Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý tài chính trong chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 74 - 87)

3.2 Giải pháp đối với Chính phủ

3.2.2 Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về

quản lý tài chính trong chi đầu tư XDCB của các chủ thể liên quan

- Các cơ quan quản lý nhà nước, Kiểm tốn nhà nước, thanh tra chính phủ và các bộ, ngành cần kiểm tra hoạt động đầu tư sâu sát, tăng về mặt chất và lượng nhiều hơn nữa, từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Chú trọng tập trung vào những khâu yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực, phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm, nghiêm minh các sai trái, vi phạm. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, khơng đúng khối lượng, đơn giá, khơng đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán lớn. Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả trách nhiệm đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận thanh toán khối lượng thiếu trung thực, không đúng quy định. Việc thanh toán vốn đầu tư phải được tiến hành theo đúng quy trình và phương thức thanh tốn theo tiến độ thực hiện.

- Cần tăng cường vai trò của cơ quan kiểm toán, thanh tra trong khâu lập dự toán chi NSNN và xuyên suốt quá trình đầu tư mà không chỉ đơn thuần là “hậu kiểm” như hiện nay.

- Tăng cường vai trò của cơ quan dân cử, và quần chúng trong giám sát, phát hiện và đánh giá hoạt động đầu tư. Hiện nay đã có quy định về giám sát cộng đồng và yêu cầu các đơn vị khi thi công phải đăng bảng công khai thông tin về cơng trình, thời gian khởi cơng, hồn thành. Tuy nhiên số lượng cơng trình thực sự được cộng đồng giám sát chặt chẽ và việc chấp hành quy định công khai những thông tin cơ bản về cơng trình khơng cao. Do vậy, cần phải xử phạt mạnh hơn các đơn vị không chấp hành quy định và tạo điều kiện tốt hơn để phát huy vai trò giám sát

cộng đồng.

- Nâng cao hơn nữa vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc giám sát, tư vấn phản biện đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.

3.2.3 Tạo điều kiện tốt hơn để huy động vốn cho đầu tư XDCB

- Tăng cường hợp tác công – tư để thu hút vốn khu vực tư nhân vào tham gia lĩnh vực đầu tư XDCB, giảm áp lực vốn đầu tư từ NSNN. Chính phủ cần cụ thể hóa quy chế hợp tác cơng tư để có một hành lang pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện mơ hình này.

- Tạo mơi trường pháp lý thuận lợi và phù hợp, tăng tính cạnh tranh và công bằng trong hỗ trợ đơn vị tư nhân và đơn vị nhà nước để các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào các cơng trình kết cấu hạ tầng và phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, nhà văn hoá...

- Thành lập các quỹ đầu tư phát triển hỗ trợ vốn, nâng cao năng lực của các thể chế tài chính để tạo điều kiện phát triển hình thức tín dụng đầu tư thay cho hình thức cấp phát đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn.

- Huy động vốn qua các kênh phát hành trái phiếu, vốn viện trợ từ nước ngoài một cách hợp lý.

- Đa dạng hố các hình thức đầu tư để tận dụng được nhiều nguồn vốn cho đầu tư XDCB.

3.2.4 Tăng quyền tự chủ cho các địa phương trong quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn thu xổ số kiến thiết

Đối với đa số tỉnh, thành phố, một trong những nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư XDCB là nguồn thu từ xổ số kiến thiết. Chính phủ quy định bắt buộc tỷ lệ 70% nguồn thu này cho giáo dục, y tế và 30% cho cơng trình phúc lợi xã hội quan trọng khác. Việc quy định quá cứng nhắc như thế là khơng phù hợp với tình hình đầu tư thực tế của từng địa phương.

Cần có sự nới lỏng quy định này để địa phương tùy theo tình hình cụ thể, đầu tư vào các dự án công trọng điểm, giải quyết nhu cầu bức thiết trước, không nhất thiết đầu tư hàng loạt vào các ngành theo quy định trong khi nhu cầu những ngành khác lại khơng có vốn. Các ngành có mối tương hỗ với nhau, việc đầu tư ngành này sẽ gián tiếp góp phần mang lại lợi ích cho ngành khác.

3.2.5 Cần hoàn thiện cơ chế hỗ trợ NSTW cho các địa phương phù hợp hơn

- Đề nghị các Bộ ngành chức năng Trung ương sớm xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho điều chỉnh suất đầu tư cho 01 phòng học ở Đồng bằng sông Cửu Long theo thực tế xây dựng khoảng 500 triệu đồng/01 phịng học thay vì 170 triệu đồng/01 phòng học theo giá của năm 2003.

- Thời gian qua, Chính phủ phát hành trái phiếu để thu hút vốn hỗ trợ một số địa phương xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, y tế, giáo dục. Các dự án này của địa phương đã được chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, một số dự án cần điều chỉnh quy mô dự án cho phù hợp tình hình thực tế. Trung ương không cho phép bổ sung vốn trái phiếu cho phần phát sinh ngoài dự án ban đầu mà địa phương phải tự tìm nguồn vốn để thực hiện. Điều này nằm ngoài kế hoạch làm cho các địa phương không thể tiếp tục thực hiện dự án, dự án dở dang do thiếu vốn là một lãng phí lớn.

