QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn giai đoạn 2008 2013 (Trang 26 - 29)

6. Bố cục luận văn

2.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Phân tích, xây dựng chiến lược kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh khả thi là nhằm xác định các tiến trình hoạt động cĩ thể lựa chọn, qua đĩ cơng ty cĩ thể hồn thành sứ mạng và mục tiêu đề ra.

Xây dựng chiến lược kinh doanh chỉ là bước đầu trong quá trong quá trình quản trị chiến lược. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh cĩ nội dung rộng hơn khái niệm xây dựng chiến lược kinh doanh và bao gồm:

9 Xây dựng chiến lược kinh doanh.

9 Thực hiện chiến lược kinh doanh.

Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung việc hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng nên sẽ khơng đi chi tiết vào các vấn đề lý luận của giai đoạn thực hiện và đánh giá chiến lược kinh doanh.

Để đi đến một chiến lược kinh doanh, thơng thường phải phân tích qua 4 bước như sau:

- Bước 1: Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh; - Bước 2: Phân tích mơi trường bên ngồi;

- Bước 3: Phân tích tình hình nội bộ;

- Bước 4: Phân tích và lựa chọn chiến lược.

2.2.1 Xác định nhiệm vụ kinh doanh

Sứ mạng (nhiệm vụ) là một phát biểu cĩ giá trị lâu dài về mục đích. Nĩ phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Sứ mạng chứa đựng tổng quát thành tích mong ước tuyên bố với bên ngồi cơng ty như là một hình ảnh cơng khai mà doanh nghiệp mong ước. Những tuyên bố như vậy cũng cĩ thể được xem là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Peter Drucker cho rằng việc đặt câu hỏi “Cơng việc kinh doanh của chúng ta là gì?” đồng nghĩa với cấu hỏi “Sứ mạng (nhiệm vụ) của chúng ta là gì?” Bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh là một bản tuyên bố về “lý do tồn tại” của một doanh

nghiệp. Nĩ trả lời câu hỏi trung tâm: cơng việc kinh doanh của tổ chức là gì ? bản báo cáo nhiệm vụ là cơ sở quan trọng để thiết lập mục tiêu kinh doanh và quản trị các chiến lược phù hợp.

2.2.2 Phân tích các yếu tố bên ngồi

Tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi. Các nhà quản trị chiến lược của các doanh nghiệp thường chọn 5 yếu tố sau của mơi trường vĩ mơ để nghiên cứu: (1) Các yếu tố kinh tế; (2) Các yếu tố chính phủ và chính trị; (3) Các yếu tố xã hội; (4) Các yếu tố tự nhiên; và (5) Yếu tố cơng nghệ.

Phân tích các yếu tố bên ngồi sẽ cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ: đâu là cơ hội (O) mà doanh nghiệp cĩ thể tận dụng và đâu là nguy cơ hay thách thức (T) mà doanh nghiệp phải đương đầu.

Nhận diện và đánh giá các cơ hội và những nguy cơ từ mơi trường bên ngồi ảnh hưởng đến doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng được nhiệm vụ kinh doanh rõ ràng, xác định mục tiêu dài hạn khả thi, thiết kế được chiến lược phù hợp và đề ra các chính sách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm.

Việc phân tích các yếu tố bên ngồi mang nhiều màu sắc tính chất định tính, trực giác, khĩ hình dung. Trong quản trị chiến lược, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai cơng cụ cho phép doanh nghiệp chấm điểm và định lượng hố các ảnh hưởng của mơi trường đến hoạt động của doanh nghiệp. Đĩ là Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE) và Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

2.2.3 Phân tích tình hình nội bộ (ma trận IFE)

Tình hình nội bộ của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các bộ phận kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, thường bao gồm 6 bộ phận chủ yếu sau: (1) Nguồn nhân lực; (2) Nghiên cứu và phát triển; (3) Sản xuất; (4) Tài chính kế tốn; (5) Marketing; (6) Nề nếp tổ chức chung…

Việc phân tích nội bộ doanh nghiệp sẽ cho phép nhận diện những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) của doanh nghiệp. Từ đĩ, các chiến lược kinh doanh được lựa chọn cần phát huy tối đa các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của doanh nghiệp.

Cũng tương tự như trong kỹ thuật phân tích các yếu tố bên ngồi, nhằm định lượng hố các phân tích nội bộ doanh nghiệp, người ta dùng Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).

2.2.4 Phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh

Việc phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh là đề ra các chiến lược kinh doanh cĩ khả năng thay thế và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp để hồn thành nhiệm vụ và mục tiêu của mình.

Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh gồm 3 giai đoạn: nhập vào, kết hợp và quyết định. Trong đĩ, các cơng cụ để thực hiện như: Ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE, ma trận chiến lược chính và ma trận QSPM sẽ được trình bày phần tiếp theo sau đây.

2.3 CÁC CƠNG CỤ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Cĩ 3 giai đoạn để hình thành nên một chiến lược kinh doanh và mỗi giai đoạn sử dụng những cơng cụ khác nhau như sau :

Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào:

Giai đoạn này tĩm tắt các thơng tin cơ bản đã được thu thập và hệ thống hố để hình thành nên các chiến lược kinh doanh. Giai đoạn này rất cần những phán đốn bằng trực giác tốt và sử dụng 3 cơng cụ đã được trình bày ở trên là : ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận IFE.

Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp:

Giai đoạn này lựa chọn, sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong, bên ngồi để đưa ra các chiến lược khả thi cho tổ chức. Giai đoạn này sẽ sử dụng 5 cơng cụ ma trận, gồm: ma trận SWOT, ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE và ma trận chiến lược lớn.

Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định:

Sau giai đoạn kết hợp sẽ cĩ được các chiến lược khả thi cĩ thể lựa chọn. Giai đoạn này sử dụng 1 cơng cụ duy nhất là ma trận QSPM. Ma trận QSPM sử dụng thơng tin ở giai đoạn 1, đánh giá khách quan các chiến lược kinh doanh cĩ thể lựa chọn ở giai đoạn 2 nhằm quyết định xem chiến lược kinh doanh nào là tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn giai đoạn 2008 2013 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)