2.2 Hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH
2.2.2 Cân đối thu – chi quỹ BHXH
Cân đối Quỹ BHXH bắt đầu từ việc cân đối giữa thu và chi. Thực trạng cân đối thu, chi quỹ HT&TC thể hiện qua bảng số liệu sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1.Dư năm trước chuyển
sang 0 746 2.969 5.742 8.887 12.241 16.285 21.690 26.507 33.231 42.821 54.850 68.972 2.Tổng số thu trong năm
788 2.629 3.495 4.132 4.675 5.881 8.030 7.777 10.983 15.605 20.026 26.047 33.534
2.1 Thu từ đóng BHXH
788 2.570 3.514 3.876 4.186 5.198 6.348 6.963 9.627 13.001 16.901 21.966 28.991
2.2 Thu từ lãi đầu tư tài
chính và thu khác 0 59 -19 256 489 683 1.682 814 1.356 2.604 3.125 4.081 4.543 3. Tổng số chi trong năm
42 406 722 987 1.321 1.837 2.625 2.960 4.259 6.015 7.997 11.925 15.483
3.1 Trong đó chi trả
BHXH 42 383 594 752 940 1.335 1.856 2.585 3.792 5.342 7.145 10.991 14.508 3.2 Chi Quản lý và chi
khác 0 23 128 235 381 502 769 375 467 673 852 934 975 4. Chênh lệch thu - chi
trong năm 746 2.223 2.773 3.145 3.354 4.044 5.405 4.817 6.724 9.590 12.029 14.122 18.051 5. Số dư cuối năm
Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ lệ tăng số thu - chi BHXH từ 1996 đến 2007 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm T ỷ l ệ (% ) Tỷ lệ tăng thu Tỷ lệ tăng chi
Bảng số liệu cho thấy hàng năm số thu lớn hơn số chi, do vậy quỹ có kết dư hàng năm. Số dư tuyệt đối của năm sau cao hơn năm trước. Tổng số dư đến 31/12/2007 là 87.023 tỷ đống, số thu BHXH năm 2007 gấp 11,28 lần số thu BHXH năm 1996. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy rằng tốc độ tăng năm sau so với năm trước của số chi tăng nhanh hơn số thu, bình quân từ năm 1996 đến 2007 số thu BHXH tăng 25,12%/năm, số chi BHXH tăng 40,15%/năm. Xét về tỷ lệ của số thực chi BHXH so với số thực thu BHXH theo từng năm thì năm 1996 là 14,90% đến năm 2007 đã tăng lên 50,04%. Với tốc độ tăng như vậy thì đến khoảng năm 2023 số chi BHXH sẽ bằng với số thu BHXH.
2.2.3 Hoạt động bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH
Khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung quy định:“Quỹ BHXH
được quản lý thống nhất, dân chủ, cơng khai theo chế độ tài chính của Nhà nước,
hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy định của Chính phủ”. Khoản 5 Điều
90 của Luật BHXH cũng quy định được sử dụng quỹ BHXH để “ Đầu tư để bảo
toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định”.
- Các hoạt động đầu tư để bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH theo
+ Mua trái phiếu, tín phiếu, cơng trái của Nhà nước, của ngân hàng thương mại của Nhà nước.
+ Cho ngân hàng thương mại của Nhà nước vay.
+ Đầu tư vào các cơng trình kinh tế trọng điểm quốc gia. + Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.
- Hoạt động bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH phải được hạch toán và báo cáo riêng theo quy định tại chế độ hạch toán kế toán BHXH.
- Tiền sinh lợi từ hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng như
sau:
+ Chi quản lý bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy
định.
+ Chi đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, phát triển công nghệ thông tin theo dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao.
+ Phần còn lại bổ sung vào Quỹ bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ kết dư tương ứng của từng quỹ thành phần.
Như vậy, có thể thấy hoạt động bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH chịu sự kiểm sốt và theo cơ chế tài chính rất chặt chẽ.
Quỹ BHXH tách ra khỏi Ngân sách Nhà nước từ tháng 10/1995 bắt đầu hoạt
động tuân theo các quy luật của thị trường. Bên cạnh những kết quả đạt được sau 13
năm đổi mới chính sách BHXH nói chung, Quỹ BHXH nói riêng cịn nhiều hạn chế cần phải được xem xét và điều chỉnh để phù hợp với quá trình phát triển của đất
nước và hội nhập quốc tế. Thực trạng đó thể hiện như sau:
- Thứ nhất, thất thu tài chính Quỹ bảo hiểm xã hội
Năm 2006 có 6.746.553 người thực tế tham gia đóng BHXH chiếm khoảng 63% số người bắt buộc phải tham gia BHXH. Năm 2007 có 8.148.123 triệu người tham gia, chiếm khoảng 70% số người phải tham gia BHXH bắt buộc [26]. Như vậy còn 33% người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc chưa tham gia BHXH theo quy định. Có nghĩa là quỹ BHXH đang thất thu khoảng hơn 30% lượng tài
chính. Số thất thu BHXH chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh, số lao
động tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc trong
khu vực ngoài quốc doanh [xem phụ lục 4]. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý Nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội ở địa phương chưa đạt hiệu quả cao. Mặc
dù pháp luật quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau khi đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký số lao động với cơ quan chức năng và phải đóng BHXH cho người lao động theo quy định. Tuy nhiên, nhiều người sử
dụng lao động vẫn không tuân thủ quy định này, trong khi mức xử phạt chưa đủ sức răn đe nên nhiều người thà chịu phạt còn hơn nộp bảo hiểm xã hội với số tiền lớn hơn. Mặt khác, người lao động do nhận thức chưa đầy đủ về chính sách BHXH và những nguy cơ rủi ro về thu nhập nên nhiều người không phản đối khi người sử
dụng lao động khơng đóng BHXH cho họ.
