Năng lực cạnh tranh và các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 28 - 30)

1.2 LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

1.2.1 Năng lực cạnh tranh và các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh

THƯƠNG MẠI.

1.2.1 Năng lực cạnh tranh và các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. các ngân hàng thương mại.

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng được đo bằng khả năng duy trì và mở

rộng thị phần, thu lợi nhuận của ngân hàng trong môi trường cạnh tranh trong và ngồi nước. Vì vậy, năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại là sự tổng hợp của các yếu tố từ công tác chỉ đạo và điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ, uy tín và thương hiệu của ngân hàng thương mại.

Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Nhóm nhân tố khách quan: có 4 lực lượng ảnh hưởng đến năng lực cạnh

tranh của một ngân hàng thương mại, đây là những nhân tố khách quan và có thể

được mơ tả qua sơ đồ dưới đây.

Hình 1.1 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM NHTM mua

NHTM

Dịch vụ mua thay thế

NHTM hiện tại Khách hàng

+ Tác nhân từ phía ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường: Các ngân hàng thương mại mới tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như: Mở ra

những tiềm năng mới, có động cơ và ước vọng giành được thị phần, đã tham khảo

kinh nghiệm từ những ngân hàng thương mại đang hoạt động, có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Như vậy, bất kể thực lực của ngân hàng thương mại mới là thế nào, thì các ngân hàng thương mại hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ, ngoài ra, các ngân hàng thương mại mới có những kế sách và sức mạnh mà các ngân hàng thương mại hiện tại chưa thể có thơng tin và chiến lược ứng phó.

+ Tác nhân là các đối thủ ngân hàng thương mại hiện tại: Đây là những mối

lo thường trực của các ngân hàng thương mại trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh

ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong

tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung

ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

+ Sức ép từ phía khách hàng: Một trong những đặc điểm quan trọng của

ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng,

thậm chí là các ngân hàng khác cũng đều có thể vừa là người mua các sản phẩm

dịch vụ ngân hàng, vừa là người bán sản phẩm cho ngân hàng. Những người bán sản phẩm thơng qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận được một lãi suất cao hơn, trong khi đó, những người mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Như vậy, ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân được khách hàng cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể. Điều này đặt ra cho ngân hàng nhiều khó khăn trong định hướng cũng như phương thức hoạt động trong tương lai.

+ Sự xuất hiện các dịch vụ mới: Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các ngân hàng thương mại khi cung cấp các dịch vụ tài chính mới cũng như các dịch vụ truyền thống vốn vẫn do các ngân hàng thương mại đảm

nhiệm. Các trung gian này cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang tính

khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị

trường ngân hàng mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ

phát triển của các ngân hàng thương mại, thị phần suy giảm.

+ Nhóm nhân tố chủ quan: Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, trên thực tế, nhóm các nhân tố

thuộc về nội tại của hệ thống ngân hàng thương mại cũng ảnh hưởng rất lớn đến

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này. Chúng bao gồm: năng lực điều hành

của ban lãnh đạo ngân hàng, quy mơ vốn và tình hình tài chính của ngân hàng

thương mại, công nghệ cung ứng dịch vụ ngân hàng, chất lượng nhân viên ngân

hàng, cấu trúc tổ chức, danh tiếng và uy tín của ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)