Minh họa bảng hệ số P/E của 4 công ty REE, TRI, ACB và VSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 75)

2005 2006 2007 2008 2009

REE 14.3 17.7 24.8 -8.6 7.48

TRI 22.3 20.3 20.4 -0.4 -

ACB - 32.6 20.4 4.5 11.9

VSP - 17.2 9.1 2.5 -

(Nguồn: Tính tốn, tổng hợp số liệu của CTCK NH Sài Gịn Thương Tín)

3.3.1.2 Chỉ số P/E bình qn theo ngành;

Chỉ số P/E bình quân theo ngành là một chỉ số rất quan trọng. Khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào đó, các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số này để phân tích, định giá và so sánh với các công ty trong cùng ngành để xem cổ phiếu mình mua đắt hay rẽ. Vì các cơng ty hoạt động ở các ngành nghề khác nhau, mỗi ngành có các đặc thù riêng thì P/E khác nhau và không thể so sánh chung được. Chẳng hạn các ngành ngân hàng, bán lẻ, đầu tư tài chính, cơng nghệ thơng tin được các nhà đầu tư chấp nhận với chỉ số P/E cao, các ngành sản xuất cơ bản như cơ khí, sản xuất giấy, xây dựng được chấp nhận với chỉ số P/E thấp hơn.

Để so sánh được thì phải có sự thống nhất phân nhóm các cơng ty cùng ngành nghề với nhau, tính P/E bình qn từng ngành và cơng bố rộng rãi trên các phương tiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước so sánh, cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào một ngành nghề nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay có quá nhiều kênh cung cấp thông tin về chỉ số này nhưng mỗi kênh công bố về chỉ số này rất khác nhau, do dựa vào một số cách tính tốn khơng giống nhau làm cho tỷ số này đôi khi chênh lệch rất lớn giữa các kênh. Có các cách để tính chỉ số P/E của thị trường đó là:

- Lấy Tổng vốn hố tồn thị trường chia cho tổng thu nhập toàn thị trường - Lấy chỉ số giá thị trường chia cho thu nhập toàn thị trường

- Lấy P/E của các công ty trong ngành (hoặc tồn thị trường), sau đó lấy P/E ngành bằng cách bình quân gia quyền theo trọng số là mức vốn hố của các cơng ty.

Thiết nghĩ trong tương lai cần có một tổ chức uy tín chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước về việc tính tốn và công bố chỉ tiêu quan trọng này để làm cơ sở minh bạch hóa thơng tin tài chính, hỗ trợ các nhà đầu tư và làm cho thị trường chứng khoán ngày một phát triển bền vững.

Bảng 3.2: Minh họa bảng hệ số P/E ngành theo chuẩn phân ngành của ICB

(Industry Classification Benchmarking) theo StoxVN đến hết ngày 31/12/2009:

STT Ngành Chỉ số P/E

1 Công nghệ Thông tin 13,6

2 Công nghiệp 14,9 3 Dầu khí 13,0 4 Dịch vụ Tiêu dùng 22,0 5 Dược phẩm và Y tế 10,2 6 Hàng Tiêu dùng 22,5 7 Ngân hàng 9,6 8 Nguyên vật liệu 10,6 9 Tài chính 18,8 10 Tiện ích Cộng đồng 9,5 11 Viễn thơng -

3.3.2 Báo cáo tài chính bằng Tiếng Anh

Hiện nay theo Thông tư 09 các doanh nghiệp niêm yết không bị bắt buộc phải công bố BCTC bằng tiếng Anh cho các nhà đầu tư. Do đó, hiện nay các nhà đầu tư nước ngồi thường khơng tìm hiểu đầu tư trực tiếp mà phải thông qua bộ phận môi giới của các công ty chứng khoán để đưa ra quyết định đầu tư cho mình. Điều này làm cản trở sự tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nước ngoài, cản trở rất lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Thiết nghĩ đối với thị trường cịn non trẻ như Việt Nam thì việc hồn thiện cơng bố thơng tin báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết cho nhà đầu tư nước ngoài là điều rất quan trọng. Và nên chăng các công ty niêm yết khi công bố thông tin các báo cáo tài chính nên kèm thêm các báo cáo tài chính bằng tiếng Anh, có như thế mới thu hút được ngày càng đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài tham vào TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)