Năm 1995 có khoảng 2,85 triệu người đã có thời gian cơng tác coi như đã đóng BHXH bình qn 14,5 năm. Nhưng BHXH Việt Nam không thu được số tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động để hình thành quỹ. Tại thời điểm năm 2003, số tiền đó đã là 60.400 tỉ đồng và nó sẽ tiếp tục tăng khi Nhà nước
tăng lương tối thiểu.
Tình trạng nợ đọng khá phổ biến. Chỉ tính riêng năm 2007 trên phạm vi cả nước các doanh nghiệp nợ BHXH khoảng 1.200 tỷ đồng, nâng tổng nợ BHXH tính
đến đầu năm 2008 là 2.156 tỷ đồng. Hiện nay với mức lãi phạt chậm nộp căn cứ
trên mức lãi suất đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH thấp hơn cả mức lãi suất tiền gửi
ngân hàng (năm 2007 là 0,7%/ tháng, từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2008 là 0,73%/tháng, từ tháng 6/2008 là 1,16%/tháng), nếu doanh nghiệp cố tình chiếm dụng thì vẫn có lời.
- Thứ hai, việc sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ BHXH chưa hiệu quả Mặc dù với số tồn quỹ khá lớn nhưng do việc quy định chặt chẽ và đầu tư theo sự chỉ định của Nhà nước để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH nên hiệu quả
đầu tư Quỹ BHXH thấp: Năm 2006, số tiền lãi thu được từ đầu tư quỹ BHXH là
đầu tư quỹ BHXH là 4.536 tỷ đồng, tỷ lệ lãi đầu tư bình quân là 8,4%; nếu như trừ
chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63% thì Quỹ BHXH khơng cịn tăng trưởng. Nếu trừ cả chi phí quản lý BHXH hàng năm được trích từ nguồn lãi đầu tư tăng
trưởng quỹ thì tỷ lệ lãi đầu tư quỹ BHXH cịn thấp hơn nữa. Như vậy có thể khẳng
định với cách thức đầu tư như hiện nay số tiền lãi thu về khó thực hiện được u
cầu bảo tồn và tăng trưởng quỹ về lâu dài.
- Thứ ba, nguy cơ mất cân đối Quỹ BHXH: có nhiều nguyên nhân dẫn đến
nguy cơ mất cân đối:
+ Nguyên tắc đặc trưng ở các chế độ ốm đau, chế độ thai sản, TNLĐ - BNN và chế độ nghỉ dưỡng sức là nguyên tắc cộng đồng, đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi
ro. Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro ở đây có ý nghĩa là mỗi thành viên trong cộng đồng cùng loại hình BHXH sẽ đóng góp theo một mức (tỷ lệ) quy định
sau đó nhận lại theo u cầu mà khơng xem xét đến khả năng đã đóng góp. Trong khi chế độ hưu trí và trợ cấp nguyên tắc BHXH đặc trưng của chế độ này là sự
tương quan giữa mức đóng và mức hưởng và mức hưởng sẽ được xem xét đến trong mối quan hệ với mức sống tại thời điểm người lao động nhận lương hưu. Hiện nay, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động quy định trong chế độ, nhất là hưu trí chưa hợp lý: bình qn mỗi năm một người lao động đóng vào quỹ hưu là 1,92
tháng lương; 30 năm làm việc một người sẽ đóng 57,6 tháng lương; thời gian hưởng lương hưu bình quân là 15 năm với mức lương hưu tối đa là 75%, tổng mức hưởng sẽ là 135 tháng lương cao hơn 2,3 lần mức đóng vào. Chưa kể là trước đây người lao động đóng theo mức lương tối thiểu thấp nhưng hiện nay lương tối thiểu đã tăng lên, mức lương hưu cũng tăng theo. Bên cạnh đó chính sách hưu trước tuổi cũng ảnh hưởng đến cấn đối Quỹ BHXH vì người có thời gian đóng BHXH ít, về hưu
sớm lại được hưởng chế độ với thời gian dài; tổng số tiền đóng của mỗi người (từ
khi đi làm đến lúc về hưu) thấp hơn nhiều so với lương hưu được hưởng. Theo thiết kết tuổi nghỉ hưu trung bình là 57,5 tuổi nhưng thực tế tuổi nghỉ hưu trung bình từ 1995 đến nay chỉ là 51,5 tuổi.
sống lâu hơn do được cải thiện đời sống vật chất và được tiếp cận các chăm sóc y tế tốt hơn. Do đó Quỹ BHXH sẽ phải chi trả lâu hơn (tuổi thọ trung bình của người
Việt Nam năm 2007 là 73,1 tuổi).
+ Suy giảm tỷ lệ giữa các thành viên đang đóng BHXH với những người
hưởng trợ cấp. Năm 1995, có khoảng 30 thành viên đóng BHXH hỗ trợ cho 1 người hưởng trợ cấp. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống cịn khoảng 10:1.
Theo tính tốn của các nhà chun mơn, với chính sách BHXH như trước khi ban hành luật thì từ năm 2020 trở đi ước tính chi BHXH sẽ lớn hơn thu (thu gần 70 tỷ đồng, chi hơn 73 tỷ đồng) nhưng vẫn còn số dư để bù đắp. Nhưng đến năm 2030 quỹ khơng cịn khả năng chi trả. Còn theo Luật BHXH (đã tăng mức đóng), ước
tính số thu xấp xỉ bằng số chi vào năm 2026, nhưng đến 2048 quỹ cũng khơng cịn khả năng chi trả[27].