Trước năm 1996, Đà Nẵng vẫn là thành phố chậm phát triển, môi trường đầu tư chưa thuận tiện, chưa có các ngành kinh tế mũi nhọn. Từ 1997 đến nay, Đà Nẵng thể hiện sự khởi sắc, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định, xứng đáng là điển hình về sức phát triển, tạo ấn tượng tốt để các tỉnh khác tìm hiểu, học tập kinh nghiệm quản lý. Tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố trong giai đoạn
2006-2010 đạt 11%, riêng năm 2010 đạt 12,6%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Kết thúc năm 2010, Đà Nẵng đã đạt được nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội ở
mức cao: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 9.630 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 16.715 tỷ đồng, tăng 19,6%; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 1.219 triệu USD, tăng 35,2%.
Một trong những yếu tố có tính quyết định để Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là sự quan tâm đúng mức và thực hiện một cách khoa học hoạt động quản lý chi đầu tư xây dựng từ NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có quản lý tài chính chi đầu tư XDCB. Đà Nẵng có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện gồm quốc lộ, đường sắt, sân bay, các cảng sông và cảng biển. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố phát triển mạnh, là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta. Những thành công nổi bật của Đà Nẵng trong quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN có thể thấy trên một số khía cạnh sau:
- Về quy hoạch: Trong công tác lập quy hoạch, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lập quy hoạch chi tiết phủ kín tồn thành phố. Với tổng diện tích khoảng 8.000ha, với hơn 2.000 đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Thành phố đã tổ chức khớp nối tất cả các đồ án quy hoạch chi tiết trên nền địa hình, trên cùng hệ tọa độ tạo điều kiện chuyên nghiệp hóa trong cơng tác quản lý quy hoạch. Tổ chức rà soát và phân kỳ đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố theo định kỳ 3 năm 1 lần để điều chỉnh hoặc bãi bỏ các đồ án không khả thi...
- Bứt phá đầu tư cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, giao thông đường bộ, cảng biển và sân bay... đã và đang tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, tạo lực hút cần thiết phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Ngay từ khi chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã vạch ra chiến lược phát triển dựa trên nguyên tắc “hạ tầng đi trước” để tạo bước ngoặt phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng của địa phương. Chính sách “nhà nước và nhân dân cùng làm” đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Đà Nẵng.
- Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng: Sự ủng hộ cao từ chính người dân thành phố trong công tác đổi đất lấy hạ tầng đã mang lại những thành công vượt bậc cho Đà Nẵng trong công tác chỉnh trang đô thị, tạo nên diện mạo mới cho thành phố. Đà Nẵng đã thực hiện đầu tư 280 dự án khai thác quỹ đất và chuyển quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác đất ở, đầu tư cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và du lịch. Tổng số tiền khai thác quỹ đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tám năm qua hơn 3.000 tỉ đồng.
- Huy động vốn mạnh, hợp lý: Trên cơ sở tiền khai thác quỹ đất thu vào ngân sách, Đà Nẵng đã sử dụng toàn bộ để đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của từng dự án và một số cơng trình khác như giao thơng, giáo dục, y tế...
Ngồi ra Đà Nẵng thực hiện cơ chế người có đất ra mặt đường phải đóng tiền do sau khi nhà nước đầu tư dự án xây dựng hoặc mở rộng đường, giá trị quyền sử dụng đất tăng lên gấp nhiều lần so với trước. Ngoài ra, Đà Nẵng thực hiện đấu giá dự án có sử dụng đất công hai bên đường, làm tăng nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, đối với một số dự án đường giao thơng có thu hồi đất ở hai bên đường. Thành phố quy hoạch nơi này làm khu thương mại, khu tái định cư. Chính quyền Thành phố Đà Nẵng tổ chức bán đấu giá khu đất này, thu tiền vào ngân sách để bồi thường giải phóng mặt bằng và huy động vốn cho xây dựng cơng trình giao thơng.
- Chú trọng công tác phúc lợi, dân sinh: Bên cạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật, Đà Nẵng còn đầu tư xóa những khu dân cư ổ chuột, xây mới hàng loạt các khu dân cư và đô thị hiện đại; đồng thời tạo được nhiều khu dân cư, khu tái định cư, bảo đảm nhu cầu về chỗ ở cho các trường hợp bị giải tỏa, giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội.
- Về thu hút nhân tài làm việc tại Đà Nẵng: Quan điểm của chính quyền Đà Nẵng là muốn phát triển thì phải có nhân tài làm hạt nhân phát triển. Trong khi chỉ sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ thì khơng đáp ứng được. Trong giai đoạn từ 1997 - 2003, Thành phố đã ban hành một số cơ chế đãi ngộ ban đầu đối với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố và chế độ khuyến khích tự đào tạo đối với cán bộ, công chức đang làm việc tại thành phố. Nhờ đó đã đào tạo và thu hút được 1.005 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, trong đó trên đại học 219 người và đại học 786 người. Đội ngũ cán bộ của thành phố hoạt động trên lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, xây dựng, tài chính, tiền tệ, quản lý và kinh doanh đất đai, ...đã phát huy được trình độ, năng lực, có những đóng góp lớn lao cho q trình quản lý tài chính trong chi đầu tư XDCB từ NSNN.
Những thành công trên của Đà Nẵng giúp rút ra một số bài học về quản lý tài chính trong đầu tư XDCB cho tỉnh Tiền Giang như sau:
- Tích cực, sáng tạo trong tạo nguồn vốn hợp pháp cho đầu tư XDCB.
- Phối hợp hài hịa lợi ích giữa chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh với lợi ích dân sinh của người dân.
- Vấn đề nhân tài luôn được coi trọng, là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nguồn lực của nền kinh tế ln có giới hạn, vì vậy địi hỏi việc sử dụng các nguồn lực này phải có hiệu quả. Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển không là ngoại lệ. Vấn đề thất thốt, lãng phí trong đầu tư công là vấn đề nổi bật đang được sự quan của các cấp chính quyền và tồn thể nhân dân. Vì vậy, quản lý tài chính về đầu tư cơng là yếu tố rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả đầu tư và các vấn đề lãng phí, thất thốt.
Trong quản lý tài chính về đầu tư công chú trọng vấn đề nguồn vốn cho đầu tư công và việc ban hành, thực hiện các hệ thống văn bản pháp luật nhà nước. Việc quản lý tài chính trong đầu tư cơng được thực hiện tốt, hiệu quả đầu tư công được nâng lên, ngăn ngừa và giảm bớt các tiêu cực như nạn tham nhũng, vấn đề về thất thốt và lãng phí trong đầu tư xây dựng, đảm bảo an sinh xã hội...
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TẠI TỈNH TIỀN GIANG