3.2 Giải pháp đối với Chính phủ
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tà
- Chính phủ sớm rà sốt lại các luật liên quan đến đầu tư XDCB để ban hành mới, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. Trong đó, cần chú trọng việc ban hành Luật Đầu tư công, sửa đổi và bổ sung Luật NSNN và các nghị định hướng dẫn cho phù hợp tình hình mới.
- Cần ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật có liên quan đến lĩnh vực XDCB kịp thời, không để quá chậm trễ. Cần thiết có sự thống nhất giữa các ngành liên quan để tránh hướng dẫn chồng chéo.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý đầu tư xây dựng.
- Văn bản về quản lý tài chính trong chi đầu tư XDCB cần mang tính tiên lượng cao các tình huống xảy ra trong thực tế để hướng dẫn phù hợp và có giá trị trong thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi, bổ sung, thay thế liên tục ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực hiện của các chủ thể liên quan.
- Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành các quy định liên quan đến quản lý tài chính trong chi đầu tư XDCB phù hợp với thông lệ quốc tế để áp dụng chung cho dự án sử dụng nhiều nguồn vốn, trong đó có vốn nước ngoài.
- Xem xét bổ sung quy định lập kế hoạch tài chính trung hạn và dài hạn để phù hợp với nhu cầu thực tế về vốn và thời gian thực hiện dự án đầu tư.
- Trong cơng tác thẩm định dự án, cần có lộ trình quy định bổ sung nội dung lượng hoá hiệu quả kinh tế - xã hội dự án đầu tư XDCB. Vì trên thực tế, cơng tác thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội chưa thực sự được chú trọng và hầu như nội dung về đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của đa số dự án cơng cịn mang tính hình thức, sơ sài, khơng được lượng hóa cụ thể, nên khơng thể đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án, ảnh hưởng tiêu cực đến việc xác định tính khả thi của dự án.
- Cần quy định cụ thể hơn về các nội dung trong hợp đồng đầu tư xây dựng. Thực tế đối với các dự án có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng thường được nhà đầu tư nước ngoài soạn thảo rất chi tiết, gồm rất nhiều yếu tố kỹ
thuật, tài chính, thể chế ràng buộc. Trong khi đó, đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước, hợp đồng có nội dung đơn giản hơn rất nhiều, điều này phản ánh một thực tế khách quan là sự hiểu biết và đánh giá rủi ro trong nước chưa đầy đủ cả về phía nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Vì vậy, cần có quy định cụ thể để hợp đồng được ràng buộc chặt chẽ, có sự thống nhất về nội dung hợp đồng, đảm bảo tính thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế.
- Nhà nước cần bổ sung quy định chi tiết về các chế tài vi phạm trong đầu tư XDCB.