trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Như nội dung đã trình bày tại phần cơ sở lý luận, quản lý tài chính là nhân tố rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư dự án. Hiệu quả quản lý tài chính thể hiện tương quan thuận với hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng. Hiệu quả dự án đầu tư XDCB được đánh giá qua hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đầu tư ấy mang lại. Tuy nhiên, thực tế các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách hiện nay chưa được tính tốn định lượng lợi ích xã hội (vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, khả năng đáp ứng và sự thỏa mãn nhu cầu cho nhân dân về khám chữa bệnh, giáo dục, văn hố,…). Do đó, mặc dù lợi ích tài chính định lượng được nhưng lợi ích xã hội chưa định lượng được thì tổng lợi ích dự án mang lại xem như chưa thể định lượng, kéo theo việc phân tích hiệu quả đầu tư bằng các chỉ tiêu vi mô (NPV, IRR, B/C) đối với các dự án đầu tư XDCB từ NSNN chưa đủ cơ sở để thực hiện.
Nội dung trọng tâm của Chương 2 Luận văn sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của cơng tác quản lý tài chính trong chi đầu tư XDCB tỉnh Tiền Giang, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính đầu tư.
2.2.1 Kết quả đạt được
- Thứ nhất, chi đầu tư XDCB tương quan chặt chẽ với tăng trưởng GDP của
tỉnh Tiền Giang. Nhằm tìm mối tương quan giữa chi đầu tư XDCB và GDP của tỉnh, để tăng tính khách quan, tác giả luận văn sử dụng phần mềm SPSS đo lường mối liên hệ giữa hai biến định lượng là chi đầu tư XDCB từ NSNN (gọi tắt là chi ĐT) và chỉ tiêu GDP của tỉnh.
Về cơ sở số liệu, luận văn sử dụng số liệu công bố trong Niên giám thống kê của Cục Thống kê Tiền Giang. Số liệu sử dụng là số liệu tính theo giá hiện hành và giá so sánh năm 1994.
Mơ hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa chi đầu tư XDCB và tăng trưởng GDP của tỉnh Tiền Giang theo giá hiện hành được biểu thị như sau :
GDPhh = β0 + β1.chi ĐThh
Trong đó: GDPhh : GDP của tỉnh theo giá hiện hành, đơn vị : triệu đồng. Chi ĐThh : chi đầu tư XDCB từ NSNN theo giá hiện hành, đơn vị: triệu đồng. β0 và β1 là các hệ số; dấu kỳ vọng của các hệ số β (+): chi đầu tư càng tăng sẽ làm cho GDP của tỉnh càng lớn.
Tương quan r giữa GDP theo giá hiện hành (GDP hh) và chi đầu tư theo giá hiện hành (chi ĐT hh) được thể hiện qua biểu đồ phân tán sau:
Hình 2.2 Đồ thị phân tán giữa chi đầu tư và GDP theo giá hiện hành
Đồ thị phân tán tại Hình 2.2 cho thấy tập hợp các điểm thể hiện sự tương quan giữa chi đầu tư XDCB và GDP theo giá hiện hành tạo thành một đường xu hướng có dạng đường thẳng hướng từ gốc tọa độ ra bên ngoài. Điều này thể hiện mối tương quan thuận, có nghĩa là nếu chi đầu tư XDCB tăng thì GDP cũng tăng lên và ngược lại.
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 0 5. 000.000 10.000.000 15.000.000 20. 000. 000 25.000.000 30.000.000 35. 000. 000 GDP c h i Đ T
Bảng 2.2 Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS theo giá hiện hành Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .944a .891 .883 2953291.455 a. Predictors: (Constant), chi dau tu
ANOVAb
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig. Regression 1.001E15 1 1.001E15 114.741 .000a Residual 1.221E14 14 8.722E12
1
Total 1.123E15 15 a. Predictors: (Constant), chi dau tu
b. Dependent Variable: gdp
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) 3.923E6 1.090E6 3.598 .003 1
chi dau tu 14.320 1.337 .944 10.712 .000 Theo kết quả trên, ta có:
β0 = 3.923.000 ; β1 = 14,320 Hàm số GDPhh có dạng sau:
GDPhh = 3.923.000 + 14,32 chi ĐThh
Kết quả hồi quy mơ hình nêu trên cho thấy, có thể giải thích được 89,1% ý nghĩa của mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa chi đầu tư tác động đến GDP của tỉnh
(theo giá hiện hành) trong giai đoạn 1995 – 2010. Đây là tỷ lệ cao chứng tỏ rằng mơ hình này có ý nghĩa thực tiễn đáng kể.
