2.3 Thực trạng công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại SGDCK
2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của một số công ty niêm yết tại Sở Giao Dịch
Dịch Chứng Khoán TP.HCM và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội
Lập bảng câu hỏi dành cho nhà đầu tư khảo sát về các chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm khi phân tích BCTC cơng ty niêm yết trên hai SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội trước khi ra quyết định đầu tư. Trong 150 phiếu điều tra, thu về được 100 phiếu trả lời của nhà đầu tư ở các sàn giao dịch của các CTCK.
Trong 100 phiếu điều tra thu về thì 100/100 các nhà đầu tư đã và đang đầu tư mua cổ phiếu niêm yết trên 2 SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội, kết quả thu được như sau:
• 76/100 nhà đầu tư thường đầu tư cổ phiếu ở 2 SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội.
• 16/100 nhà đầu tư chỉ thường mua cổ phiếu ở SGDCK TP.HCM. • 8/100 người chỉ thường đầu tư cổ phiếu ở SGDCK Hà Nội.
• 4/100 phiếu trả lời khơng quan tâm đến báo cáo tài chính khi quyết định đầu tư, 96/100 phiếu trả lời rất quan tâm đến báo cáo tài chính khi quyết định đầu tư.
BCTC quan tâm khi quyết định
đầu tư
Đối với SGDCK
TP.HCM (người)
Đối với SGDCK
Bảng cân đối kế toán 15 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh 91 81
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2 1
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính 5 2
Qua thực tế khảo sát ta thấy rằng nhà đầu tư rất quan tâm đến con số thể hiện trên báo cáo tài chính khi ra quyết định đầu tư. Một điều đáng chú ý là Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được các nhà đầu tư quan tâm rất lớn ở SGDCKTP.HCM là 98,9% (91 người quan tâm trên tổng số 92 người mua cổ phiếu ở SGDCK TP.HCM). Ở SGDCK Hà Nội là 96,4% (81 người quan tâm trên tổng số 84 người mua cổ phiếu tại sở này). Tuy nhiên, tại SGDCK TP.HCM mức độ quan tâm tới Bảng cân đối kế toán chỉ chiếm 16,3%, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là 2,2% và Bản Thuyết minh báo cáo tài chính là 5,4%. Tại SGDCK Hà Nội mức độ quan tâm của nhà đầu tư tới các bản báo cáo này còn thấp hơn nữa. Điều này một phần nào cho thấy khả năng đọc, hiểu hết nội dung cũng như tầm quan trọng của các báo cáo tài chính như Bảng cân đối kế tốn, đặc biệt là bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản Thuyết minh BCTC của các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những ngun nhân làm giảm tính minh bạch hóa thơng tin tài chính của các cơng ty niêm yết trên TTCK trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào phủ nhận tầm quan trọng của BCTC đối với quyết định của nhà đầu tư.
Tính đến ngày 31/12/2009, tồn thị trường có 460 mã cổ phiếu trong đó SGDCK TP.HCM có 200 cổ phiếu được niêm yết, 4 chứng chỉ quỹ và SGDCK Hà Nội có 256 mã cổ phiếu được niêm yết. Con số trên đánh dấu bước phát triển khá tốt của TTCK Việt Nam qua 10 năm hình thành và phát triển. Chúng tôi chọn 4 công ty đối nghịch nhau về tính minh bạch hóa các thơng tin tài chính và ở 4 lĩnh vực khác nhau trên 2 sở giao dịch để tiến hành phân tích và so sánh về mức độ minh bạch hóa thơng tin giữa các công ty niêm yết với nhau. Tại SGDCK TP.HCM: chúng tơi chọn REE (một cơng ty có BCTC khá minh bạch) và TRI (một cơng ty có BCTC cịn nhiều điều mập mờ, không rõ ràng). SGDCK Hà Nội: ACB (một ngân
hàng lớn có mức độ minh bạch khá cao trong khi VSP (một công ty lớn với nhiều tai tiếng về tính minh bạch).
Khảo sát 1: Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh (REE) Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính:
- Sản xuất, lắp ráp, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và các dịch vụ về ngành điện, điện tử, cơ khí và điện lạnh.
- Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các loại hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, các thiết bị lẻ, thiết bị hoàn chỉnh của ngành cơ điện lạnh.
- Mua bán và dịch vụ bảo trì máy móc cơ giới nơng nghiệp gồm: xe máy thiết bị làm đường, thiết bị đào, san lấp, thiết bị xây dựng, thiết bị công nông lâm nghiệp, máy phát điện và động cơ điện.
- Đại lý ký gởi hàng hóa.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp - kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê).
- Phát triển và khai thác bất động sản.
- Hoạt động đầu tư tài chính vào các ngân hàng, cơng ty cổ phần.
- Dịch vụ cơ điện cho các cơng trình cơng nghiệp, thương mại và dân dụng. Sản xuất máy điều hồ khơng khí Reetech, sản phẩm gia dụng, tủ điện và các sản phẩm cơ khí cơng nghiệp.