Đề nghị trung ương xem xét, cân nhắc quy định mức hỗ trợ vốn trái phiếu chính phủ trong một biên độ tăng vốn nhất định, không nên quá cứng nhắc, giúp các dự án phát huy hiệu quả các dự án công.

- Đối với nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, đề nghị xem xét cho phép các địa phương được chủ động điều chỉnh vốn của các chương trình được hỗ trợ với nhau vì thực tế có chương trình sử dụng khơng hết vốn hỗ trợ, ngược lại có chương trình thiếu vốn.

3.2.6 Hiện đại hóa cách thức quản lý hành chính trong quản lý tài chính về đầu tư XDCB

- Hồn thiện các chương trình phần mềm hiện hữu về quản lý tài chính trong đầu tư XDCB bao gồm TABMIS, mã số dự án đầu tư. Đồng thời có lộ trình xây

dựng chương trình quản lý tài chính liên ngành tài chính – kế hoạch đầu tư đối với các dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu quyết toán dự án hồn thành.

- Thực hiện phân cấp cơng tác cấp mã số dự án từ cơ quan tài chính cấp tỉnh xuống huyện, xã để giảm tải công việc này tại cơ quan tài chính cấp tỉnh.

- Cần nghiên cứu bổ sung các tiện ích từ chương trình máy tính phù hợp nhu cầu quản lý tài chính thực tế và phục vụ công tác báo cáo theo chế độ quy định hiện hành.

- Cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư XDCB, đơn giản hóa những thủ tục khơng cần thiết. Rà sốt để quy định chế độ báo cáo cho phù hợp với các tiêu chí quản lý tài chính trong chi đầu tư XDCB.

3.2.7 Sử dụng hiệu quả nguồn lực về con người

- Về việc chuyển đổi các ban quản lý dự án thành tổ chức tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, Chính phủ cần giao các bộ, ngành chuyên trách rà soát các quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14 tháng 02 năm 2007 để xác định lộ trình chuyển đổi phù hợp, khơng nên thực hiện ngay vì ảnh hưởng lớn tới việc triển khai, thực hiện các dự án hiện tại.

- Trước mắt cần giữ nguyên hình thức các Ban quản lý dự án theo ngành hoặc huyện như hiện tại và từng bước củng cố đảm bảo đủ năng lực theo qui định. Các dự án của các đơn vị quản lý, sử dụng cơng trình thuộc ngành, huyện nào thì giao về Ban quản lý dự án ngành hoặc huyện đó quản lý.

- Nghiên cứu, sắp xếp lại các đơn vị quản lý để phân công, phân cấp quản lý một cách hợp lý sao cho bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các dịch vụ cơng như xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng kỹ thuật thơng qua các hình thức chuyển nhượng quyền thu phí, khốn thu, khốn chi bảo trì kết cấu hạ tầng để giảm chi phí, tăng nguồn vốn tái đầu tư.

- Các bộ, ngành trung ương cần đẩy mạnh công tác hướng dẫn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cho cán bộ chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; các chủ thể tham gia

hoạt động xây dựng.

- Bên cạnh quy định về các hình thức xử lý sai phạm, cần quan tâm về khen thưởng, có chính sách cụ thể khuyến khích, động viên khen thưởng đối với cán bộ công chức làm tốt công tác quản lý đầu tư XDCB.

3.3 Giải pháp đối với tỉnh Tiền Giang

3.3.1 Đổi mới tư duy về tăng tưởng kinh tế và quy mô vốn đầu tư từ NSNN

Theo nhận định của tác giả luận văn, đây là giải pháp then chốt quyết định sự thành công trong công tác quản lý tài chính về chi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Như Chương hai đã trình bày, thực tế thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã ln tìm mọi cách để huy động vốn cho đầu tư phát triển nhằm đảm bảo kế hoạch về tốc độ tăng GDP. Như vậy, công tác quản lý và điều hành ngân sách thường bị động do phải chạy theo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong khi đó các mục tiêu này thường có xu hướng được đặt ra quá cao so với khả năng đáp ứng của NSNN và diễn biến của tình hình thực tiễn, dẫn đến tình thế buộc phải giao chỉ tiêu vốn đầu tư XDCB trong khi chưa chính thức huy động được nguồn vốn. Và thực tế này dẫn đến các hệ quả xảy ra là việc tạm ứng vốn cho đầu tư khá cao, chưa thể quyết toán ngân sách khi kết thúc năm kế hoạch; tỉnh phải khá vất vả tìm nguồn vốn để bù đắp cho vốn tạm ứng, diện tích đất cơng ngày càng bị thu hẹp do bán để thu vốn. Không phải tăng vốn đầu tư là tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính quyền địa phương cần đổi mới tư duy về mơ hình tăng trưởng kinh tế và quy mô vốn của đầu tư XDCB từ NSNN.