Vậy nếu các yếu tố khác khơng đổi, thì cứ 1 triệu đồng chi đầu tư XDCB từ NSNN tăng thêm sẽ làm cho GDP của tỉnh tăng thêm 14,32 triệu đồng.
* Theo giá so sánh:
Tương tự như tính tốn đối với giá hiện hành, tương quan r giữa GDP giá so sánh (GDPss) và chi đầu tư theo giá so sánh (chi ĐTss) được thể hiện qua biểu đồ phân tán sau:
Hình 2.3 Đồ thị phân tán giữa chi đầu tư và GDP theo giá so sánh
Đồ thị phân tán tại Hình 2.3 cho thấy tập hợp các điểm thể hiện sự tương quan giữa chi đầu tư XDCB và GDP theo giá so sánh tạo thành một đường xu hướng có dạng đường thẳng hướng từ gốc tọa độ ra bên ngoài. Điều này thể hiện mối tương quan thuận, có nghĩa là nếu chi đầu tư XDCB tăng thì GDP cũng tăng lên và ngược lại.
Bảng 2.3 Kết quả hồi quy bằng phần mềm SPSS theo giá so sánh
Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .919a .845 .833 1307585.372 a. Predictors: (Constant), chi đầu tư
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 GDP C h i Đ T
ANOVAb
Model
Sum of
Squares df Mean Square F Sig. Regression 1.301E14 1 1.301E14 76.087 .000a Residual 2.394E13 14 1.710E12
1
Total 1.540E14 15 a. Predictors: (Constant), chi đầu tư
b. Dependent Variable: GDP
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) 3.101E6 587104.284 5.281 .000 1
chi đầu tư 12.501 1.433 .919 8.723 .000 a. Dependent Variable: GDP
Theo kết quả trên, ta có: β0 = 3.101.000 ; β1 = 12,501 Hàm số GDPSS có dạng sau:
GDPss = 3.101.000 + 12,501 chi ĐTss
Kết quả hồi quy mơ hình nêu trên cho thấy, có thể giải thích được 84,5% ý nghĩa của mơ hình thể hiện mối quan hệ giữa chi đầu tư tác động đến GDP của tỉnh (theo giá so sánh) trong giai đoạn 1995 – 2010. Đây là tỷ lệ khá cao chứng tỏ rằng mơ hình này có ý nghĩa thực tiễn đáng kể.
Vậy nếu các yếu tố khác khơng đổi, thì cứ 1 triệu đồng chi đầu tư XDCB từ NSNN tăng thêm sẽ làm cho GDP của tỉnh tăng thêm 12,50 triệu đồng.
Như vậy, qua kết quả hồi quy, với GDP và chi đầu tư theo 02 loại giá hiện hành và giá so sánh đều có thể kết luận rằng, thời gian qua, chi đầu tư XDCB tương quan chặt chẽ với tăng trưởng GDP của tỉnh Tiền Giang.
đó có hiệu quả từ cơng tác quản lý tài chính trong đầu tư XDCB. Điều này thể hiện qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã chuyển biến theo hướng tích cực.
▪Tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 11,0%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (11-12%/năm). Riêng năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có xu hướng tăng dần, q IV tăng cao hơn 3 quí trước, cả năm 2010 đạt 10,6% (kế hoạch 10,5%) và cao hơn năm 2009 (9,2%).