Vị thế của công ty:
- Khối M&E:
Hiện nay REE vẫn giữ vững vị thế là nhà thầu cơ điện lạnh mạnh nhất Việt Nam với những ưu thế riêng có. REE M&E là đơn vị hàng đầu về cơ điện cơng trình cho các cơng trình thương mại, công nghiệp, dân dụng và cơ sở hạ tầng. Đến nay Cơng ty đã thực hiện hàng trăm cơng trình trên khắp mọi miền đất nước trong đó có nhiều cơng trình nổi tiếng và mang tầm vóc lớn nhất Việt Nam bao gồm nhiều loại dự án khác nhau như cao ốc văn phịng, bệnh viện, khu cơng nghiệp, sân bay, nhà máy thủy hải sản, nhà máy thủy điện với giá trị hợp đồng từ nhỏ đến lớn. Sự đa dạng hóa về đối tượng khách hàng đã giúp Cơng ty chiếm 30% thị phần M&E tồn quốc. Bên cạnh việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, Công ty cũng đã tham gia thầu cơ điện lạnh cho các cơng trình ở các nước lân cận như Campuchia và Lào.
- Khối Reetech:
So với các đối thủ lớn từ nước ngoài như Carrier, Sanyo, Toshiba, National, Panasonic, Hitachi, LG,... có phân khúc thị trường cao cấp thì các sản phẩm máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt,... nhãn hiệu Reetech thường nằm trong phân khúc thị trường trung cấp với chất lượng tốt, giá cả ở mức trung bình. Thế mạnh của Reetech là máy điều hịa cơng suất lớn từ 36.000 đến 60.000 BTU (thị phần khoảng 40%). Các sản phẩm còn lại đạt mức thị phần khoảng 10%.
- Khối kinh doanh bất động sản:
So với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phịng, REE có lợi thế lớn về đất đai do hầu hết đất đai Công ty đều mua từ những năm 90 với giá rẻ. Công ty cũng sở hữu diện tích đất khá lớn với tổng diện tích đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gần 42.000 m2. Vì vậy khi tiến hành xây cao ốc văn phịng để cho th, Cơng ty khơng cần thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mặt khác, với diện tích đất lớn, Cơng ty có thể dễ dàng thế chấp (với giá trị thế chấp tính theo thời giá) để vay vốn ngân hàng khi đầu tư vào các dự án khả thi.
Chiến lược phát triển và đầu tư:
- Tiếp tục phát triển và giữ vững vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thầu cơng trình cơ điện lạnh, khẳng định thương hiệu REE ME.
- Phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm cơ điện lạnh, trong đó có sản phẩm Reetech bằng việc phát triển cơng ty TNHH điện máy REE.
- Tiếp tục phát triển mạnh mảng kinh doanh văn phòng cho thuê.
- Mở rộng ngành nghề kinh doanh qua việc đầu tư khu công nghiệp và kinh doanh phát hành điện.
- Tái cấu trúc lại công ty, xây dựng REE thành một tập đồn cơng ty. - Phát triển, quản lý khai thác kinh doanh bất động sản.
- Trước bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam được đánh giá là hết sức khó khăn trong năm 2009, Cơng ty đặt ra mục tiêu ổn định, bền vững và kiểm soát hạn chế rủi ro trong các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm cơ hội phát triển ở các lĩnh vực tiềm năng mà REE đã đeo đuổi trong nhiều năm vừa qua.
- Công ty đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực như: Hoạt động dịch vụ cơ điện (REE-M&E), Hoạt động sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Reetech, Hoạt động phát triển, quản lý khai thác bất động sản, Hoạt động đầu tư...
Khảo sát 2: Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO (TRI) Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
- Chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước giải khát các loại.
- Mua bán hàng tư liệu sản xuất vỏ chai, hương liệu…và các loại nước khát. - Sản xuất, kinh doanh, chế biến lượng thực.
- Đại lý mua bán hàng hố.
- Sản xuất rượu nhẹ có ga (Soda hương ). - Cho thuê nhà và kho bãi.
- Kinh doanh nhà hàng ăn uống.
Vị thế của công ty:
Thị phần của công ty ngày càng được củng cố và phát triển. Xét về thị phần nước ngọt có ga thì cơng ty chiếm khoảng 15 đến 20%, cịn đối với nước khơng có ga như: sữa đậu nành, trà… thì hiện nay chiếm khoảng 25%.
Đối thủ cạnh tranh:
Đối với đơn vị sản xuất nước ngọt khơng ga thì đối thủ cạnh tranh chính đối với Tribeco là công ty nước giải khát Chương Dương. Từ năm 1994 đến năm 1999, khi các công ty nước giải khát quốc tế mang nhãn Pepsi và Coca Cola có nhà máy tại Việt Nam càng làm tăng thêm áp lực cạnh tranh .Với chiến lược Tribeco là đa dạng hoá nhiều chủng loại sản phẩm nước giải khát cho nên thương hiệu của Tribeco ngày càng được củng cố và vững vàng phát triển hơn. Sản phẩm của Tribeco ngày càng được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi và tín nhiệm do có chất lượng cao và được sản xuất bằng một dây chuyền công nghệ hiện đại. Năm 2000 là năm đánh dấu sự trỗi dậy của các loại nước giải khát có ga do tribeco sản xuất như: Cola, Cam, xá xị, Sođa …. Sản lượng tăng gấp 8/9 lần so với năm 1999 nhờ cải tiến hàng loạt bao bì, mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại và giá bán cạnh tranh.
