Các hệ số về khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 58)

2.3 Thực trạng công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết tại SGDCK

2.3.2.1 Các hệ số về khả năng sinh lời

Chỉ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu thuần Bảng 2.7: Chỉ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

REE 39,43 -12,93 40,76

TRI 4,24 -24,72 -14,93

ACB 29,52 24,39 46,87

VSP 10,39 21,47 -73,13

(Nguồn: tính tốn căn cứ vào Phụ lục số 2)

Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh (REE)

Ta thấy chỉ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của REE năm 2008 giảm 52,36% từ 39,43% xuống -12,93% nguyên nhân là do ban điều hành chưa chuyên nghiệp trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và cũng không đánh giá đúng về các cơng ty mình đầu tư. Vào cuối năm 2007 ban điều hành REE đã quyết định bán bớt, thu gọn danh mục đầu tư nhưng đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm nặng nề. Với hy vọng VN-Index sau đợt giảm sẽ dừng lại và đảo chiều, có thể phục hồi nên đã không cắt lỗ và trượt dài. Kết quả là trong danh mục đầu tư với nguồn vốn đầu tư tài chính của cơng ty khoảng 1.200 tỉ đồng, REE đã bị lỗ 342 tỉ đồng.

Năm 2009, chỉ số này đã tăng trở lại lên 40,76% do tình hình kinh tế trong nước cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của REE đã tốt hơn làm cho doanh thu thuần năm 2009 tăng 1,72% so với năm 2008 trong khi đó giá vốn hàng bán lại giảm 7,16% làm cho lợi nhuận gộp của REE trong năm 2009 tăng 23,87%. Ngồi ra, khoản trích lập dự phịng giảm giá chứng khoán 467,13 tỷ đồng năm 2008 đã được hồn nhập 220,902 tỷ đồng làm cho chi phí tài chính của REE năm 2009 chỉ cịn 4,087 tỷ đồng.

Cơng ty cổ phần Nước giải khát Sài Gịn-TRIBECO (TRI)

Nhìn chung, chỉ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty TRI liên tục suy giảm qua các năm (năm 2007: 4,24%; năm 2008: -24,72%; năm 2009: - 14,93%). Ta thấy chỉ số này suy giảm mạnh nhất năm 2008 là -24,72% là do khoản thua lỗ từ việc đầu tư tài chính là 48,664 tỷ đồng trong đó chi phí lãi vay là 25,806 tỷ đồng, năm 2009 tình hình vẫn khơng được cải thiện chỉ số này vẫn bị âm - 14,93%. Ngồi ra ngun nhân chính là do hai khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp là quá lớn (năm 2008: 184,314 tỷ đổng, năm 2009: 182,581 tỷ đồng). Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hai khoản chi phí này là quá lớn và bất hợp lý đối với doanh nghiệp, tuy nhiên trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính chi tiết giải thích cho 2 khoản chi phí này đã bị cơng ty lờ đi.

Ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu (ACB)

Do Ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu là một tổ chức tài chính nên khơng giống như một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đơn thuần nên chúng ta sẽ phân tích chỉ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần ở ACB. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2008 chỉ số lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần của ACB giảm 5,13% so với năm 2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên chỉ số này đã tăng mạnh vào năm 2009 tăng 22,48% (từ 24,39% năm 2008 lên 46,87% năm 2009). Có thể thấy tình hình hoạt động tài chính của ngân hàng rất tốt, mặc dù năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khốn và tài chính nhưng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã không ảnh hưởng nhiều, điều này chứng tỏ công tác quản trị của Ngân hàng ACB rất hiệu quả.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VSP năm 2008 có sự gia tăng đáng kể 11,08% so với năm 2007 tăng từ 82,022 tỷ đồng lên 348,468 tỷ đồng nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2008 tăng 105,52% trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 82,12% so với năm 2007.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 có sự sụt giảm mạnh từ 348,468 tỷ đồng xuống còn -374,885 tỷ đồng giảm đến 94,6% so với năm 2008. Điều này là do doanh thu thuần năm 2009 giảm 68,41% trong khi giá vốn hàng bán chỉ giảm 30,49%.

Tóm lại, trong 4 cơng ty trên ta thấy Ngân hàng ACB có chỉ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khá cao, có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Công ty REE mặc dù chỉ số này bị giảm vào năm 2008 tuy nhiên đã được hồi phục và tăng mạnh vào năm 2009. Cịn lại 2 cơng ty TRI và VSP chì số này ngày càng giảm. Chứng tỏ tình hình hoạt động của 2 công ty này ngày càng không hiệu quả và gặp nhiều khó khăn.

Chỉ số sinh lợi trên doanh thu

Bảng 2.8: Chỉ số sinh lời trên doanh thu

Đơn vị tính: %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

REE 29,84 -13,33 36,94

TRI 3,96 -24,97 -15,05

ACB 22,90 21,06 38,78

VSP 9,16 18,33 -70,15

(Nguồn: tính tốn căn cứ vào Phụ lục số 2)

Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh (REE)

Chỉ số sinh lời trên doanh thu của công ty REE năm 2008 của REE giảm 43,17% so với năm 2007 (từ 29,84% xuống -13,33%) là do lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm 152,84% so với năm 2007 trong khi doanh thu thuần lại tăng 18,15%. Trong năm 2009, lợi nhuận sau thuế của REE đã tăng 381,1% trong khi doanh thu thuần lại tăng 1,72% so với năm 2008. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của các khoản chi phí tài chính như đã được trình bày ở phần trên.

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần liên tục suy giảm qua các năm (năm 2007: 3,96%; năm 2008: -24,97%; năm 2009: - 15,05%). Nguyên nhân do tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm 1.041,85% trong khi doanh thu thuần lại tăng 50,95% so với năm 2007 và năm 2009 chỉ số này tăng 9,92% lợi nhuận sau thuế tăng 42,73% trong khi doanh thu thuần giảm 1,35% so với năm 2008

Ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu (ACB)

Ta thấy chỉ số sinh lời trên doanh thu của ACB ít biến động trong 2 năm 2007 và 2008 (chỉ giảm 1,84%) mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều doanh nghiệp. Năm 2009 tình hình thuận lợi đã làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng mạnh lên 38,78% (tăng 17,72%).

Công ty cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu Khí Vinashin(VSP)

Ta thấy, chỉ số sinh lời trên doanh thu của công ty VSP năm 2008 tăng gấp đôi so với năm 2007 (từ 9,16% lên 18,33%) là do lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng mạnh đến 311,18% so với năm 2007 trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 105,51%. Trong năm 2009, lợi nhuận sau thuế giảm 220,87% và doanh thu thuần giảm 68,41% nên làm chỉ số sinh lời trên doanh thu bị giảm.

Tóm lại, khả năng sinh lời trên doanh thu của ACB tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ACB rất tốt.

Chỉ số sinh lợi trên vốn cổ phần

Bảng 2.9: Chỉ số sinh lợi trên vốn cổ phần

Đơn vị tính: %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

REE 17,51 -7,10 19,06

TRI 14,16 -196,93 -299,78

ACB 44,49 31,53 24,63

VSP 77,99 35,94 - 26,42

(Nguồn: tính tốn căn cứ vào Phụ lục số 2)

Công ty Cổ Phần Cơ điện lạnh (REE)

Nhìn vào bảng ta thấy chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần ROE của REE giảm mạnh năm 2008 và tăng trở lại vào năm 2009. Năm 2008, chỉ số ROE giảm 24,61%

so với năm 2007 (từ 17,51 xuống -7,10%) nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế năm 2008 của REE giảm mạnh 152,84% so với năm 2007. Năm 2009, chỉ số này đã tăng lên 26,16% (từ -7,1% lên 19,06%) là do lợi nhuận sau thuế của REE đã tăng 381,1%.

Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO (TRI)

Ta thấy chỉ số sinh lợi trên vốn cổ phần của TRI liên tục suy giảm mạnh qua các năm (năm 2007: 14,16%; năm 2008: -196,93%; năm 2009: -299,78%). Điều này cho thấy công ty đã không sử dụng tốt vốn của cổ đông công ty làm cho khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đem lại cho cổ đông của doanh nghiệp ngày càng giảm mạnh.

Ngân hàng Thương Mại cổ phần Á Châu (ACB)

Chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần ROE của ACB ngày càng giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2008, chỉ số ROE giảm từ 44,49% còn 31,53%. Nguyên nhân là do chỉ số ROE của năm 2007 quá cao do lợi nhuận sau thuế của năm 2007 tăng 248,18% so với năm 2006, vốn chủ sở hữu của năm 2007 tăng 278,35%. Tuy nhiên, khi tính chỉ số ROE vốn chủ sở hữu được lấy bình quân giữa năm 2006 và năm 2007 nên làm cho ROE của năm 2007 cao. Chỉ số này lại tiếp tục giảm vào năm 2009 từ 31,53% xuống còn 24,63% là do lợi nhuận sau thuế của ACB năm 2009 giảm 0,442% so với năm 2008 trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2009 lại tăng 30,13% so với năm 2008.

Công ty cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu Khí Vinashin(VSP)

Chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần ROE của công ty VSP ngày càng giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2008, chỉ số ROE giảm từ 77,99% còn 35,94% nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của VSP năm 2008 tăng mạnh đến 311,18% so với năm 2007, tuy nhiên nguồn vốn của chủ sở hữu lại tăng mạnh hơn đến 1.252,35%. Chỉ số này lại tiếp tục giảm mạnh vào năm 2009 từ 35,94% xuống còn - 26,42% cũng do lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 220,87% so với năm 2008 trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chỉ giảm 21,61% so với năm 2008.

Nhìn chung, trong 4 cơng ty khảo sát ta thấy chỉ số sinh lời trên vốn ROE của ACB khá cao, sau đó là REE. Hai cơng ty cịn lại TRI và VSP có chỉ số ROE giảm mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)