2.2 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
2.2.2.1 Các Luật điều chỉnh chung cho hoạt động M&A
Hoạt động M&A được chế tài bởi Luật cạnh tranh năm 2004 với đối tượng
áp dụng là tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi là chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ, cơng ích, doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
Vấn đề độc quyền được đề cập đến ở Chương 2, Mục III, điều 16, điều 17,
điều 18 – trường hợp tập trung kinh tế bị cấm- quy định như sau: Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc
loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Điều 19 – Trường hợp
miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm:1/ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung
kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2/ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Như vậy, tinh thần của Luật cạnh tranh là nhằm khống chế các tác động xấu của hoạt động M&A bởi hoạt động M&A thường dẫn tới “sự tập trung kinh tế” hay
sẽ dẫn đến tình trạng sẽ xuất hiện các doanh nghiệp có khả năng thao túng thị
trường. Ở các nước phát triển đặc biệt là Mỹ và Châu Âu, trào lưu hoạt động sáp
các đạo luật nhằm điều chỉnh họat động M&A để chống lại tình trạng độc quyền và phải thay đổi quy định liên tục cho phù hợp với thực tiễn của hoạt động M&A. Hiện tại, ở hai khu vực này đều chịu sự chi phối bởi Luật cạnh tranh hoặc Luật chống độc quyền nhằm ngăn chặn các tập đồn tài chính lớn có ý định thao tóm thị trường và tiêu diệt sự cạnh tranh trong ngành.