chính 33.126.657.584 295.115.754

Chi phí tài chính 22.917.192.462 251.147.932

Chỉ tiêu

Công ty mẹ Dược Hậu Giang

Công ty con Dược Sơng Hậu

Chi phí quản lý doanh nghiệp 97.403.619.807 3.341.196.709

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 363.678.860.171 10.808.714.831

Thu nhập khác 17.281.492.647 3.285.587

Chi phí khác 15.470.626.141 5.408.868

Lợi nhuận khác 1.810.866.506 -2.123.281

Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế 365.489.726.677 10.806.591.550

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 43.916.637.478 51.923.685

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 1.998.054.010 0

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 319.575.035.189 10.754.667.865

Trích thuyết minh báo cáo tài chính của cơng ty con

Trong năm 2009 cơng ty con có các giao dịch với công ty mẹ như sau:

Chỉ tiêu Giá trị (đồng)

Bán hàng

Doanh thu bán hàng cho công ty mẹ 67.976.487.873 Giá vốn hàng bán cho công ty mẹ 48.698.493.458

Mua hàng

Mua thiết bị từ công ty mẹ 132.000.000

Dịch vụ tư vấn từ công ty mẹ cho mỗi năm

Chi phí quản lý doanh nghiệp 100.000.000 Vào đầu năm 2009 công ty con đã mua một thiết bị từ công ty mẹ với số tiền

132.000.000 đồng. Thiết bị này được công ty mẹ mua 1 năm trước đây và sẽ được khấu hao theo đường thẳng trong 5 năm tiếp theo. Khơng có giá trị thu hồi khi thanh lý

Tại thời điểm cuối năm, số dư nợ phải thu với cơng ty mẹ ước tính 6.185.321.500 đồng

Trích thuyết minh báo cáo tài chính của cơng ty mẹ

Trong năm 2009 cơng ty mẹ có các giao dịch với công ty con như sau:

Chỉ tiêu Giá trị (đồng)

Bán hàng

Thu nhập khác 132.000.000

Phí dịch vụ tư vấn từ cơng ty con

Doanh thu cung cấp dịch vụ 100.000.000

Mua hàng

Mua hàng từ công ty con 67.976.487.873

Tại thời điểm cuối năm số dư nợ phải trả với công ty con như sau: 6.185.321.500 đồng Các thông tin khác:

- Giá trị hàng tồn kho trong báo cáo của công ty mẹ: 12.815.364.200 đồng - Giá vốn của công ty con đối với số hàng trên: 8.329.986.730 đồng - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty mẹ là 20% Các bút toán điều chỉnh

a. Trường hợp này không phát sinh lợi thế thương mại do công ty con được thành lập từ công ty mẹ, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ là 51% tương ứng giá trị là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)