Sơ nét về kinh tế tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý tài chính trong chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 30 - 35)

2.1.1 Chức năng của tỉnh Tiền Giang trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Tiền Giang là dư địa lớn để phân bổ lại phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơng nghiệp vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Tiền Giang ngoài việc thu hút các cơ sở dệt may, chế biến nông sản thực phẩm từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dự kiến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, cơng nghiệp bổ trợ, cơng nghiệp đóng tàu, cơng nghiệp phục vụ nông nghiệp - nông thôn như cơ khí, sinh học, phân bón, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp khác.

- Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, rau hoa quả lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Kinh tế trọng điểm phía nam. Dự kiến phát triển tại Tiền Giang các trung tâm giống cây trồng, xây dựng các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao, đi đầu và lôi kéo cả vùng đồng bằng sơng Cửu Long cùng phát triển.

- Vai trị trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khơng chỉ dừng lại chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu... mà vươn tới cả thành phố Mỹ Tho để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bố trí các cơ sở y tế chất lượng cao, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học, đào tạo nghề để phục vụ cho các tỉnh lân cận, giảm tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tiền Giang tham gia các chương trình hợp tác về lao động với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy và bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh.

2.1.2 Tình hình đầu tư phát triển tồn xã hội tỉnh Tiền Giang

Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, tình hình huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân 21%/năm giai đoạn 2006-2010. Nguồn vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư trên địa bàn từng bước thực hiện hợp lý theo các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển trọng tâm. Vốn ngân sách, vốn ODA tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi công cộng xã hội, đầu tư phát triển nông thôn, giảm nghèo...; vốn tín dụng đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhân dân; thu hút vốn FDI, vốn doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh...giúp nâng cấp và phát triển mở rộng cơ sở hạ tầng, phục phục đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Số liệu huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 phân theo nguồn vốn như sau:

Bảng 2.1 Vốn huy động đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Tiền Giang

Đvt: tỷ đồng - theo giá hiện hành

GIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2006-2010 Phân theo nguồn

Vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Vốn (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng 17.272 100,0 44.523 100,0 Ngân sách Nhà nước 3.383 19,6 6.021 13,5 Vốn ODA 314 1,8 500 1,1 Vốn Trái phiếu Chính phủ 1.899 4,3 Vốn tín dụng nhà nước 1.466 8,5 1.727 3,9 Vốn đầu tư của DNNN 205 1,2 169 0,4 Vốn ngoài quốc doanh 10.962 63,5 30.979 69,5

Vốn FDI 943 5,5 3.228 7,3

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang.

Với lợi thế cửa ngõ giao thương của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, Tiền Giang hiện là nơi có nhiều tiềm năng và cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà ở, du lịch xanh, du lịch sinh thái

và công nghiệp chế biến nông, hải sản. Để phát huy thế mạnh và tiềm năng vốn có, Tiền Giang đã, đang chủ động chuẩn bị các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang 05 năm, từ năm 2006 đến năm 2010 phát triển khá nhanh, góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang, cụ thể được thể hiện qua biểu đồ tại Hình 2.1.

Hình 2.1 Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh qua các năm từ 2006 đến 2010:

Nguồn: Niên giám thống kê 2007,2010 và Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 của UBND tỉnh Tiền Giang

Bên cạnh những mặt đạt được như đã đề cập bên trên, một số tồn tại chung trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang gặp phải như sau:

- Tăng trưởng kinh tế chung và từng ngành chưa ổn định, chất lượng tăng trưởng chưa cao, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm hàng hoá của tỉnh còn thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá nhanh giai đoạn 2006-2008 (11,8%/năm) nhưng có dấu hiệu chậm lại trong 2 năm cuối của kế hoạch 5 năm vào năm 2009, 2010. 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 vốn (triệu đồng) 2006 2007 2008 2009 2010 Năm

- Quy mô của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị thiếu, vốn lưu động thấp, không đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp ở tỉnh là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm đến 99,4% về số lượng doanh nghiệp. Trình độ năng lực về quản lý kinh tế của những người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế; hiểu biết pháp luật của các chủ doanh nghiệp còn thấp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu.

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm, không đạt mục tiêu đề ra. Đến năm 2010, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động ngành nghề vẫn còn chiếm đa số.

- Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tuy bước đầu ở một số nơi đã có chuyển biến sản xuất theo mơ hình GAP nhưng chưa nhiều, chưa thành phong trào rộng khắp. Sản xuất nông nghiệp cịn mang tính tự phát nên rủi ro cao; quy mô, năng suất, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa và phục vụ công nghiệp chế biến; thị trường tiêu thụ, giá cả nơng sản phẩm cịn nhiều biến động thất thường

- Sản xuất cơng nghiệp phát triển chưa mang tính bền vững; ngoài chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, may mặc, chế biến lương thực, rau quả có khả năng cạnh tranh trên thị trường, còn đa số các sản phẩm khác có sức cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập;

- Chất lượng các hoạt động dịch vụ cịn thấp dẫn đến hiệu quả tồn ngành chưa cao, chưa phát triển được đa dạng các loại hình dịch vụ. Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trị cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, cịn nhỏ lẻ, tính tổ chức và vận hành tồn hệ thống chưa cao. Du lịch chưa có nhiều chuyển biến, sản phẩm du lịch cịn nghèo nàn, trình độ năng lực, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.

- Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng còn nhiều khó khăn hạn chế, khơng đồng bộ, thiếu vốn đầu tư, thời gian triển khai xây dựng chậm, kéo dài... (nhất là hệ thống giao thông, điện, nước...) đã ảnh hưởng rất lớn trong thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu thương mại - dịch vụ ở khu vực Đông Nam Tân Phước, khu vực Gị Cơng.

- Tích lũy từ nội bộ cịn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) cịn nhiều khó khăn, chủ yếu nhà đầu tư nhỏ và trung bình...sẽ làm cho tiến trình cơng nghiệp hố, tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tích lũy cho nền kinh tế càng khó khăn hơn.

- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kể cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chun mơn cao; tác phong công nghiệp của người lao động chưa cao...

- Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, tuy được quan tâm cải thiện về nhiều mặt, nhưng nhìn chung các dịch vụ hỗ trợ đầu tư và các cơ chế chính sách thu hút đầu tư có liên quan còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ nên hiệu quả thu hút các nhà đầu tư chưa cao.

- Thu chi ngân sách còn mất cân đối và chưa bền vững. Thu ngân sách do thực hiện chính sách miễn, giảm, hỗn thu các khoản thuế, khó cân đối cho nhu cầu chi trong 2 năm 2009-2010. Chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên có tăng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, nhất là đầu tư các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Cải cách hành chính tuy có được lãnh đạo tỉnh Tiền Giang quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng chuyển biến còn chậm, chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa cao, thủ tục còn rườm ra, thời gian giải quyết còn dài…Việc tuyển dụng, thu hút đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao cịn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu.

2.1.3 Nguồn vốn đầu tư cơng trình, hạng mục cơng trình XDCB

Các năm qua, vốn chi đầu tư XDCB của tỉnh Tiền Giang chủ yếu từ những nguồn sau:

- Nguồn cân đối ngân sách địa phương;

- Nguồn trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu; - Nguồn thu xổ số kiến thiết;

- Nguồn thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất công

Ngân sách nhà nước;

- Các nguồn vốn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý tài chính trong chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại tỉnh tiền giang (Trang 30 - 35)