▪ Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế :
Bảng 2.4 Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2006 – 2010
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản (%) 48,1 45,3 49,7 45,6 44,7 - Công nghiệp, xây dựng (%) 22,4 23,7 22,5 27,5 28,3 - Thương mại, dịch vụ (%) 29,5 31,0 27,8 26,8 27,1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 và Báo cáo tổng hợp của tỉnh Tiền Giang)
Cơ cấu kinh tế tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng có sự chuyển dịch theo hướng tương đối tích cực. Tỷ trọng khu vực cơng nghiệp - xây dựng trong GDP từ 22,4% năm 2006 tăng lên 28,3% năm 2010 (mục tiêu kế hoạch 33-34%); khu vực dịch vụ từ 29,5% năm 2006 giảm xuống 27,1% năm 2010 (khu vực dịch vụ tuy chuyển dịch không đạt kế hoạch là 32-33% nhưng so với năm 2009 thì cũng có chuyển dịch tăng được 0,3%. ); khu vực nông-lâm-ngư nghiệp từ 48,1% năm 2006 giảm xuống còn là 44,7% năm 2010 (chuyển dịch tuy không đạt kế hoạch 33-35% nhưng năm 2010 giảm được 0,9% so năm 2009).
Hình 2.4 Đồ thị chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tiền Giang sau 5 năm 2006-2010
.Các thành phần kinh tế:
Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân, tạo ra sự năng động sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng (bảng 2.5).
Bảng 2.5 Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế (%) 2006 2008 2010
1. Kinh tế nhà nước 14,5 12,4 11,9
2. Kinh tế tập thể 1,1 1,3 1,6
3. Kinh tế tư nhân 13,3 14,8 19,2
4. Kinh tế cá thể 68,6 67,3 63,8
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2,5 3,2 3,5
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang năm 2006,2008,2010
Thứ ba, tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Tiền Giang tăng lên qua các năm, trong
đó giữ ổn định tỷ lệ thấp giữa vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên tổng vốn đầu tư của tỉnh Tiền Giang.
Bảng 2.6 Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Tiền Giang phân loại theo nguồn vốn
Đvt : ngàn đồng Năm Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 1. Vốn thuộc kinh tế nhà nước 899.202 1.132.221 1.411.058 2.220.999 2.826.282 - Vốn NSNN 615.728 872.762 1.117.867 1.283.745 2.297.632 - Vốn CSH của DNNN 52.081 31.744 18.835 40.342 32.000 - Vốn khác 231.393 227.715 274.356 896.912 496.650 2. Vốn ngoài nước 4.948.794 5.459.938 6.606.413 7.863.976 7.467.232
3. Vốn đầu tư FDI 3.919 6.136 463.233 440.300 2.770.000
TỔNG 5.851.915 6.598.295 8.480.704 10.525.275 13.063.514
0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 2006 2007 2008 2009 2010 năm tr iệ u đ ồ n g tổng vốn đầu tư vốn NSNN
Hình 2.5 Đồ thị thể hiện tương quan giữa vốn từ NSNN chi đầu tư và tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2006-2010 và Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011 của UBND tỉnh Tiền Giang
Biểu đồ trên cho thấy cùng với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư phát triển trên toàn tỉnh, nguồn vốn NSNN chi đầu tư cấu thành trong đó cũng tăng lên nhưng luôn giữ được tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động cho đầu tư trên toàn xã hội ngày càng mở rộng, các chính sách về thu hút vốn đầu tư phát huy hiệu quả; nguồn thu từ ngân sách cũng tăng lên nhờ vào chính sách thu và ni dưỡng nguồn thu ngày càng hợp lý.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư ngoài NSNN chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Do đó đóng góp của các khu vực ngồi NSNN vào tăng trưởng kinh tế rất lớn. Trung bình giai đoạn 2006-2010, mỗi năm tỷ lệ NSNN đầu tư XDCB chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Tiền Giang. Điều này thể hiện ưu điểm của công tác điều hành tài chính, điều tiết giữ ở mức thấp cơ cấu vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư, thực hiện chi NSNN cho đầu tư với vai trò “vốn mồi” cho các nguồn vốn khác, tạo hạ tầng kinh tế kỹ thuật để thu hút các nguồn vốn khác lớn hơn để đem lại hiệu quả cao hơn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thứ tư, nguồn thu của ngân sách tăng lên đáng kể qua các năm, mặc dù chưa đủ nhu cầu nhưng đáp ứng ngày càng tốt hơn cho chi đầu tư XDCB
Bảng 2.7 Số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ĐVT: tỷ đồng STT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng thu NSNN 2.469 3.134 3.917 4.895 5.350 1 Thu NSTW 30 36 50 68 80 2 Thu NSĐP 2.439 3.098 3.867 4.827 5.270 2.1 Thu NS tỉnh 1.949 2.354 3.003 3.901 4.287 2.2 Thu NS huyện 319 554 667 719 764 2.3 Thu NS xã 171 190 197 207 219 Tỷ trọng thu NSĐP/ tổng thu NSNN 98.8% 98.9% 98.7% 98.6% 98.5%
Nguồn Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang.