Đối với đơn vị sản xuất nước giải khát khơng ga thì đối thủ cạnh tranh đối với Tribeco là công ty sữa Vinamilk Việt Nam. Tuy vậy sữa đậu nành của Tribeco đang chiếm lĩnh thị trường, có mặt khắp các điểm bán trên cả nước, các siêu thị, các điểm vui chơi giải trí lớn ( Đầm Sen, Suối Tiên,……), với một dây chuyền sản xuất hiện đại đầu tiên trong nước có cơng suất 18.000 chai/giờ (chiếm 50 sản lượng công ty), sản phẩm sữa đậu nành chai của Tribeco vẫn không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào giai đoạn nước giải khát có ga mang nhãn hiệu Pepsi và Coca cola lấn chiếm thị trường. Hiện nay Tribeco đang cho ra đời các sản phẩm mới là nước tăng lực và nước tinh khiết.
Chiến lược phát triển và đầu tư:
- Nghiên cứu dự án xây dựng khu công nghiệp thực phẩm Tribeco để di dời hai nhà máy hiện tại về khu công nghiệp, dự kiến tại 15 đến 20 héc ta tại Quận 09 Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích xây dựng hai nhà máy khoảng 6 héc ta – xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên khoảng 02 héc ta và phần còn lại sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê.
- Đang tiến hành đàm phán và hoàn thiện dự án liên doanh với tập đoàn UNI- PRESIDENT (Đài Loan) để sản xuất nước giải khát không gas.
- Nghiên cứu thực hiện dự án mua lại hai mỏ nước khống - mỏ số 1 có cơng suất 380.000m3 tương đương 138 triệu lít/năm - mỏ số 2 khoảng 300.000 m3/ngày tương đương 110 triệu lít/năm và nhà xưởng với diện tích khn viên 20.000m2 (gồm có sẵn văn phịng, nhà xưởng và khu ở tập thể) . Dự án này mang lại cho cơng ty lợi nhuận bình qn 05 năm, mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân 20%/năm.
- Đang tiến hành đàm phán với nhà cung cấp Tetra Pak thực hiện dự án thay đổi hai dây chuyền hiện đang sản xuất tại công ty là dây chuyền chiết 250 ml bằng hai dây chuyền: dây chuyền máy chiết Tetra Fino trị giá khoảng trên 10 triệu đô la và hộp 200 ml trị giá trên 8 triệu đô la.
- Nghiên cứu cải tiến qui trình cơng nghệ sản xuất đã có, mẫu mã hàng hố, đầu tư đổi mới các trang thiết bị, nâng cấp cải tạo nhà xưởng, máy móc thiết bị nhằm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn chất lượng sản phẩm.
Khảo sát 3: Ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu (ACB) Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khốn và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh tốn quốc tế, mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Vị thế của công ty:
Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Hiện nay, ACB tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối với 167 chi nhánh và phòng giao dịch, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác như các tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các Công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… ACB là ngân hàng duy nhất Việt Nam được nhận giải "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008" của tạp chí tài chính - ngân hàng quốc tế Euromoney trao tặng. Đây là lần thứ 3 ACB được nhận danh hiệu này. ACB cịn giành ln vị trí số 1 trong top 10 “Ngân hàng thương mại được hài lòng nhất Việt Nam" do nhóm chun gia tài chính ngân hàng của báo Sài Gòn Tiếp thị tổng kết sau khi tiến hành điều tra ý kiến người tiêu dùng về 30 ngân hàng thương mại và các dịch vụ tài chính được hài lịng nhất trong năm 2007 và quý 1/2008 Đánh giá cao vị thế của ACB, Ngân hàng Standard Chartered của Anh vừa quyết định tăng cổ phần tại ACB từ 8,84% lên 15% Tháng 6/2008, ACB tăng vốn điều lệ lên 5.805 tỷ đồng và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trong khối ngân hàng TMCP tại VN (sau VCB)
ACB tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận cao, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. ACB sẽ tiến hành chuyển đổi mơ hình quản trị từ hội đồng quản trị đại diện cho quyền sở hữu sang hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách các lĩnh vực khác nhau của hoạt động ngân hàng và có thành viên độc lập. Đó là q trình tách biệt giữa chủ sở hữu, công tác quản trị và công tác điều hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổ đơng nói riêng và của các bên liên quan nói chung. ACB đã xác định Tầm nhìn 2015, theo đó ACB phấn đấu là một trong 3 tập đồn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Vào năm 2010 - 2011, Tập đồn ACB dự kiến có quy mơ vốn chủ sở hữu khoảng 15 ngàn tỷ đồng, tổng tài sản vào khoảng 315 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 7 ngàn tỷ đồng.
Khảo sát 4: Công ty cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu Khí Vinashin (VSP)