2.2 Thực trạng cơ chế tài chính của PETROSETCO
2.2.6 Đánh giá chung về cơ chế tài chính của PETROSETCO
Từ những phân tích trên, có thể thấy cơ chế tài chính của PETROSETCO chỉ thích hợp cho các Cơng ty có quy mơ nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp và số đơn vị trực thuộc ít. Cơ chế tài chính hiện tại cho phép cơng ty có thể kiểm sốt chặt chẽ nguồn vốn tại các đơn vị, tình hình ln chuyển vốn, vay vốn trong cơng ty, tình hình thực hiện doanh thu, chi phí tại các đơn vị và đặc biệt kiểm soát được việc phân phối lợi nhuận. Tuy nhiên, cơ chế tài chính hiện tại bộc lộ rất nhiều hạn chế như: - Mối liên hệ giữa Công ty và các đơn vị thành viên vẫn mang tính hành chính, chưa dựa trên quan hệ đầu tư vốn, cấp tín dụng, mua bán, vay mượn trên cơ sở Cơng ty và các đơn vị bình đẳng như nhau.
- Cơng tác điều hồ vốn trong Cơng ty chưa khuyến khích các đơn vị điều vốn tạm thời nhàn rỗi về công ty, và không tạo sự chủ động, linh hoạt cho các đơn vị trong việc sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, PETROSETCO vẫn chưa tận dụng được hết các lợi thế trong việc huy động vốn, vay vốn với lãi suất ưu đãi so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
- Chưa đảm bảo phát huy đầy đủ quyền tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên. Chưa thực hiện việc phân cấp quản lý tài chính, đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản. Trên thực tế có nhiều cơng việc mang tính sự vụ và khơng quan trọng, giá trị nhỏ nhưng các đơn vị thành viên phải được sự chấp thuận của Công ty mới được thực hiện đã gây chậm trễ trong việc điều hành hoạt động minh doanh.
- Cơ chế giao doanh thu, chi phí, và đặc biệt cơ chế phân phối lợi nhuận vẫn mang nặng tính hành chính, áp đặt. Khơng tạo hành lang cho các đơn vị trong việc chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng hoạt động
kinh doanh, không khuyến khích các đơn vị thực hiện tiết kiệm chi phí, cải tiến sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí, định mức tiêu hao vật tư, nguyên vật liệu, định mức lao động,… làm căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị.
Để cơng ty có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, tham gia đầy đủ vào AFTA thì việc chuyển đổi cơ chế tài chính hiện tại sang cơ chế tài chính theo mơ hình cơng ty mẹ – công ty con là điều cần thiết sau khi cơng ty hồn thành việc chuyển đổi sang công ty cổ phần.