Trong giai đoạn 2006-2010, việc phân cấp thu ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương được chú trọng hơn so với trước đây. Cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, tình hình thu ngân sách đã đáp ứng cơ bản các nhu cầu chi, trong đó có chi đầu tư XDCB. Tiền Giang là một trong các địa phương tự cân đối ngân sách trong giai đoạn 2004-2006. Sang giai đoạn 2007-2010, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của bối cảnh suy thối kinh tế chung và sự gia tăng của giá cả, dịch bệnh, bão lũ,… nên việc phân cấp nguồn thu cho địa phương không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu, dẫn đến hàng năm NSTW phải bổ sung để cân đối ngân sách tỉnh, tuy nhiên giai đoạn 2007-2010 nguồn thu cấp huyện, cấp xã đã tăng lên đáng kể so với các năm trước.
Thu NSNN trên địa bàn tăng khá cao, năm 2006 số thu là 2.469 tỷ đồng thì đến năm 2010 là 5.350 tỷ đồng và tỷ trọng thu NSĐP so với thu NSNN chiếm bình quân khoảng 98,7%. Điều này cho thấy ngoài sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, cịn có hiệu quả của cơng tác quản lý tài chính trong huy động nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách, đặc biệt là nhu cầu chi đầu tư XDCB.
- Thứ năm, mặc dù đến nay, nhiều cơ chế chính sách của trung ương và địa phương về đầu tư XDCB còn chưa phù hợp tình hình thực tế nhưng nhìn chung, các chính sách này được cải thiện tốt hơn so với thời gian trước đó. Với tốc độ phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, vấn đề về đầu tư XDCB cũng phát sinh nhiều tình huống phức tạp hơn. Cơng tác quản lý tài chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng có nhiều tiến bộ hơn thể hiện qua việc xử lý linh hoạt và kịp thời trong nhiều tình huống tài chính phức tạp để giải quyết những nhu cầu cấp bách trong đầu tư XDCB.
Việc phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách thuộc chính quyền địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2004-2006 và giai đoạn 2007-2010 đạt được kết quả nhất định. Dựa trên nguyên tắc dịch vụ công được phân cho cấp nào có khả năng đáp ứng nhanh và tiện lợi nhất cho dân. Vì vậy, việc chi tiêu ngân sách cũng được phân cấp để bảo đảm nguồn lực cung ứng các dịch vụ công. Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, địa phương được phân cấp ngày càng lớn hơn trong quyết định các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.
Theo đó, cấp tỉnh có quyền quyết định các dự án nhóm A, B, C (ngoài những dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi đã được Quốc hội thông qua) và tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền quyết định dự án đầu tư có mức vốn đến 15 tỷ đồng và Chủ tịch UBND cấp xã đến mức 05 tỷ đồng. Điều này đã từng bước nâng cao tính chủ động trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của chính quyền cấp huyện, xã.
Cơng tác quản lý tài chính nói chung từ khâu phê duyệt dự án đến khâu quyết tốn vốn đầu tư dù cịn nhiều hạn chế nhưng cũng ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp hơn, đã góp phần chống thất thốt và lãng phí cho ngân sách tỉnh trong đầu tư XDCB.
- Trong công tác quy hoạch, trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009, các ngành, địa phương thuộc tỉnh Tiền Giang đã tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (đặc biệt là các quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu