1.3 Quỹ Bảo hiểm xã hội
1.3.5 Các mơ hình quỹ BHXH
Trên thế giới, BHXH được ra đời từ cuối thế kỷ thứ 19 gắn liền với nó là việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ - quỹ BHXH. Tùy theo điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ khác nhau mà quỹ BHXH
cũng được thiết kế theo những mơ hình khác nhau.
* Xét dưới góc độ nguồn tài chính để hình thành thì Quỹ BHXH có các mơ hình sau:
Một là, Quỹ BHXH Nhà nước. Theo mơ hình này, Quỹ BHXH có nguồn hình thành
duy nhất là do NSNN cấp. Chủ sử dụng lao động và người lao động khơng phải
đóng góp vào quỹ.
Hai là Quỹ BHXH hỗn hợp. Ở mơ hình này Quỹ BHXH có 3 loại:
+ Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động,
người tham gia bảo hiểm, Nhà nước đóng và hỗ trợ.
+ Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động và của người tham gia BHXH.
+ Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của chủ sử dụng lao động,
Nhà nước đóng và hỗ trợ. Người tham gia bảo hiểm khơng phải đóng góp vào quỹ.
Ba là, Quỹ BHXH cá nhân. Theo mơ hình này, Quỹ BHXH có nguồn hình thành
duy nhất từ sự đóng góp của cá nhân người tham gia BHXH.
* Xét dưới góc độ hình thức tham gia thì Quỹ BHXH có 2 mơ hình, đó là Quỹ
BHXH bắt buộc và Quỹ BHXH tự nguyện.
Nhà nước ban hành chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ để bắt buộc một số đối tượng phải tham gia BHXH. Sự đóng góp của họ hình thành nên Quỹ
BHXH bắt buộc. Ở mơ hình này các đối tượng phải tham gia BHXH thường là chủ
sử dụng lao động, người lao động.
Nhà nước ban hành chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ để cho các đối tượng được quyền tự lựa chọn tham gia phù hợp với điều kiện và nhu cầu của họ.
Sự đóng góp của họ hình thành nên Quỹ BHXH tự nguyện. Ở mơ hình này đối
tượng tham gia BHXH thường là các cá nhân không thuộc đối tượng tham gia
BHXH bắt buộc hoặc là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng họ tham gia bổ sung để hưởng thêm quyền lợi ngoài chế độ BHXH bắt buộc.
*Xét dưới góc độ thời gian hưởng chế độ BHXH thì Quỹ BHXH có 2 mơ hình, đó là Quỹ BHXH dài hạn và Quỹ BHXH ngắn hạn.
Quỹ BHXH dài hạn được hình thành từ sự đóng góp của các đối tượng tham gia BHXH, dùng để chi trả các chế độ BHXH dài hạn như: hưu trí, tử tuất và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) trả hàng tháng.
Quỹ BHXH ngắn hạn được hình thành từ sự đóng góp của các đối tượng
tham gia BHXH, dùng để chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn như: ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, TNLĐ-BNN hưởng một lần.
* Xét về góc độ cân đối thu – chi quỹ BHXH hiện tồn tại hai mơ hình cơ bản đó là: mơ hình tồn tích và mơ hình tọa thu – tọa chi.
Một là, mơ hình tồn tích
Mơ hình này dựa trên phương thức cân đối thu – chi dài hạn, số dư của quỹ
vào và chi ra của Quỹ BHXH để tính cân đối thu chi dài hạn.
Mơ hình này có các ưu điểm là quỹ tiền tệ tập trung có số tồn tích rất lớn, một mặt sử dụng chi trả kịp thời các nhu cầu chi do Quỹ BHXH bảo đảm, mặt khác tham gia đầu tư vừa để bảo toàn và tăng trưởng quỹ vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên mơ hình này cũng tồn tại nhược điểm. Tính cân đối quỹ phức tạp,
độ chính xác khơng cao. Bởi cân đối quỹ dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
dự báo. Quỹ sẽ gặp khó khăn do sự biến động kinh tế từng thời kỳ, sự thay đổi về cơ cấu dân số, tuổi tác…
Trong mơ hình tồn tích có hai loại cơ bản: tồn tích cá nhân và tồn tích cộng
đồng.
Theo mơ hình tồn tích cá nhân, mỗi người lao động có một hoặc nhiều tài khoản cá nhân để lưu giữ, tích lũy tồn bộ số tiền đóng góp của chủ sử dụng lao
động và bản thân người lao động và tiền lãi thu được. Khi người lao động hội đủ
các điều kiện để hưởng các chế độ BHXH thì sẽ được quyền sử dụng số tiền từ tài khoản của họ.Theo mơ hình này thì Quỹ BHXH sẽ khơng bao giờ mất cân đối, đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Tuy nhiên mơ hình này làm mất đi bản chất cộng đồng chia sẻ, lấy số đông bù số ít của BHXH, mơ hình này chỉ mang tính chất tiết kiệm cá nhân.
Ở mơ hình tồn tích cộng đồng thì mọi nguồn đóng góp sẽ hình thành một quỹ
tiền tệ tập trung, thống nhất thuộc sở hữu của tất cả những người tham gia. Mơ hình này thể hiện rõ tính chất chia sẻ rủi ro, số đơng bù số ít vốn là ngun tắc hoạt động và cũng là bản chất của BHXH. Hiện nay Quỹ BHXH tại Việt Nam đang được thiết kế theo mơ hình này.
Hai là, mơ hình tọa thu – tọa chi (umlageverfahen – Pay as you go – chi đến đâu thu đến đó)
Mơ hình này được thiết kế dựa trên nguyên tắc Quỹ BHXH được cân đối thu – chi trong từng năm theo cách thức chi của năm nào phải được trả bằng nguồn thu của năm đó, ngồi ra cịn được cân đối bởi một nguồn tài chính hỗ trợ từ NSNN.
Quỹ BHXH được thiết kế theo mơ hình này có các ưu điểm là: việc cân đối quỹ đơn giản, độ chính xác cao, gắn liền với dự toán ngân sách quốc gia; quyền lợi của người tham gia BHXH được đảm bảo do có sự bảo hộ kịp thời của Nhà nước.
Tuy nhiên, mơ hình này cũng tồn tại nhược điểm, đó là: tốc độ chi từ Quỹ
BHXH ln có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng do nguồn thu do người lao
động đóng góp và lãi đầu tư tăng trưởng quỹ. Nhu cầu chi tăng do tuổi thọ trung
bình tăng, các nhu cầu đảm bảo cho đời sống xã hội tăng, giá cả sinh hoạt tăng.
Trong khi việc điều chỉnh mức đóng thường phải lấy ý kiến và gặp phải sự phản ứng của người sử dụng lao động và người lao động. Do vậy, để đảm bảo thu – chi
trong năm thông thường phải sử dụng NSNN để hỗ trợ. Nhưng NSNN lại được hình thành chủ yếu từ thu thuế do sự đóng góp của tồn dân, trong khi đối tượng chi trả chỉ là một bộ phận. Nhà nước đã dùng một phần thu nhập của toàn dân để chi cho những người tham gia BHXH – đây là sự bất hợp lý.