- Cần thay đổi tư duy về mơ hình tăng trưởng kinh tế, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng nhờ vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động sang mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào trí thức và cơng nghệ. Trên thực tế, mức tăng trưởng kinh tế cao dựa vào vốn chỉ đạt được trong ngắn hạn khi đầu tư gia tăng ở một mức độ hợp lý nào đó. Khi đầu tư gia tăng quá mức, nó sẽ gây nên những bất ổn lớn về kinh tế vĩ mô, trong khi những lợi ích thu được từ tăng trưởng khơng nhiều, thậm chí cịn giảm. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng chi đầu tư.

- Trong q trình chuyển đổi mơ hình kinh tế, cần theo xu thế giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong tổng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tăng cường hiệu quả và chất lượng của đầu tư. Đầu tư từ NSNN chỉ tập trung cho các cơng trình kết cấu hạ tầng quan trọng và các ngành kinh tế mũi nhọn. Không phân bổ vốn đầu tư nhà nước vào các ngành mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm tốt. Đầu tư công phải giữ vai trò vốn mồi đối với đầu tư tư nhân, tạo ra các cơ sở hạ tầng cần thiết để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực theo định hướng của Nhà nước.

3.3.2 Đổi mới cơ cấu, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư

- Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang để xác định các các ngành, lĩnh vực then chốt mà tỉnh Tiền Giang cần ưu tiên đầu tư. Tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư đủ mức cho khoa học, cơng nghệ, tập trung vào những lĩnh vực có sức cạnh tranh và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh như nông nghiệp và thủy hải sản.

- Từ việc xác định các lĩnh vực then chốt đó, ngân sách tỉnh Tiền Giang chi đầu tư XDCB không đầu tư dàn trãi mà tập trung vào các dự án đầu tư công liên quan những lĩnh vực này. Nguồn vốn NSNN có hạn, cần phát huy vai trò “vốn mồi” của ngân sách để thu hút thêm nhiều nguồn vốn khác.

- Việc chấp hành ngân sách ở địa phương thường gặp nhiều khó khăn bởi các nguồn thu được phân cấp thường không đủ để đáp ứng nhu cầu chi, phải trông chờ vào sự trợ cấp của cấp trên. Nếu cấp trên không trợ cấp kịp thời hoặc không sát thực tế thì cấp dưới sẽ rơi vào tình trạng bị động, lúng túng trong điều hành ngân sách. Vì vậy cần mở rộng huy động đầu tư của khu vực tư nhân. Chính quyền tỉnh cần tạo cơ hội bình đẳng cho các nguồn vốn đầu tư của xã hội, tạo cơ chế hiệu quả để huy động tối đa các nguồn vốn tư nhân, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách. Cần sớm hồn thiện mơi trường pháp lý trong khn khổ của địa phương để tư nhân tham gia đầu tư dễ dàng hơn.

- Đối với các lĩnh vực nào mà tư nhân có thể tham gia từng phần thì chính quyền địa phương áp dụng hình thức cơng tư kết hợp, tức Nhà nước và tư nhân

cùng tham gia đầu tư để từ đó có thể kiểm sốt đồng vốn hiệu quả hơn. Giải pháp đầu tư này nhằm tìm kiếm đủ nguồn vốn cho các dự án công.

Đồng thời, cần đưa ra một danh sách các dự án để thí điểm theo phương thức PPP để các nhà đầu tư tư nhân có thể lựa chọn và đăng ký tham gia cụ thể vào dự án nào mà họ có đủ điều kiện và khả năng. Việc huy động khu vực tư nhân tham gia vào cung ứng các dịch vụ công cho phép tập trung đầu tư đủ mức vào những lĩnh vực chủ yếu mà Nhà nước cần nắm giữ, đồng thời tăng cường năng lực quản lý đối với những lĩnh vực này nhằm tạo ra hiệu quả đầu tư lớn hơn.

Cần đa dạng hóa các hình thức đầu tư (BT, BTO, BOT) để tăng khả năng huy động vốn cho đầu tư XDCB. Sự tham gia của các đơn vị ngoài Nhà nước cũng làm cho hoạt động đầu tư được quản lý chặt hơn, hạn chế tình trạng “bao cấp” trong các dự án cơ sở hạ tầng.

- Tỉnh Tiền Giang cần chấn chỉnh công tác phân bổ vốn đầu tư theo đúng quy định trung ương về phân bổ kế hoạch vốn. Cần giao vốn sau khi xác định cụ thể nguồn vốn và trong năm có sự điều chỉnh, điều chuyển vốn từ dự án thừa sang dự án thiếu vốn cho phù hợp.

3.3.3 Nâng cao chất lượng quy hoạch và thẩm định dự án đầu tư

- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang và của các ngành, cần quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB phù hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn. Xác định các tiêu chí thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nếu hội đồng thẩm định dự án nhận định việc phân tích lợi ích và chi phí của dự án chưa thuyết phục thì chưa cho triển khai dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý tài chính trong chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)